Uống nhiều thuốc giảm đau có chết không

Paracetamol có thể gây ngộ độc nếu dùng quá liều - Ảnh: AJP

Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ngày 12-9 cho biết một bệnh nhân sinh năm 1995 ở Sơn La đã tử vong sau khi uống 19 viên paracetamol để hạ sốt chỉ trong 2 ngày.

Bệnh nhân trên vào viện vào ngày 6-9 trong tình trạng hôn mê, suy gan, viêm gan, đến 9-9 thì tử vong. 

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân này uống paracetamol trong khi có bệnh nền viêm gan nên tình trạng ngộ độc trầm trọng hơn so với người bình thường.

Theo hướng dẫn sử dụng paracetamol, liều tối đa đối với người lớn khỏe mạnh là 3g/ngày [6 viên 500mg] nhưng nam thanh niên trên đã uống 19 viên trong vòng hai ngày, trong khi bản thân thuộc đối tượng chống chỉ định với paracetamol do có bệnh viêm gan B từ trước. 

Bác sĩ Nguyên nói cho dù là người lớn khỏe mạnh, nếu dùng thuốc liên tục như vậy chỉ trong hai ngày cũng đã có nguy cơ cao bị viêm gan. 

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt rất thông dụng, có thể dễ dàng mua mà không cần toa của bác sĩ nhưng có thể dẫn đến ngộ độc nếu sử dụng quá liều.

Điều đáng nói là paracetamol cũng là thành phần có trong nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt nên có thể gây nhầm lẫn đối với người sử dụng khi dùng thuốc giảm đau, hạ sốt khác tên nhưng lại cùng thành phần [đều là paracetamol].

Q.LIÊN

Ngộ độc thuốc hạ sốt có paracemol do lạm dụng không còn là vấn đề mới, đặc biệt điều này cần phải lưu tâm hơn khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.Theo đó, tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến trung ương các bác sĩ tiếp nhận rất nhiều ca bệnh ngộ độc paracetamol vì lạm dụng dùng thuốc quá liều khuyến cáo.

Theo BS.Đào Trường Giang ,Bệnh viện Xanh Pôn, việc lạm dụng paracetamol đang diễn ra hằng ngày, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo từ phía bác sĩ cũng như truyền thông đại chúng, tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp bị ngộ độc thuốc này.

Thuốc hạ sốt có nhiều loại khác nhau.

Hơn nữa, do thuốc có nhiều tên thương hiệu mà người dân không để ý nên đã vô tình sử dụng quá liều. Như trường hợp một cụ bà F0, mặc dù không có sốt, không khó thở, nhưng gia đình nghe nói tylenol là thuốc chữa COVID-19 tốt, nên đã cho cụ uống 4 viên mỗi ngày trong 12 ngày liền… Đến khi cụ có triệu chứng bất thường, người thân mới gọi điện cho bác sĩ để hỏi. Lúc nghe bác sĩ giải thích, gia đình mới hiểu tylenol chính là paracetamol, chỉ là thuốc hạ sốt, giảm đau, không có tác dụng phòng hay tiêu diệt COVID-19.

Paracetamol được xem là một loại thuốc khá an toàn khi dùng đúng liều lượng, nhưng nếu dùng quá liều hoặc dùng liên tục trong nhiều ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong.

Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, không có biểu hiện rầm rộ, thậm chí ở vài ngày đầu nếu không xét nghiệm, theo dõi thì người dùng không biết mình bị ngộ độc. Cho đến khi có biểu hiện rõ thì đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Một trường hợp phải cấp cứu do ngộ độc thuốc hạ sốt giảm đau [Ảnh Bệnh viện Bạch Mai].

Paracetamol là thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc. Trên thị trường có rất nhiều tên thương mại, tuy khác nhau tên gọi nhưng có chứa cùng hoạt chất paracetamol. Nếu không để ý, nên người dân rất dễ dùng nhiều các sản phẩm khác nhau nhưng có cùng hoạt chất, đặc biệt trong trường hợp khi uống thuốc mà chưa thấy hạ nhiệt ngay. Điều này dẫn tới tổng liều paracetamol hàng ngày vượt quá quy định và ngộ độc thuốc.

