Viêm da dày sừng là gì

Chứng dày sừng tiết bã đặc trưng bởi các nốt dày sừng hình sáp, sẹo, hơi tăng sinh, có màu nâu, đen hoặc màu sáng trên mặt, vai, lưng, ngực. Càng lớn tuổi thì các nốt xuất hiện càng nhiều, kích thước to và sẫm màu hơn.

Chứng dày sừng tiết bã [Seborrheic keratosis, verrues seborrhoea] là sự tăng sinh da không phải do ung thư, rất thường gặp ở người lớn tuổi. Các nốt dày sừng tiết bã có dạng hình sáp, sẹo, hơi tăng sinh, có màu nâu, đen hoặc màu sáng thường gặp trên mặt, vai, ngực hoặc lưng. Kích thước các nốt rất đa dạng, có thể từ vài mm đến vài cm. Càng lớn tuổi thì các nốt xuất hiện càng nhiều, kích thước to và sẫm màu hơn.

Chứng dày sừng tiết bã không gây đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho làn da người bệnh mất đi tính thẩm mỹ do sự xuất hiện các mảng sáp sậm màu. Ngoài ra nếu kích thước nốt dày sừng tiết bã lớn có thể gây vướng khi mặc quần áo. Khi gãi lên nốt u để giảm ngứa có thể làm u vỡ ra, gây chảy máu và viêm nhiễm.

Nốt dày sừng tiết bã khiến da người bệnh mất tính thẩm mỹ

Nguyên nhân chính xác gây chứng dày sừng tiết bã hiện chưa được biết rõ. Bệnh rất phổ biến ở người trên 60 tuổi và rất hiếm gặp ở những người dưới 40. Bệnh có tính di truyền, gia đình có cha mẹ mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Cùng với đó, những người sống ở khí hậu nóng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những vùng khí hậu khác. Bệnh thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với ánh nắng và thường đi kèm với hiện tượng bít tắc lỗ chân lông.

Khi mới hình thành, các nốt dày sừng tiết bã có dạng phẳng màu nâu sáng trên da. Những nốt này sau đó sẽ to ra, hình dạng như mụn cóc và xảy ra ở nhiều lỗ chân lông. Vùng tổn thương lan rộng, các nốt chuyển từ màu nâu sáng sang nâu tối rồi đen.

Các nốt dày sừng tiết bã thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu khối dày sừng phát triển trong khoảng thời gian ngắn, các nốt có các triệu chứng bất thường như vết loét hoặc khối phát triển nhanh, các nốt có chảy máu và không lành, người bệnh nên nhanh chóng đi khám bác sĩ da liễu để kiểm tra có phải ung thư da hay không.

Khi các nốt dày sừng tiết bã phát triển bất thường người bệnh nên đến bác sĩ da liệu để kiểm tra

Chứng dày sừng tiết bã thường không gây đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các nốt dày sừng tiết bã to, ở vị trí dễ ma sát với quần áo gây chảy máu hoặc xuất hiện ở các vị trí gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người mắc có thể khám tại các phòng khám da liễu. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để loại bỏ. Các nốt thường không bắt rễ sau nên việc điều trị thường đơn giản và ít để lại sẹo.

Các phương pháp thường được sử dụng là:

  • Đông lạnh bằng nitơ lỏng: Áp lạnh bằng nitơ lỏng hay còn gọi là phẫu thuật lạnh, là phương pháp dùng bình xịt nitơ hay dùng tăm bông chấm nitơ lỏng lên vết dày sừng tiết bã. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, hiệu quả cao.
  • Cạo bề mặt da bằng dụng cụ đặc biệt [curettage]: đôi khi cạo bề mặt da được thực hiện cùng phương pháp phẫu thuật lạnh để làm nốt sừng trở nên mỏng và bằng phẳng hơn. Dụng cụ thường được sử dụng là dao đốt điện
  • Đốt điện: có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với curettage để tẩy các vết sừng dày tiết bã. Nếu không được thực hiện chính xác, phương pháp này có thể để lại sẹo.
  • Laser: có thể được sử dụng để làm bốc hơi khối sừng dày tiết bã.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

  • Các biện pháp chẩn đoán ung thư da
  • Ung thư hắc tố da
  • Ung thư da đầu

XEM THÊM:

Một trong số căn bệnh về da ảnh hưởng tới sức khỏe vẻ đẹp của nhóm thanh thiếu niên là bệnh dày sừng nang lông. Đề cập tới căn bệnh này, tạp chí y học Mỹ Mayoclinic [MCO] vừa cập nhật những thông tin bổ ích.

Dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông [Keratosis pilaris], gọi ngắn là KP là một tình trạng da khá phổ biến, vô hại, gây ra bởi các mảng khô, thô ráp và sẩn sừng nhỏ, thường ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông.

Dày sừng nang lông [Keratosis pilaris], gọi ngắn là KP là một tình trạng da khá phổ biến, vô hại, gây ra bởi các mảng khô, thô ráp và sẩn sừng nhỏ, thường ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông.

