Vì sao tính đặc trưng và ổn định của adn chỉ có tính chất tương đối

tại sao ADN có tính ổn định tương đối và ý nghĩa của tính chất đó. ADN có cấu tạo mạch kép phù hợp ntn với chức năng của chúng? các loại ARN có cấu tạo mạch đơn phù hợp v

  • 0

tại sao ADN có tính ổn định tương đối và ý nghĩa của tính chất đó.
ADN có cấu tạo mạch kép phù hợp ntn với chức năng của chúng?
các loại ARN có cấu tạo mạch đơn phù hợp với chức năng nào của nó?

  • 1 1 Answer
  • 527 Views
  • 0 Followers
  • 0
Answer
Share
  • Facebook

1 Answer

  • Voted
  • Oldest
  • Recent
  1. Đáp án:

    * Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:

    + liên kết hidro có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi cần, liên kết hidro có thể đứt, 2 mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.

    + ADN có khả năng đột biến [ đột biến gen]

    + Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phâm dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN

    * Ý nghĩa :

    – Đảm bảo sự di truyền ổn định các tính trạng đặc trưng của giống loài

    – Khả năng đột biến của gen cũng có thể tạo ra nguồn biến dị di truyền, trong đó có thể có các đặc điểm mới thích nghi với sự thay đổi của môi trường -> đảm bảo giống loài có thể tiếp tục tồn tại

    – Nếu sự ổn định là tuyệt đối thì sinh vật không thể đa dạng như hiện nay và sự thay đổi của môi trường có thể khiến loài bị tuyệt diệt do không có khả năng thích nghi

    *

    – Cấu trúc 2 mạch bền vững, ổn định -> Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN [Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian

    – Cấu trúc 2 mạch bổ sung -> Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai

    – Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền, khi di truyền từ 1 ADN mẹ sẽ tự sao được 2 ADN con giống hệt ADN mẹ -> duy trì sự thống nhất di truyền của loài

    * Cấu tạo mạch đơn của mARN tạo điều kiện cho các thành phần tham gia dịch mã trực tiếp liên kết được luôn, vì chúng ko phải tách rời 2 mạch

    Cấu tạo mạch đơn của tARN và rARN tạo điều kiện cho chúng cuộn xoắn, và có các vùng liên kết cục bộ bền vững và cả các vùng để liên kết với mARN hay axit amin…

    • 0
    • Reply
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
Leave an answer

Leave an answer
Hủy

Featured image
Select file Browse

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Answers [ ]

  1. Đáp án: ADN có tính ổn định tương đối vì:

    +liên kết hidro số lượng lớn nhưng yếu, hai mạch đơn có thể tách nhau ra để sao mã

    + ADN có khả năng đột biến

    + ADN có khả năng trao đổi chéo trong giảm phân

    ADN có cấu trúc mạch kép ADN phù hợp với chức năng:

    – Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.

    – Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitrit bổ xung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.

    – Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.

    – Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật.

    ẢN có cấu trúc mạch đơn:

    Các ribonucleotit liên kết vs nhau bằng liên kết hóa trị tạo nên một chuỗi polipeptide

    mARN : truyền đạt thông tin di truyền

    tARN : vận chuyển aa đến nơi tương ứng

    rARN là thành phần cấu tạo của riboxom

    Giải thích các bước giải:

  2. Đáp án:

    * Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:

    + liên kết hidro có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi cần, liên kết hidro có thể đứt, 2 mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.

    + ADN có khả năng đột biến [ đột biến gen]

    + Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phâm dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN

    * Ý nghĩa :

    – Đảm bảo sự di truyền ổn định các tính trạng đặc trưng của giống loài

    – Khả năng đột biến của gen cũng có thể tạo ra nguồn biến dị di truyền, trong đó có thể có các đặc điểm mới thích nghi với sự thay đổi của môi trường -> đảm bảo giống loài có thể tiếp tục tồn tại

    – Nếu sự ổn định là tuyệt đối thì sinh vật không thể đa dạng như hiện nay và sự thay đổi của môi trường có thể khiến loài bị tuyệt diệt do không có khả năng thích nghi

    *

    – Cấu trúc 2 mạch bền vững, ổn định -> Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN [Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian

    – Cấu trúc 2 mạch bổ sung -> Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai

    – Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền, khi di truyền từ 1 ADN mẹ sẽ tự sao được 2 ADN con giống hệt ADN mẹ -> duy trì sự thống nhất di truyền của loài

    * Cấu tạo mạch đơn của mARN tạo điều kiện cho các thành phần tham gia dịch mã trực tiếp liên kết được luôn, vì chúng ko phải tách rời 2 mạch

    Cấu tạo mạch đơn của tARN và rARN tạo điều kiện cho chúng cuộn xoắn, và có các vùng liên kết cục bộ bền vững và cả các vùng để liên kết với mARN hay axit amin…

Video liên quan

Chủ Đề