Làm sao để sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt?

Về vấn đề này, theo BS.Giang cho hay: Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg để hạ sốt. Nếu dùng liều cao hơn hoặc kéo dài thì cần đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.

Luôn luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng [đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol] và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol [lạm dụng rượu, gày yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn, người mắc bệnh gan, thận]. Tốt hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc cho những trường hợp này.

Kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt như nới rộng quần áo, chườm, chườm nước ấm, uống đủ nước... Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Liều cho trẻ em cần được tính toán kỹ càng theo cân nặng. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho con trẻ uống thuốc.

Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ thì thuốc mới có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Vì vậy không nên nôn nóng uống thêm thuốc, vì sẽ bị quá liều.

Ngoài ra, cần thận trọng khi kết hợp thuốc này với các thuốc giảm đau khác.

Qua những vấn đề đã nêu, có thể thấy dù chỉ là thuốc hạ sốt giảm đau thông thường, nhưng thuốc luôn là con dao hai lưỡi, dùng sai sẽ thành thuốc độc. Do đó người dân cần phải thật bình tĩnh, sáng suốt để tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

Thu Hà

Từ rất lâu, người ta nhận thấy rằng thuốc nhóm NSAIDs [trừ aspirin] có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như cơn đau tim, tăng huyết áp, tim đập nhanh, suy tim và đột quỵ [17, 18, 19]. NSAIDs gây ảnh hưởng đến tim mạch chủ yếu qua 2 cơ chế chính. Đầu tiên, chúng làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, khiến máu dễ đông hơn. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch ở tim, từ đó gây cơn đau tim. Thêm vào đó, NSAIDs làm thay đổi lưu lượng máu đến thận, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối và nước hơn. Điều này có thể làm huyết áp tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ [19].

Ảnh: Shutterstock.com – 1441372394

Ngược lại, các nghiên cứu về tác dụng phụ của paracetamol lên tim mạch vẫn chưa thật đầy đủ [20]. Theo đó, một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều hơn 15 viên paracetamol mỗi tuần có 68% nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc sử dụng paracetamol liều cao hơn liên quan tới các cơn đau tim, đột quỵ và hai nghiên cứu khác cho thấy liên quan đến cao huyết áp [21]. Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn NSAIDs và có thể được chỉ định cho những người bị bệnh tim mạch để thay thế NSAIDs [22].

Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không: Các tác dụng phụ khác

Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, gan và thận, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol như [23, 24, 25]:

● Mệt mỏi, chóng mặt ● Dị ứng ● Phát ban da, ngứa

● Buồn ngủ

Có thể thấy, trong các thuốc giảm đau thông thường, paracetamol được xem là an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn NSAIDs [26, 27]. Tuy nhiên, paracetamol không có tính kháng viêm nên NSAIDs vẫn là lựa chọn tốt để giảm đau trong các cơn đau có yếu tố viêm [28, 29]. Trong trường hợp cần sử dụng NSAIDs, bạn nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ của nhóm thuốc này? Liệu dùng ngắn ngày có giúp bạn tránh được các tác dụng của thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs không?

Uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày có tránh được tác dụng phụ không?

Nếu bạn nghĩ, chỉ cần uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày sẽ tránh được tác dụng phụ của chúng thì có lẽ bạn đã sai.

Thực tế, ngay từ ngày đầu tiên sử dụng, đa số các NSAIDs đều có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là các NSAIDs không chọn lọc [30]. Nguy cơ này có thể kéo dài xuyên suốt quá trình điều trị [31]. Vì vậy, bạn cần uống thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể [22]. Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ về những bệnh đã hoặc đang điều trị để được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp [6, 7]. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc như misoprostol hoặc PPI để giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, các NSAIDs chọn lọc COX-2 như NSAIDs nhóm coxib ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này [32].

Video liên quan

Chủ Đề