Ví dụ về sai lầm khi ra quyết định

Đối với người lãnh đạo, có hàng nghìn sai lầm khi ra quyết định, nhưng nhớ được 9 sai lầm sau đây cũng là quí lắm rồi.

1.Sai lầm của kẻ đánh bạc

Người mắc sai lầm này thường lầm tưởng rằng qui luật xác suất sẽ xảy ra một cách công bằng và có tính tự điều chỉnh [ví dụ nếu 10 lần liên tiếp quả bóng đã rơi vào lỗ đen, một trong hai lỗ của bàn đánh bạc, thì lần tiếp theo rất nhiều khả năng nó sẽ rơi vào lỗ còn lại là lỗ đỏ]. Nhưng giả định đó lại không thể áp dụng cho một trường hợp đơn lẻ và độc lập.

2. Sai lầm vì qui luật hóa vội vàng

Người mắc sai lầm này thường chỉ xem xét một số hiện tượng ngẫu nhiên hoặc có tính cá biệt rồi vội đưa ra kết luận có tính khái quát chung cho tất cả các hiện tượng tương tự.

3. Sai lầm do áp đặt qui luật chung mà bỏ qua tính chất đặc thù

Sai lầm này thường mắc khi chỉ chú ý đến qui luật chung mà quên mất hoàn cảnh có tính chất đặc thù của đối tượng, của hiện tượng đơn lẻ.

4. Sai lầm kiểu suy diễn bất tri

Khẳng định ngay một điều là đúng chỉ vì thấy điều đó chưa được chứng minh là sai hoặc ngược lại.

5. Sai lầm do bị ấn tượng mạnh

Sai lầm này liên quan đến việc gán khả năng dễ xảy ra cho những hiện tượng gây xúc cảm mạnh hoặc thường được nhắc đến nhiều trên truyền thông hay dư luận.

6. Sai lầm kiểu khẳng định ngược

Người mắc sai lầm này thường đưa ra kết luận trước một vấn đề rồi cố đi tìm các chứng cớ phù hợp cho kết luận đó, trong khi cố tình phớt lờ các chứng cớ phản bác.

7. Sai lầm do cuồng tín

Người mắc sai lầm này thường tự động loại bỏ các chứng cứ trái ngược với niềm tin mà họ đã có.

8. Sai lầm do nhầm lẫn giữa thành tố và tổng thể

Sai lầm này mắc phải khi lấy một đặc tính chung của các bộ phận để làm thành đặc tính chung của tổng thể và ngược lại.

9. Sai lầm do quá tự tin [hoặc quá kiêu ngạo]

Người mắc sai lầm này thường quá tin vào những dự đoán, số liệu hay hiểu biết của bản thân, dẫn đến hậu quả không chỉ là ảo tưởng về bản thân mà còn đánh giá thấp những gì mà người đó không biết và bỏ phí những nguồn trợ giúp quí giá [tài liệu, bạn hữu, đồng nghiệp…] vốn có ngay bên cạnh.

Giải quyết vấn đề là một trong những hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc dường như rất thường xuyên này đa số lại diễn ra không được trơn tru và hiệu quả không như mong muốn.

Hãy cùng EPI tìm hiểu những nguyên nhân khiến việc giải quyết vấn đề diễn ra không được suôn sẻ.

1. Vấn đề được mô tả không chính xác

Đa số chỉ dừng lại ở việc mô tả triệu chứng, không đủ cụ thể, không đủ sâu, không đủ hẹp, không có phạm vi rõ ràng. Làm cho nhóm giải quyết không có định hướng rõ ràng cũng như các hành động tạm thời diễn ra không nhanh và chính xác.

2. Giải quyết vấn đề một cách vội vã

Quá tự tin vào kinh nghiệm có sẵn, hoặc bị áp lực dừng sản xuất mà nhóm giải quyết vấn đề đã nhảy tới kết luận một cách nhanh chóng, đưa ra giải pháp quá nhanh khi mà chưa có đủ dữ liệu để chứng minh, phân tích. Làm cho vấn đề giải quyết chưa triệt để. Thậm chí là gây ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

3. Lập nhóm tham gia giải quyết vấn đề quá sơ sài

Các thành viên tham gia không thực sự dấn thân vào công việc giải quyết vấn đề. Khi mời thành viên cũng chưa có đủ các phòng ban. Do đó khi giải quyết vấn đề, không lường hết được các khả năng xảy ra. Ví dụ thiếu bên bảo trì thì các ý kiến về máy móc sẽ không có người am hiểu, hay thiếu bên kho bãi thì các vấn đề về môi trường, bảo quản không được xem xét một cách nghiêm túc.

