Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Video Cu hno3 loãng

Phản ứng Cu HNO3 loãng là phản ứng hóa học về kim loại với axit. Hơn nữa đây là phản ứng oxi hóa khử nên cũng được vận dụng rất nhiều vào đề thi. Lessonopoly mời các bạn và các em cùng tìm hiểu chi tiết về phản ứng này.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu
Phản ứng Cu HNO3 loãng tạo ra sản phẩm là gì?

Cu + HNO3 loãng

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Liên quan: cu hno3 loãng

(rắn) (dung dịch loãng) (dung dịch) (khí) (lỏng)

(đỏ) (màu xanh lam)

64 63 188 30 18

Điều kiện phản ứng

– Kim loại đồng

– Dung dịch HNO3 loãng

– Điều kiện phản ứng: không có.

Tiến hành phản ứng

– Cho vào ống nghiệm 1 đến 2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 loãng vào trong ống nghiệm. Xem hiện tượng xảy ra.

Hiện tượng hóa học

– Lá đồng màu đỏ (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3 loãng, ống nghiệm chuyển sang màu xanh (đó là dung dịch Cu(NO3)2 ) và có khí NO thoát ra.

Phương trình phản ứng và cân bằng

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Phương trình ion

Quá trình nhường electron: Cu → Cu+2 + 2e

Quá trình nhận electron: N+5 + 3e → N+2

=> Phương trình sau khi cân bằng với hệ số tối giản nhất:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Xem thêm: thí nghiệm Cu với HNO3 loãng

Cu + HNO3 đặc

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

(rắn) (dd đậm đặc) (rắn) (khí) (lỏng)

(đỏ) (không màu) (trắng) (nâu đỏ) (không màu)

64 63 188 46 18

– Hiện tượng nhận biết:

Chất rắn màu đỏ của Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch và sủi bọt khí do khí màu nâu đỏ Nitơ dioxit (NO2) sinh ra.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu
HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2, HNO3 loãng tạo thành NO.

– Lưu ý:

Axit nitric HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu. Khi đó, kim loại bị oxi hoá đến mức oxi hoá cao và tạo ra muối nitrat. Thông thường, nếu dùng dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2, còn dung dịch loãng thì tạo thành NO.

CuO + HNO3 loãng

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

(rắn) (dd) (dd) (lỏng)

(đen) (không màu) (xanh lam) (không màu)

80 63 188 18

Mg + HNO3 loãng

– Mg + HNO3 loãng sinh ra khí NO

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

(rắn) (dung dịch) (rắn) (khí) (lỏng)

(không màu) (không màu)

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

– Mg + HNO3 loãng sinh ra NH4NO3

10HNO3 + 4Mg → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

(dung dịch) (rắn) (rắn) (khí) (lỏng)

(không màu) (không màu)

Al + HNO3 loãng

– Al + HNO3 loãng sinh ra khí N2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

(rắn) (dd loãng) (rắn) (khí) (lỏng)

(trắng bạc) (không màu) (trắng) (không màu) (không màu)

– Al + HNO3 loãng sinh ra NH4NO3

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

(rắn) (lỏng) (lỏng) (lỏng)

(trắng bạc) (không màu) (không màu) (không màu) (không màu)

Fe + HNO3 loãng

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

(dd loãng, nóng) (khí)

Ag + HNO3 loãng

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + 2H2O + NO

(rắn) (dd pha loãng) (kết tủa) (lỏng) (khí)

(trắng) (không màu) (trắng)

– Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu
Kim loại tác dụng với HNO3

Bài tập vận dụng

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 7,56 gam HNO3 thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Giá trị V là A. 0,336 B. 0,448. C. 0,560. D. 0,672.

Giải:

– Chất rắn Z gồm KNO3 và KOH(dư). Khi nung Z ta thu được KNO2 và KOH(dư). Theo đề ta có :

85nKNO2 + 56nKOH = m rắn, => nKNO2 = 0,1 mol

BT: K → nKNO2 + nKOH = nKOH ban đầu, => nKOH dư = 0,005 mol.

BT: N → nNO2 + nNO = nHNO3 – nKNO2 = 0,02 mol;

=> V(NO, NO2) = 0,448 lít

Bài 2. Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là A. 8,32. B. 3,90. C. 4,16. D. 6,40.