Các vết sưng thường không đau hoặc ngứa, không thể chữa khỏi hoặc phòng ngừa nhưng lại có thể điều trị bằng kem dưỡng ẩm và kem theo toa để cải thiện vẻ ngoài.

Dày sừng nang lông đôi khi còn có tên như tăng sừng [hyperkeratosis], sẩn sừng hóa nang lông [follicular keratotic papules] hay bệnh da gà [chicken skin]. KP ảnh hưởng đến 80% thanh thiếu niên và 40% người trưởng thành của da và thường biến mất sau tuổi 30.

KP là sự hình thành của các sẩn sừng cảm giác thô ráp trên bề mặt da gây ra bởi các nang lông bị cắm và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bề mặt da nào có lông mọc. Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, dài nhiều năm, đến tuổi ngoài 30 bệnh giảm hoặc tự mất.

Nguyên nhân, triệu chứng
Theo nghiên cứu, đến nay khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây KP. Vì vậy người ta mới chỉ tình nghi tới sự tích tụ của keratin [protein cấu trúc sợi].

Thông thường các tế bào da chết có chứa keratin sẽ bong ra khỏi da. Nhưng đối với một số người, keratin tích tụ trong nang lông và làm cho lỗ chân lông bị tắc.

Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1 – 2mm, màu hơi trắng hoặc xám.

Giả thiết khác, là do vi khuẩn như tụ cầu vàng S. aureus và một ít trường hợp do nấm gây viêm nang lông cấp tính hoặc do dinh dưỡng kém, tuổi tác, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất… thường là mụn mủ hoặc sẩn, mụn mủ ở nang lông, xung quanh có quầng viêm đỏ, nhìn kỹ thấy sợi lông xuyên qua ở giữa, thường gặp ở da đầu, mặt, nách, lông mày và rất ngứa.

Hoặc cả lý do liên quan đến rối loạn di truyền hay từ các loại bệnh da khác như viêm da cơ địa [atopic dermatitis]. Ngoại trừ một số trường hợp gây ngứa, viêm nang lông dày sừng thường không đau và không nghiêm trọng.

Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1 – 2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, ít hơn ở mông, cẳng tay, có thể gặp ở vùng mặt làm dễ lầm với mụn. Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa.

Bệnh không gây tác hại, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng bong tróc có thể thấy có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều, sợi lông sẽ mọc lên được. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có một số người có tình trạng da khô vảy cá đi kèm.

Chẩn đoán, chữa trị

Nói chung, người bệnh không cần gặp bác sĩ điều trị hoặc làm các xét nghiệm, bệnh thường tự biến mất. Thay vào đó có thể sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có sẵn để giúp cải thiện sự xuất hiện của làn da bị ảnh hưởng. Nếu dưỡng ẩm và tự chăm sóc không giúp ích, bác sĩ có thể kê toa kem bôi.

Dùng kem loại bỏ tế bào da chết, nhất là kem có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicylic hoặc urê.

•Dùng kem loại bỏ tế bào da chết, nhất là kem có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicylic hoặc urê. Chúng cũng có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da.

Tùy thuộc vào tình hình cụ thể các loại kem tẩy da chết tại chỗ có sẵn không cần kê đơn hoặc tư vấn để có sự lựa chọn tốt nhất.• Dùng kem để ngăn ngừa lông mọc cuộn trong da: Nên dùng kem gốc vitamin A [retinoids tại chỗ] để thúc đẩy sự thay đổi tế bào và ngăn ngừa nang tóc bị cắm như Tretinoin [Retin-A, Renova, Avita] và tazarotene [Avage, Tazorac]. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên dùng nhóm kem này.• Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm nước nóng, tối ưu là 10 phút hoặc ít hơn.• Sử dụng xà phòng nhẹ, tự nhiên, không độc để làm sạch các khu vực nhạy cảm mà không gây kích ứng da và thậm chí gây đỏ và tích tụ nhiều hơn.• Hãy thử dùng kem thuốc có chứa urê [Nutraplus, Eucerin], axit lactic [AmLactin, Lac-Hydrin], axit alpha hydroxy hoặc axit salicylic.• Dưỡng ẩm sau khi tắm bằng kem có chứa lanolin [Lansinoh, Medela], thạch dầu hỏa [Vaseline] hoặc glycerin [Glysolid].• Sử dụng máy tạo ẩm: Máy tạo ẩm di động hoặc cố định trong phòng sẽ tăng thêm độ ẩm không khí, giúp da mềm mại, không bị khô.• Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bằng muối biển: Trộn 2 muỗng cà phê muối biển với bốn muỗng cà phê mật ong, thoa đều và chà xát nhẹ nhàng vào da, sau đó giữ yên trong 15 phút và rửa sạch với nước ấm.

• Tăng cường thực phẩm kháng viêm, nhất là nhóm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần cho sự phát triển tế bào da, chữa lành tổn thương và hydrat hóa da.

Ngoài bổ sung thực phẩm giàu omega – 3, nên uống nhiều nước trong cả ngày để giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, tăng ẩm cho da và giúp các cơ quan khác làm tốt chức năng vốn có.

Video liên quan

Chủ Đề