Vì sao hội thánh bị bách hại

Hồng Thủy - Vatican News

Trong buổi tiếp kiến chung được truyền hình trực tiếp từ Dinh Tông tòa vào sáng thứ Tư 29/04, Đức Thánh Cha đã giải thích Mối phúc cuối cùng trong tám Mối phúc: “Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ” [Mt 5,10]. Sống theo các Mối phúc có thể khiến chúng ta bị thế giới chối từ, bách hại. Tuy nhiên, cuối cùng, bách hại lại là nguyên nhân giúp chúng ta được hưởng niềm vui trên thiên quốc. Con đường Mối phúc là hành trình phục sinh, đưa chúng ta từ sự ích kỷ đến cuộc sống theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Cuộc đời các thánh cho chúng ta thấy rằng bách hại giúp các Kitô hữu được giải thoát khỏi sự thỏa hiệp với thế gian.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Với buổi tiếp kiến hôm nay, chúng ta kết thúc cuộc hành trình các Mối phúc theo Tin Mừng. Như chúng ta đã nghe, Mối phúc cuối cùng loan báo niềm vui cánh chung của người bị bách hại vì công lý.

Mối phúc này loan báo về hạnh phúc giống như được loan báo trong Mối phúc đầu tiên: nước Trời dành cho những người bị bách hại giống như dành cho người có tinh thần nghèo khó; như thế chúng ta hiểu rằng chúng ta đã đi đến điểm cuối của một hành trình duy nhất đã được loan báo trong các Mối phúc trước đó.

Các Mối phúc là hành trình từ sự ích kỷ cá nhân đến

Tinh thần nghèo khó, sự than khóc, hiền lành, khao khát sự thánh thiện, lòng thương xót, tâm hồn trong sạch và kiến tạo hòa bình có thể đưa đến sự bách hại vì Chúa Kitô, nhưng sự bách hại này cuối cùng lại là nguyên nhân của niềm vui và phần thưởng lớn lao trên thiên đàng. Con đường của các Mối phúc là một hành trình Phục sinh, đi từ một cuộc sống theo thế gian đến cuộc sống theo Thiên Chúa, từ một cuộc sống được dẫn dắt bởi xác thịt - nghĩa là bởi sự ích kỷ - đến cuộc sống được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.

Lối sống Tin Mừng gây khó chịu cho thế gian

Thế gian, với những thần tượng của nó, những thỏa hiệp và ưu tiên của nó, không thể chấp nhận lối sống này. "Các cấu trúc tội lỗi", những thứ thường được tạo ra bởi não trạng của con người và xa lạ với Thánh Thần chân lý, Đấng mà thế gian không thể chấp nhận [x. Ga 14,17], chỉ có thể chối bỏ tinh thần nghèo khó hay hiền lành hay trong sạch và tuyên bố rằng lối sống theo Tin Mừng là một sai lầm và là vấn đề, và do đó là điều gì đó cần gạt ra ngoài lề. Thế giới nghĩ rằng: đây là những người duy tâm hoặc cuồng tín ... Họ nghĩ như thế.

Nếu thế gian dựa trên tiền bạc, thì bất cứ ai chứng tỏ rằng cuộc sống có thể được viên mãn trong việc trao tặng và từ bỏ, đều trở thành sự phiền toái đối với hệ thống của lòng tham lam. Từ "phiền toái" này là chìa khóa, bởi vì chứng tá Kitô giáo duy nhất, điều mang lại nhiều điều tốt đẹp cho nhiều người bởi vì họ sống theo nó, lại gây phiền toái cho những người theo não trạng thế gian. Họ thấy nó như một lời trách móc. Khi sự thánh thiện xuất hiện và cuộc sống của con cái Chúa nổi bật lên, trong vẻ đẹp đó có một điều không thoải mái, đòi hỏi phải chọn lựa: hoặc để cho chính mình bị tra vấn và mở lòng ra với điều tốt hoặc từ chối ánh sáng đó và trở nên cứng lòng, thậm chí đến mức chống đối và giận dữ [x. Kn 2,14-15].

Sự thù ghét Kitô hữu của các chế độ độc tài ở châu Âu

Thật là đáng tò mò ... thu hút sự chú ý khi nhìn thấy trong các cuộc bách hại các vị tử đạo, sự thù địch gia tăng đến trở thành oán giận như thế nào. Chỉ cần nhìn những cuộc bách hại trong thế kỷ cuối cùng của các chế độ độc tài châu Âu: người ta đã thịnh nộ chống lại Kitô hữu, chống lại chứng tá  Kitô giáo và chống lại chủ nghĩa anh hùng của Kitô hữu như thế nào.