Bài 3. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là A. Dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu đỏ thoát ra B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ và có khí màu xanh thoát ra C. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra

Bài 4. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là A. Cu B. Fe C. Zn D. Al

Bài 5. Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là: A. 8 B. 10 C. 11 D. 9

Bài 6. Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch X và 448 ml (đo ở 354,90 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí Y khô gồm 2 khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỷ khối của Y so với oxi bằng 0,716 lần tỷ khối của khí cacbonic so với nitơ. Làm khan X một cách cẩn thận thu được m gam chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn T. Tính giá trị của m

Bài 7. Cho 0,54g bột Al hoà tan hết trong 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO (đo ở đktc).

a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2.

b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A thu được.

Bài 8. Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A (gồm NO và N2O) có tỉ khối dA/H2 = 16,75. Tính m.

Bài 9. Nếu cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với 180ml HNO3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được V1 lít NO (đktc) duy nhất và dung dịch A. Nếu cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với 180ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M sau khi phản ứng kết thúc thu được V2 lít NO (đktc) duy nhất và dung dịch B.Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch B. Chọn đáp án đúng. A. 22,86 gam B. 21,86 gam C. 20,86 gam D. 23,86 gam

Bài 10. Cho m gam bột kim loại đồng vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, có khí NO thoát ra. Để hòa tan vừa hết chất rắn, cần thêm tiếp 100 ml dung dịch HCl 0,8M vào nữa, đồng thời cũng có khí NO thoát ra. Trị số của m là: A. 9,60 gam B. 11,52 gam C. 10,24 gam D. 12,54 gam

Như vậy, phản ứng Cu HNO3 loãng tạo ra dung dịch Cu(NO3)2 , khí NO thoát ra và nước. Các em nên chú ý phản ứng của kim loại với HNO3, vì HNO3 là axit mạnh, có tính khử mạnh, nên sẽ tạo ra sản phẩm sinh ra các khí khác nhau thi thay đổi điều kiện và tỉ lệ mol. Hy vọng bài viết của lessonopoly giúp các em vận dụng và làm bài tập tốt.

Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm: Dây điện. Que hàn đồng. Tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa. Đúc tượng: Ví dụ tượng Nữ thần Tự Do, chứa 81,3 tấn (179.200 pound) đồng hợp kim. Cuộn từ của nam châm điện. Động cơ, đặc biệt là các động cơ điện. Động cơ hơi nước của Watt. Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch và các chuyển mạch điện. Ống chân không, ống tia âm cực và magnetron trong các lò vi ba. Bộ dẫn sóng cho các bức xạ vi ba. Việc sử dụng đồng trong các mạch IC đã trở nên phổ biến hơn để thay thế cho nhôm vì độ dẫn điện cao của nó. Là một thành phần trong tiền kim loại. Trong đồ nhà bếp, chẳng hạn như chảo rán. Phần lớn các đồ dùng bằng niken trắng dùng ở bàn ăn (dao, nĩa, thìa) có chứa một lượng đồng nhất định. Trong chế tạo đồ đựng thức ăn bằng bạc (hàm lượng bạc từ 92,5% trở lên), có chứa một số phần trăm đồng. Là thành phần của gốm kim loại và thủy tinh màu. Các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại nhạc khí từ đồng thau. Làm bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thủy để chống hà. Các hợp chất, chẳng hạn như dung dịch Fehling, có ứng dụng trong phân tích hóa học. Đồng (II) Sulfat được sử dụng như là thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước. Đồ đồng là những sản phẩm làm từ nguyên liệu bằng đồng ví dụ như tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Từ lâu đồ đồng đã được dùng như là những dụng cụ, đồ vật trang trí trong nhà không thể thiếu của người Việt Nam chúng ta. Nhất là trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian. Từ lâu người Việt đã dùng đồng để làm đồ thờ cúng trong ban thờ gia tiên như: hoành phi câu đối bằng đồng, bộ đồ thờ cúng bằng đồng, đỉnh đồng, lư đồng, hạc đồng... Đồ đồng mỹ nghệ là những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng luôn được ưa chuộng và rất hay được sử dụng trong nhà nhất là tranh đồng, tượng đồng Đồ đồng phong thủy là những vật phẩm, linh vật, tượng... làm từ đồng. Đồ đồng phong thủy dùng để trấn trạch, hoặc dùng để thỉnh cầu một nguyện vọng nào đó: hóa cát thành hung, giải thoát tai ương, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình và gia đình mình


Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

1. Ứng dụng

Axit nitric là một chất lỏng có màu vàng nhạt đến nâu đỏ, nó là một hóa chất có tầm quan trọng thương mại lớn. Cho đến nay, hơn 80% sản lượng axit nitric được sản xuất ra phục vụ cho ngành sản xuất phân bón. Trong số này thì 96% được sử dụng để sản xuất amoni nitrat và canxi amoni nitrat. Một lượng tương đối nhỏ nitrat amoni được sử dụng để chế tạo thuốc nổ. Một lượng axit nitric còn lại được sử dụng để sản xuất các chất trung gian trong công nghiệp polyme đặc biệt là trong sản xuất hexandioic (axit adipic) để tạo polyamit và TDI (toluen diisocyanat hoặc methylbenzen diisocyanat) và dinitrobenzene, hai trong số một loạt thuốc thử được sử dụng để sản xuất polyuretan. Nitrobenzen được sử dụng để sản xuất anilin, là thuốc thửu chính để sản xuất thuốc nhuộm.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu
Axit nitric là một chất lỏng có màu vàng nhạt đến nâu đỏ, nó là một hóa chất có tầm quan trọng thương mại lớn. Cho đến nay, hơn 80% sản lượng axit nitric được sản xuất ra phục vụ cho ngành sản xuất phân bón. 

Ngoài ra, axit nitric còn được sử dụng trong một số ngành sau:

a. Sử dụng như một chất oxy hóa

Tiền thân của nylon, axit adipic được sản xuất trên quy mô lớn bằng cách oxy hóa "dầu KA" - Một hỗn hợp của xyclohexanone và xyclohexanol với axit nitric.

b. Thuốc phóng tên lửa

Axit nitric đã được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như chất oxy hóa trong tên lửa nhiên liệu lỏng. Các dạng này bao gồm axit nitric bốc khói đỏ, axit nitric bốc khói trắng, hỗn hợp với axit sunfuric và các dạng này với chất ức chế HF. 

c. Gia công kim loại

Axit nitric có thể được sử dụng để chuyển đổi kim loại sang dạng oxy hóa, chẳng hạn chuyển kim loại đồng thành nitrat cốc. Nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với axit clohydric như nước cường toan để hòa tan các kim loại quý như vàng. Các muối này có thể được sử dụng để tinh chế vàng và các loại khác có độ tinh khiết vượt quá 99,9% bằng các quá trình kết tinh lại và kết tủa chọn lọc.

d. Chế biến gỗ

Ở nồng độ thấp (khoảng 10%) axit nitric được sử dụng để làm giả nhân tạo cây thông và cây phong. Màu sắc được tạo ra là vàng xám rất giống gỗ hoàn thiện bằng sáp hoặc dầu rất cũ (Gỗ hoàn thiện)

e. Chất làm sạch

Tác dụng ăn mòn của axit nitric được khai thác cho một số ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như ăn mòn trong sản xuất in, tẩy gỉ thép không gỉ hoặc làm sạch tấm silicon trong thiết bị điện tử.

Một dung dịch của axit nitric, nước và rượu, nital được sử dụng để ăn mòn kim loại để lộ cấu trúc vi mô. ISO 14104 là một trong những tiêu chuẩn quy định chi tiết quy trình nổi tiếng này.

Axit nitric được sử dụng kết hợp với axit clohydric hoặc một mình để làm sạch các nắp kính và lam kính cho các ứng dụng kính hiển vi cao cấp. Nó cũng được sử dụng để làm sạch thủy tinh trước khi tráng bạc khi làm gương bạc.

Hỗn hợp dung dịch nước thương mại có sẵn của 5 - 30% axit nitric và 15-40% axit photphoric thường được sử dụng để làm sạch thực phẩm, thiết bị sữa chủ yếu là để loại bỏ các hợp chất canxi và magie kết tủa.

2. An toàn

Mắt

Nếu hóa chất này tiếp xúc với mắt, ngay lập tức rửa mắt với một lượng lớn nước, thỉnh thoảng nâng mi dưới và trên. Sau đó đưa đến phòng khám ngay lập tức. Không nên đeo kính áp tròng khi làm việc với hóa chất này. 

