Ví dụ về phát triển nghĩa của từ

Sự phát triển của từ vựng ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được việc tạo từ ngữ mối và mượn từ ngữ của tiếng nưốc ngoài cũng là những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIÊU BÀI

I. Tạo từ ngữ mới

Tạo từ ngữ mới là mọt cách phát triển từ vựng tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

Ví dụ: điện thoại di động, kinh tế thị trường,…

1. Những từ mới được tạo ra trên cơ sở các từ: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ:

  • Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
  • Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
  • Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế…
  • Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm và có hàm lượng tri thức cao.

2. Những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc: không tặc, hải tặc, tin tặc, lâm tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Ví dụ:

  • Mượn từ tiếng Hán: hi sinh, độc lập, du kích,…
  • Mượn từ các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ô tô,…

Lưu ý:

  • Khi nói và viết, cần sử dụng sáng tạo những từ ngữ mượn từ tiếng nước ngoài, đặc biệt là từ Hán Việt.
  • Chỉ sử dụng từ Hán Việt khi không có từ thuần Việt cùng nghĩa hoặc để tạo nên phong cách trang trọng, biểu cảm. Lạm dụng từ mượn sẽ làm cho bài viết, lời nói mất đi vẻ trong sáng.

1. Các từ Hán Việt trong hai đoạn trích dẫn ở SGK, trang 73:

  • Đoạn trích [a]: Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân, dập dìu, nêm.
  • Đoạn trích [b]: bạc mệnh, duyên phận, rẫy bỏ, bay. buộc, nhuốc nhơ, linh, ngài, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, thần.

2. Tiếng Việt dùng những từ sau để chỉ khái niệm:

a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong:

b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá [chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…]: ma-két-tinh.

Những từ AIDS, ma-két-tinh có nguồn gốc từ các ngôn ngữ Ân – Âu.

Xem thêm Truyện Kiều – Nguyễn Du Ngữ văn lớp 9

tại đây.

B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ mới như x + tặc.

  • X + hoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điện khí hoá, xã hội hoá, tin học hoá…
  • X + điện tử: sách điện tử, thư điện tử, thư viện điện tử…

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Tìm năm từ ngữ mối được dùng phổ biến gần đây?
  • Giải thích nghĩa của những từ đó. Cụ thể:

+ Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ, tạm bợ.

+ In-tơ-nét: Mạng thông tin được truyền tải và được kết nối giữa các máy vi tính.

+ Phao: Tài liệu được in nhỏ, học sinh dùng để sao chép bài trong khi kiểm tra.

+ Tin tặc: Kẻ thâm nhập vào mạng máy tính của người khác một cách trái phép để lấy đi thông tin, làm hỏng tổ chức dữ liệu, phá huỷ chương trình.

+ Xe bãi: Xe cũ ở các bãi thải công nghiệp được nhập về để sử dụng lại.

3. Bài tập này yêu cầu các em xác định trong số các từ dẫn ở SGK, trang 74, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu.

  • Những từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
  • Những từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.

4. Bài tập này nêu 2 yêu cầu:

  • Nêu vắn tắt vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
  • Các cách phát triển từ vựng là:

+ Phát triển về nghĩa của từ ngữ.

+ Phát triển về số lượng của từ. Trong đó có hai cách để phát triển số lượng của từ: tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ nưốc ngoài.

Thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Bởi vì, thế giới tự nhiên và xã hội luôn luôn vận động và biến đổi. Nhu cầu và nhận thức của con người vì thế cũng biến đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người.

Related

Sự phát triển của từ vựng-Trau dồi vốn từ

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự phát triển của từ vựng

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển.

– Có hai cách phát triển từ vựng tiếng Việt:

+ Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng:

• Nghĩa ban đầu gọi là nghĩa gốc. Nghĩa mới nảy sinh gọi là nghĩa chuyển.

• Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ.

Cần phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng [phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ] với ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chúng giống nhau ở cơ chế chuyển nghĩa [đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng hoặc có quan hệ tương cận]. Điểm khác nhau cơ bản là ẩn dụ, hoán dụ tu từ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ; còn ẩn dụ, hoán dụ từ vựng làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể giải thích được trong từ điển [nghĩa ổn định].

+ Phát triển số lượng các từ ngữ:

• Tạo thêm từ ngữ mới [theo phương thức cơ bản là ghép và láy].

• Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Trau dồi vốn từ

– Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, miêu tả chính xác sự vật, hiện tượng và cảm nghĩ của mình, cần có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng.

– Có hai cách trau dồi vốn từ:

+ Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Biết thêm những từ mới để làm tăng vốn từ của cá nhân.

II – LUYỆN TẬP

1. Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

[1] Mặt trời xuống biển như hòn lửa

[Huy Cận]

[2] Những ngày không gặp nhau

    Biển bục đầu thương nhớ

[Xuân Quỳnh]

[3] Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

[Nguyền Ngọc Tư]

a] Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?

b] Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

2. Tìm 3 từ ngữ cho mỗi mô hình cấu tạo từ sau đây:

a] X + hoá

b] X + trường

c] X + điện tử

d] Học + X

3. Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ mượn.

4. Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu vãn sau:

a] Vấn đề này là tối mật nhất.

b] Câu nói của cậu chẳng hội nhập gì veri nội dung chúng mình đang thảo luận.

c] Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng mù mọi người vần tỏ ra bùng quang, thờ ơ.

5. Phân biệt nghĩa và đặt cấu với các từ sau: công nhân / nhân công; điểm yếu / yếu điểm; trị giá / giá trị; vãng lai / lai vững; sĩ tử / tử sĩ.

Gợi ý

1. Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài.

– Chú ý: nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa ehuyển:

+ Từ biển trong câu [1] được dùng với nghĩa gốc.

+ Từ biển trong câu [2], [3] được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:

+ Từ biển trong câu [2] là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

+ Từ biển trong câu [3] là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

Xem thêm: Hướng dẫn luyện tập về Thuật Ngữ – Chuyên đề từ vựng Tiếng Việt lớp 9

2. Ví dụ:

– X + hoá: trẻ hoá, cơ giới hóa, Việt hoá,…

-X + trường: ngư trường, chính trường,…

– X + điện tử: chính phủ điện tử, báo điện tử,…

– Học + X: học phí, học liệu,…

3. Cần xác định đề tài và phương thức viết đoạn văn [có thể viết về phương pháp học tập, về người thân, về du lịch,…], trong đó chú ý sử dụng từ mượn [có thể là từ mượn tiếng Hán, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,…].

4. a] Dùng sai cụm từ tối mật nhất [mắc lỗi lặp từ, thừa từ nhất vì tối mật đã có nghĩa là bí mật nhất rồi]. Cách sửa: bỏ từ nhất.

b] Dùng sai từ hội nhập [dùng sai nghĩa của từ]. Cách sửa: thay từ hội nhập bằng ăn nhập.

c] Dùng sai từ bàng quang [hiểu sai nghĩa của từ và nhầm lẫn từ có vỏ âm thanh gần giống nhau]. Cách sửa: thay bằng từ bàng quan.

5. Có thể tra cứu Từ điển tiếng Việt để tìm hiểu nghĩa chính xác của các từ, sau đó đặt câu với mỗi từ sao cho đúng nghĩa.

Ví dụ:

– Chị ấy là công nhân nhà máy chế biến thuỷ sản của tỉnh.

– Công ti đã sử dụng nhân công hợp lí.

Related

Video liên quan

Chủ Đề