Văn 11 phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Cực Ngắn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2

Văn 11 phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận
Văn 11 phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận –

Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận. Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận. Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. Đề 1. Từ ý kiến dưới đây, anh (chị) suy nghĩ gì về việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ây là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.” | (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) Đề2. Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II). Đề3. Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ? 2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi để là gì? 3. Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?II – LậP DằN Ý Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự lôgic. Lập dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết. Lập được dàn ý tốt, có thể viết dễ dàng hơn, nhanh hơn và hay hơn. Dựa vào kết quả phân tích đề, anh (chị) hãy lập dàn ý cho các đề văn nêu ở mục I. 1. Xác lập luận điểm Gợi ý: Ở đề1, từý kiến của Vũ Khoan, có thể xác định được bao nhiêu luận điểm, bao nhiêu luận cứ cho từng luận điểm ? Đó là những luận điểm, luận cứ nào ?23Ở đề 2, cần dựa vào bài học ở phần Văn học để xác định tâm sự và diễn biến tâm trạng của nhà thơ. Mỗi nét tâm trạng có thể coi như một luận điểm trong bài Viết. Ở đề 3, người viết phải tự xác định một vấn đề mà mình nắm vững hoặc tâm đắc nhất để triển khai, chẳng hạn: vẻ đẹp mùa thu trong bài thơ, tâm trạng của nhà thơ, vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ,… Tuỳ vấn đề được lựa chọn mà xác định các luận điểm làm sáng tỏ cho vấn đề đó.2. Xác lập luận cứ Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ a) Mở bài: Nhìn chung phần mở bài thường có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề. Anh (chị) hãy dự kiến cách mở bài cho bài văn viết ở đề 1 (hoặc đề 2, đề3). b) Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự lôgic (quan hệ chỉnh thể – bộ phận, quan hệ nhân – quả, diễn biến tâm trạng,…). c) Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc. Anh (chị) hãy dự kiến nội dung và cách thức kết bài cho bài văn viết ở đề l (hoặc đề2, đề3). 4. Để dàn ý mạch lạc, cần có kí hiệu trước mỗi đề mục, ví dụ : I, II, III,… 1, 2, 3,…; a, b, C,…GHI NHỞ • Phân tích đề là Công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng. • Quá trình lập dàn ý bao gồm: xác lập luận điểm, luận cứ, sắp xếp các luận điếm, luận cứ theo một trình tự lôgic, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điếm, luận Cứ trong dàn ý.LUYÊN TậP Phân tích đề và lập dàn ý hai đề sau:Đề 1. Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích. Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).Đề2. Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình – bài II).24

Tham khảo bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận để nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận, biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận phục vụ việc học và làm văn.

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 10, các em đã được tìm hiểu qua về cách lập dàn ý bài văn nghị luận cơ bản nhất. Ở bài học này, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho một bài văn nghị luận từ đó áp dụng thành thạo vào quá trình viết văn thực tế của mình hiệu quả hơn.

Văn 11 phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

I. Phân tích đề

- Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề, là một quá trình quan trọng trước tiên và cần thiết khi viết một bài văn nghị luận.

- Các bước phân tích đề:

+ Đọc kĩ đề bài, chú ý từ ngữ quan trọng, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề)

+ Xác định 3 yêu cầu:

  • Yêu cầu về nội dung
  • Yêu cầu về hình thức
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu cần sử dụng

II. Lập dàn ý

- Khái niệm: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic, giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết.

- Mục đích của việc lập dàn ý: Tìm và lựa chọn ý sao cho bài viết có nội dung toàn diện, phong phú, bám sát đề, làm nổi bật trọng tâm của bài viết.

- Các bước lập dàn ý:

+ Xác lập luận điểm

+ Xác lập luận cứ: tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm

+ Sắp xếp luận điểm luận cứ:

  • Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
  • Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic
  • Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc

Hướng dẫn soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (SGK trang 23), các bạn học sinh nhấn vào câu hỏi để xem thêm nhiều hơn cách trình bày nội dung câu trả lời của từng câu.

I. Phân tích đề

Đọc các đề bài trong SGK trang 23 và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Đề 1. Từ ý kiến dưới đây, anh (chị) suy nghĩ gì về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?

"Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng và kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề."

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).

Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.

Câu hỏi

Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ?

Trả lời:

Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là đề mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triển khai.

Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì ?

Trả lời:

Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:

- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Phạm vi bài viết đến đâu ? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học ?

Trả lời:

Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:

   - Đề 1: Vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội nên dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu.

   - Đề 2: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương nên dẫn chứng văn học là chủ yếu.

   - Đề 3: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Thu điếu” nên dẫn chứng văn học là chủ yếu (thơ Nguyễn Khuyến)

II. Lập dàn ý

Đề 1: Có 2 luận điểm lớn:

+ Cái mạnh của người Việt Nam (2 luận cứ: thông minh, sự nhạy bén với cái mới)

+ Cái yếu của người Việt Nam (2 luận cứ: lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo)

Đề 2: Có 2 luận điểm:

+ Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương (2 luận cứ: nỗi cô đơn; sự lỡ làng)

+ Khát vọng sống (2 luận cứ: sự phẫn uất; cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ)

Đề 3: Có 2 luận điểm (nội dung và nghệ thuật) trong đó nội dung có 2 luận cứ, nghệ thuật có 3 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà học sinh lựa chọn.

Tham khảo dàn ý mẫu đề 2: Dàn ý tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận phần Luyện tập

Phân tích đề và lập dàn ý 2 đề sau:

Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình - bài II).

Gợi ý cách làm:

Đề 1 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1

1. Phân tích đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

- Yêu cầu nội dung:

+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán.

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê -Trịnh thế kỉ XVIII.

- Thao tác: lập luận phân tích

- Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích “Vào phú chúa Trịnh”

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

b. Thân bài: Phân tích

* Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh

* Chân dung Trịnh Cán:

* Thái độ của tác giả: Phê phán cuộc sống ích kỉ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa. Cuộc sống vật chất giàu sang quá mức, trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức xói mòn.

c. Kết bài

>> Bài văn mẫuPhân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Đề 2 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1

1. Phân tích đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Phân tích tài năng sử dụng ngông ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một số bài thơ.

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề được đặt ra.

b. Thân bài:

- Ngôn ngữ dân tộc được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, khái quát.

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo đó góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung => Bà được mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.

c. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần lập luận.

Ghi nhớ Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

  • Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng
  • Quá trình lập dàn ý bao gồm: xác lập luận điểm, luận cứ, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgic, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.

-/-

Trên đây là nội dung bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 ngắn gọn nhưng đầy đủ cho các em chuẩn bị bài tốt nhất trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.