Da

Nếu hóa chất này tiếp xúc với da, hãy rửa ngay vùng da bị nhiễm độc bằng nước trong ít nhất 15 phút.. Nếu bị dính vào áo quần thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo và xối vào da với nước lạnh và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Hít thở

Nếu một người hít phải một lượng lớn hóa chất này, hãy di chuyển người tiếp xúc với không khí trong lành ngay lập tức. Nếu ngừng thở, tiến hành hồi sức bằng miệng - miệng. giữ cho cơ thể được ấm áp và nghỉ gơi.

Nuốt

Nếu nuốt phải hóa chất này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.


Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Đồng (II) nitrat tìm thấy nhiều ứng dụng khác nhau, ứng dụng chính là chuyển đổi thành oxit đồng (II) , được sử dụng làm chất xúc tác cho nhiều quá trình trong hóa học hữu cơ . Các giải pháp của nó được sử dụng trong dệt may và các chất đánh bóng cho các kim loại khác. Đồng nitrat được tìm thấy trong một số pháo hoa . Nó thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm của trường để chứng minh các phản ứng tế bào bay hơi hóa học . Nó là một thành phần trong một số men gốm và kim loại patin. Tổng hợp hữu cơ Đồng nitrat, kết hợp với anhydrid acetic , là thuốc thử hiệu quả cho quá trình nitrat hóa các hợp chất thơm , được gọi là nitrat Menke để vinh danh nhà hóa học người Hà Lan đã phát hiện ra rằng nitrat kim loại là thuốc thử hiệu quả cho quá trình nitrat hóa. Nitrat đồng ngậm nước hấp phụ vào đất sét tạo ra một thuốc thử gọi là "Claycop". Đất sét màu xanh thu được được sử dụng làm bùn, ví dụ cho quá trình oxy hóa thiols thành disulfide . Claycop cũng được sử dụng để chuyển đổi dithioacetals thành carbonyl.Một thuốc thử liên quan dựa trên montmorillonite đã được chứng minh là hữu ích cho quá trình nitrat hóa các hợp chất thơm

H2O (nước )


Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Nước là một hợp chất liên quan trực tiếp và rộng rãi đến sự sống trên Trái Đất, là cơ sở của sự sống đối với mọi sinh vật. Đối với thế giới vô sinh, nước là một thành phần tham gia rộng rãi vào các phản ứng hóa học, nước là dung môi và là môi trường tàng trữ các điều kiện để thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình hóa học. Đối với con người nước là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Nước là một hợp chất liên quan trực tiếp và rộng rãi đến sự sống trên Trái Đất, là cơ sở của sự sống đối với mọi sinh vật

1. Tài nguyên nước và chu trình nước toàn cầu

Trái Đất có khoảng 361 triệu km2 diện tích các đại dương (71% diện tích bề mặt Trái Đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỉ km3, trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km3 (6,1%), còn 93,9% nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km3 (1,88 % thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực Trái Đất. Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng được 4,2 triệu km3 (0,28%) thủy quyển.

Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và chuyển trạng thái (lỏng, khí, rắn) tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển: Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa. Nước vận chuyển trong các quyển, hòa tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, chất khoáng và một số chất cần thiết cho đời sống của động và thực vật.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Chu trình tuần hoàn của nước

Nước ao, hồ, sông và đại dương... nhờ năng lượng Mặt Trời bốc hơi vào khí quyển, hơi nước ngưng tụ lại rồi mưa rơi xuống bề mặt Trái Đất. Nước chu chuyển trong phạm vi toàn cầu, tạo nên các cân bằng nước và tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu Trái Đất. Hơi nước thoát từ các loài thực vật làm tăng độ ẩm của không khí. Một phần nước mưa thấm qua đất thành nước ngầm, nước ngầm và nước bề mặt đều hướng ra biển để tuần hoàn trở lại, đó là chu trình nước. Tuy nhiên, lượng nước ngọt và nước mưa trên hành tinh phân bố không đều. Hiện nay, hàng trăm trên toàn thế giới mới sử dụng khoảng 4.000 km3 nước ngọt, chiếm khoảng 40% lượng nước ngọt có thể khai thác được.