Bách hại giúp Kitô hữu thoát khỏi thỏa hiệp với thế gian

Nhưng điều này cho thấy rằng thảm kịch bách hại cũng là nơi giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào thành công, vào vinh quang giả tạo và thỏa hiệp với thế giới. Điều gì làm cho những người bị thế giới chối bỏ vì Chúa Kitô được vui mừng? Họ vui mừng vì đã tìm được điều quý giá, giá trị hơn cả thế giới. Thực tế, "được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?" [Mc 8,36].

Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong các thế kỷ đầu tiên

Thật đau lòng nhắc lại rằng, tại thời điểm này, có rất nhiều Kitô hữu phải chịu những cuộc bắt bớ ở nhiều khu vực trên thế giới, và chúng ta phải hy vọng và cầu nguyện rằng cơn hoạn nạn của họ sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong các thế kỷ đầu tiên. Chúng ta hãy tỏ sự gần gũi với những anh chị em này: chúng ta là một thân thể, và những Kitô hữu này là những chi thể đang bị thương tích đổ máu trong thân thể của Chúa Kitô là Giáo hội.

Chú ý đến nguy cơ “đánh mất hương vị” của Kitô hữu

Nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận để không đọc Mối phúc này theo nghĩa bi quan, tự thương hại. Thật ra, không phải sự khinh miệt của con người lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bách hại: không lâu sau khi nói về các Mối phúc, Chúa Giêsu nói rằng các Kitô hữu là “muối của trái đất”, và ngài cảnh giác chống lại nguy cơ "đánh mất hương vị", khi đó muối "đã thành vô dụng và chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp" [Mt 5,13]. Do đó, cũng có sự khinh miệt do lỗi của chúng ta, khi chúng ta đánh mất hương vị của Chúa Kitô và Tin Mừng.

Cần phải trung thành với con đường khiêm hạ của các Mối phúc, bởi vì đó là con đường để thuộc về Chúa Kitô chứ không phải thuộc về thế gian. Cần nhớ lại hành trình của thánh Phaolô: khi ngài nghĩ mình là một người công chính, thì ngài lại là một kẻ bách hại, nhưng khi khám phá ra mình là một kẻ bách hại thì ngài lại trở thành con người của tình yêu, người đối mặt cách hạnh phúc với những đau khổ của cuộc bách hại mà ngài phải chịu [x. Cl 1,24].

Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta trong các cuộc bách hại

Nếu Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng, làm cho chúng ta giống với Chúa Kitô bị đóng đinh và, liên kết chúng ta với cuộc thương khó của Người, thì việc bị loại trừ và bách hại là biểu hiện của cuộc sống mới. Cuộc sống này giống như của Chúa Kitô, Đấng vì loài người chúng ta và vì ơn cứu độ của chúng ta đã "bị con người khinh miệt và khước từ" [x. Is 53,3; Cv 8,30-35]. Được đón nhận Chúa Thánh Thần của Người có thể giúp trái tim chúng ta tràn đầy tình yêu để hiến dâng sự sống cho thế giới mà không cần thỏa hiệp với những lừa dối của nó và chấp nhận sự chối từ của nó. Thỏa hiệp với thế gian là điều nguy hiểm: Kitô hữu luôn bị cám dỗ thỏa hiệp với thế gian, với tinh thần của thế gian. Từ chối sự thỏa hiệp và đi theo con đường của Chúa Giêsu Kitô là cuộc sống của Nước Trời, niềm vui lớn nhất, niềm vui đích thực. Và rồi, trong những cuộc bách hại, luôn có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng đồng hành với chúng ta; sự hiện diện của Chúa Giêsu an ủi chúng ta và sức mạnh của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tiến bước. Chúng ta đừng nản lòng khi một cuộc sống theo Tin Mừng đưa đến những cuộc bách hại: có Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trên con đường này.

Pope Francis: 'persecution is the Church's daily bread' 2016-04-12 Vatican Radio  

Hôm thứ Ba [12/04], ĐTC Phanxicô diễn giải rằng, “Sự bách hại là lương thực thường ngày của Giáo hội”. Chia sẻ trong Thánh lễ sáng tại nguyện đường thánh Mát-ta, ĐTC Phanxicô nhắc tới vị thánh tử đạo tiên khởi S-tê-pha-nô, và diễn giải rằng, “Ngày nay vẫn còn rất nhiều Ki-tô hữu bị giết hại hoặc bị khủng bố vì niềm tin vào Đức Ki-tô”.