4. Thiếu một quy trình giải quyết vấn đề theo hệ thống Logic

Cần phải có một quy trình giải quyết vấn đề, mà quy định rõ trình tự giải quyết vấn đề. Các bước được mô tả rõ ràng, tránh việc nhảy cóc từ bước này qua bước khác, có thể gây ra những thiếu sót trong việc giải quyết vấn đề.

5. Thiếu một số năng lực kĩ thuật

Kiến thức về thống kê, về thu thập số liệu, hay là tiếp cận theo bằng chứng. Thiếu kiến thức về giải quyết vấn đề là những trường hợp hay gặp trong một team giải quyết vấn đề.

6. Sự thiếu kiến nhẫn của lãnh đạo

Xuất phát từ việc thiếu kiến thức cơ bản về giải quyết vấn đề. Cũng như quá tự tin vào năng lực giải quyết vấn đề. Các lãnh đạo đã gây áp lực cho nhân viên bằng cách đưa ra thời hạn hoàn thành quá gấp. Từ đó ánh hưởng đến nhóm, làm cho nhóm phân tích không hợp lý, gây ra những kết quả chênh lệch. Do đó việc giải quyết vấn đề chưa được chính xác.

7. Xác định sai nguyên nhân gốc

Việc tập trung vào kinh nghiệm có sẵn, hoặc phán đoán, hoặc quá tự tin vào những triệu chứng. Mà nhanh chóng kết luận những nguyên nhân tìm ẩn là nguyên nhân gốc rễ. Do đó đôi lúc bỏ qua nguyên nhân gốc rễ, và dĩ nhiên hậu quả là lỗi tiếp tục tái diễn.

8. Không thực hiện hành động khắc phục vĩnh viễn lỗi.

Mặc dù nhóm bạn đã quá xuất sắc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Tuy nhiên thực thi hành động khắc phục đôi khi lại tốn rất nhiều chi phí, do đó lãnh đạo không phê duyệt, hoặc có sự chần chừ. Làm cho vấn đề tiếp tục diễn ra. Những nỗ lực tìm ra nguyên nhân trở nên lãng phí.

Tới đây các bạn đã thấy rất, rất nhiều những nguyên nhân, những sai lầm thường gặp trong một dự án giải quyết vấn đề. Và để khắc phục những sai lầm này thì việc xây dựng hệ thống quy trình quy định chuẩn là điều rất quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp bạn.

Việc ra quyết định rất quan trọng đối với các doanh nhân . Hàng ngày, bạn phải đặt ra một quá trình hành động, chọn chiến thuật, đánh giá các kết quả nếu không thì lựa chọn trong hàng loạt phương án.

Còn nữa, ra các quyết định có thể còn phức tạp hơn nhiều so với nhiều so với hình dung của bạn. Dưới đây là bốn lỗi thường gặp dễ khiến bạn bị bước hụt.

1. Ghi nhớ những điều tầm thường

Một bản phân tích gần đây do các chuyên gia nghiên cứu thuộc trường Đại học Florida và Wharton thực hiện đã đưa ra lý do tại sao mọi người lại gặp khó khăn với những việc lẽ ra là dễ dàng và những quyết định không quan trọng. Họ coi các quyết định quan trọng là khó khăn. Nếu vì bất cứ lý do nội tại hoặc bên ngoài nào đó, quyết định về một vấn đề không quan trọng liên quan đến thuế thì tầm quan trọng của kết quả sẽ bị phóng đại lên. Điều đó có phần đúng nếu lúc đầu bạn nghĩ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định.

Khi mối liên hệ đó nảy sinh, nó sẽ tạo ra một cái vòng phản hồi luẩn quẩn làm khuếch đại những tác động ảnh hưởng lên. Khi bạn nghĩ quyết định càng lúc càng quan trọng thì khả năng là bạn dành nhiều thời gian và công sức cho nó, làm tăng thêm tính phức tạp của việc ra quyết định. Một cách để giải quyết vấn đề này là đặt ra sự hạn chế về khoảng thời gian giải quyết vấn đề. Khi thời gian kết thúc, hãy lựa chọn và tiếp tục tiến lên.