 

Câu chuyện của thánh tử đạo S-tê-pha-nô được miêu tả trong sách Tông đồ Công vụ của phụng vụ hôm nay giúp ĐTC nghĩ đến cuộc bách hại là một thực tại và là phần lịch sử không thể thiếu của niềm tin Ki-tô giáo suốt 2000 năm nay. ĐTC diễn giải, “Tôi muốn nói rằng, sự bách hại là lương thực hàng ngày của Giáo hội. Chúa Giê-su đã nói về chính Ngài cũng phải chịu như vậy”.

  Ngài chỉ ra rằng, có những nơi du lịch tại Roma như đấu trường La-mã Colosseum gợi nhớ chúng ta về những vị thánh tử vì đạo đã bị sư tử giày xéo và ăn thịt cách thảm hại thế nào. Tuy nhiên, không chỉ thời đó mới có những cuộc bách hại như vậy, mà ngày nay cũng có nhiều người đang bị bách hại vì đạo:   

ĐTC diễn giải, “Vào hôm Chúa Nhật Phục Sinh, chỉ cách đây 3 tuần trước. Những Ki-tô hữu đang tham dự Thánh lễ Phục Sinh tại Pakistan đã chịu tử đạo vì họ cử hành lễ Chúa Ki-tô Phục Sinh. Như vậy, cây Đức tin của Giáo hội triển nở là nhờ máu các thánh tử vì đạo đổ ra”. Ngài quảng diễn, việc tử vì đạo của thánh S-tê-pha-nô là điểm sáng chói của cuộc bách hại đạo tàn khốc chống các Ki-tô hữu tại Giê-ru-sa-lem cũng giống với nạn khủng bố mà những người tin vào Đức Giê-su đang phải chịu đựng ngày nay.    

 

Ngài nhấn mạnh, “Nhưng còn có một cuộc bách hại khác nữa mà không được nói tới,  một cuộc bách hại được ngụy trang bằng văn hóa, tính hiện đại, ẩn dưới những vỏ bọc ngụy trang”. ĐTC giải thích, khi một ai đó bị ngược đãi vì muốn làm chứng cho những giá trị của Tin Mừng: “Đó là sự khủng bố chống lại Thiên Chúa – Đấng Tạo Hóa trong ngôi vị của con cái Người!”.

 

ĐTC diễn giải rằng, “Đây là sự bách hại của thế gian đã cướp đi tự do” trong khi “Thiên Chúa ban cho chúng ta được tự do” để làm chứng nhân về Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên chúng ta và Đức Giê-su Ki-tô đã cứu độ chúng ta”. Sự bách hại này do những ông hoàng của thế gian gây ra. Ngài kêu gọi các tín hữu hãy cẩn thận để không sa vào những cám dỗ của thế gian, và ngài sẽ luôn sát cánh kề vai cùng những ai đang chịu áp bức bách hại vì niềm tin vào Đức Ki-tô Giê-su.

 

Vatican - HĐ.Giám Mục Tòa Thánh Vatican Liên HĐ Giám Mục Á Châu HĐ Giám Mục Việt Nam UBBAXH-Caritas Việt Nam Công lý và hòa bìnhGiáo lý đức tinỦy ban Thánh KinhMục vụ di dânMục vụ Gia đình Website Các Giáo Phận Tổng giáo phận Hà NộiGiáo Phận Thái BìnhGiáo Phận Bắc NinhGiáo Phận Hưng HóaGiáo Phận Thanh HóaGiáo Phận Phát DiệmGiáo Phận Hải PhòngGiáo Phận VinhGiáo Phận Lạng SơnTổng Giáo Phận HuếGiáo Phận Đà Lạt Giáo Phận Kon Tum Giáo Phận Phan Thiết Giáo Phận Cần ThơGiáo Phận Long XuyênGiáo Phận Mỹ ThoGiáo Phận Phú CườngGiáo Phận Xuân LộcGiáo Phận Bà Rịa Tổng Giáo Phận Sài GònGiáo Phận Vĩnh Long Giáo Phận Buôn Mê Thuật Các website Công Giáo VietcatholicĐài Chân Lý Á ChâuĐài VaticanMạng Thánh Linh Mạng Lưới Dũng LạcThánh ca Việt Nam Khúc cảm tạLH Bề Trên Thượng CấpNhóm Ca Trưởng Chủng viện - Dòng tu Dòng Ngôi Lời Dòng Phanxicô Việt NamDòng TênDòng Thánh Tâm HuếDòng ĐaminhDòng con Đức Mẹ Phù HộDòng Chúa Cứu Thế

  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm76
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay28,441
  • Tháng hiện tại59,005
  • Tổng lượt truy cập49,801,315

Video liên quan

Chủ Đề