2. Xóa bỏ các chi phí chìm

Một trong những vấn đề kinh điển trong việc ra quyết định hiệu quả là không nhận diện được các chi phí chìm. Chi phí chìm là chi phí bạn bỏ ra nhưng không thể thu về được. Ví dụ, bạn đầu tư đặt hàng một phần mềm rồi mới phát hiện ra rằng nó không phát huy tác dụng tốt đối với công việc kinh doanh của bạn và thực sự đã tạo ra nhiều công việc cho các nhân viên.

Nhưng không ai thích ném tiền đi, vì vậy nếu bạn nghĩ bạn chỉ tiêu nhiều hơn một chút, bạn có thể cứu được các khoản chi phí trước đó. Thường thì điều đó sẽ dẫn tới tình huống gọi là một tiền gà bằng ba tiền thóc.

Khi phải đối mặt với việc dành quá nhiều tiền vào chi phí chìm [dù là tiền bạc, thời gian hoặc cảm xúc] hãy lùi lại một bước và tạm quên chúng đi trong chốc lát. Hãy xem quyết định đó đáng giá thế nào đối với bạn và công ty của bạn và ước tính tổng chi phí bạn sẽ phải bỏ ra nếu tiếp tục. Nếu con số kiểm kê cao hơn lwoij nhuận thì đó là lúc bạn phải thay đổi quyết định của mình.

3. Chết chìm trong đống dữ liệu

Các doanh nghiệp rất cần các số liệu vì mục đích tốt. Số liệu và thông tin có thể giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh hơn. Những có quá nhiều số liệu tốt cũng có thể khiến bạn bị ngợp và dẫn tới việc bị tê liệt trong việc phân tích. Tương tự như vậy, bạn có thể có các số liệu tồi hoặc dành quá nhiều sự quan tâm tới những yếu tố khẳng định những việc bạn muốn nghĩ và không nhất thiết phải mang tính hiện thực.

Bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này là hãy chắc chắn rằng những số liệu bạn có trong tay phù hợp. Nếu bạn lập biểu đồ về thị trường mới hoặc loại sản phẩm và nhận thấy các số liệu lịch sử có thể không thể giúp ích vì nó chỉ cho bạn biết bạn vừa ở đâu chứ không phải nơi bạn định đi. Hãy tìm kiếm các số liệu có thể làm sáng tỏ tương lai chứ không phải quá khứ.

Tiếp theo hãy tìm hai trong bốn số liệu khiến bạn phải ngập đầu chứ không phải những số liệu tinh vi mang tính chất bí mật nhà nghề. Có nhiều yếu tố bạn có thể ghi nhớ trong đầu. Hãy xác định không quá 10 mảng dữ liệu có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả quyết định của bạn. Sau đó hãy quên tất cả mọi thứ khác. Nếu mọi thứ không như ý muốn, hãy xem xét lại xem liệu bạn có chọn đúng những yếu tố thực sự quan trọng.

4. Tâm lý làm hoặc chết

Chúng ta đang sống trong một thế giới cường điệu, và người ta dễ phóng đại quá tầm quan trọng của bất cứ thứ gì: một ngày, một vụ đầu tư hoặc một quyết định kinh doanh. Rất hiếm khi bạn phải đưa ra hoặc phá vỡ một quyết định và nếu bạn thấy mình đang làm như vậy, có nhiều khả năng là bạn đã mắc nhiều lỗi trong suốt quá trình trước đó.

Bạn phải nhận thấy rằng mọi quyết định đều mang tính tạm thời. Các điều kiện sẽ thay đổi và bạn có thể thay đổi quyết định và cách giải quyết vào ngày sau đó. Bạn có thể mất một chút thời gian hoặc tiền bạc khi làm như vậy, nhưng thà vậy còn hơn là phải hứng chịu các chi phí chìm và húc đầu vào đá do tính ương bướng của bản thân. Nếu bạn muốn công ty của mình tồn tại lâu dài, hãy sử dụng chiến lược ra quyết định tổng thể có thể trải dài theo thời gian chứ đừng nghĩ mỗi khoảnh khắc đều là những khoảnh khắc quan trọng nhất đối với công ty mình.

Tránh được bốn vấn đề này không đảm bảo rằng bạn sẽ tạo ra những quyết định nhưng chúng sẽ giúp bạn giải phóng thời gian và năng lượng và cải thiện lợi thế của mình.

[Dịch từ Inc]

Nguồn:  hoclamgiau.vn

Video liên quan

Chủ Đề