2.  Vai trò của nước

Nước ngọt là tài nguyên có thể tái tạo được, nhưng sử dụng phải cân bằng giữa nguồn nước dự trữ và tái tạo. Sử dụng cần phải hợp lý nếu muốn cho sự sống tiếp diễn lâu dài, vì hết nước thì cuộc sống của động - thực vật sẽ không tồn tại.

Trong Vũ trụ bao la chỉ có Trái Đất là có nước ở dạng lỏng, vì vậy giá trị của nước sau nhiều thập kỷ xem xét đã được đánh giá "Như dòng máu nuôi cơ thể con người dưới một danh từ là máu sinh học của Trái Đất, do vậy nước quý hơn vàng" 

Điều kiện hình thành đời sống thực vật phải có nước, nước chính là biểu hiện nơi muôn loài có thể sống được, đó là giá trị đích thực của nước.

Môi trường nước không tồn tại cô lập với các môi trường khác, nó luôn tiếp xúc trực tiếp với không khí, đất và sinh quyển. Phản ứng hóa học trong môi trường nước có rất nhiều nét đặc thù khi so sánh với cùng phản ứng đó trong phòng thí nghiệm hay trong sản xuất công nghiệp. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là tính không cân bằng nhiệt động của hệ do tính "mở" tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển và số tạp chất trong nước cực kỳ đa dạng. giữa chúng luôn có quá trình trao đổi chất, năng lượng (nhiệt, quang, cơ năng), xảy ra sôi động giữa bề mặt phân cách pha. Ngay trong lòng nước cũng xảy ra các quá trình xa lạ với quy luật cân bằng hóa học - quá trình giảm entropi, sự hình thành và phát triển của các vi sinh vật.

a. Đời sống con người

Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Con người có thể không ăn trong nhiều ngày mà vẫn sống, nhưng sẽ bị chết chỉ sau ít ngày (khoảng 3 ngày) nhịn khát, vì cơ thể người có khoảng 65 - 86% nước, nếu mất 12% nước cơ thể sẽ bị hôn mê và có thể chết.

Để hoạt động bình thường, cơ thể cần từ một đến bảy lít nước mỗi ngày để tránh mất nước; số lượng chính xác phụ thuộc vào mức độ hoạt động, nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác. Hầu hết lượng này được tiêu hóa qua các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác ngoài việc uống nước lọc. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Anh khuyên rằng, đối với một người khỏe mạnh thì cần khoảng 2,5 lít tổng lượng nước mỗi ngày là mức tối thiểu để duy trì lượng nước thích hợp. 

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Mỗi ngày trung bình mỗi người cần khoảng 2,5 đến 4 lít nước để cung cấp cho cơ thể. Khi cơ thể mất từ 10 đến 20 % lượng nước có thể trong cơ thể, động vật có thể chết.

Thận khỏe mạnh có thể bài tiết từ 0,8 lít đến 1 lít nước mỗi giờ, nhưng căng thẳng như tập thể dục có thể làm giảm lượng nước này. Mọi người có thể uống nhiều nước hơn mức cần thiết trong khi tập thể dục, khiến họ có nguy cơ bị nhiễm độcnước có thể gây tử vong. 

Cụ thể, lượng nước cần thiết dành cho từng loại đối tượng như sau:

- Đàn ông tiêu thụ khoảng 3 lít, phụ nữ là 2,2 lít

- Phụ nữ mang thai cần 2,4 lít và phụ nữ đang cho con bú cần uống khoảng 3 lít bởi vì một lượng lớn chất lỏng bị mất trong quá trình cho con bú. 

Khoảng 20 % lượng nước nạp vào là từ thức ăn, trong khi phần còn lại đến hơi thở. Khi gắng sức và tiếp xúc với nhiệt, lượng nước mất đi sẽ tăng lên và nhu cầu chất lỏng hàng ngày cũng có thể tăng lên. 

b. Công nghiệp và nông nghiệp

Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp và nhất là nông nghiệp rất lớn. Để khai thác một tấn dầu mỏ cần phải có 10m3 nước, muốn chế tạo một tấn sợi tổng hợp cần có 5600 m3 nước, một trung tâm nhiệt điện hiện đại với công suất 1 triệu kW cần đến 1,2 - 1,6 tỉ m3 nước trong một năm.

Tóm lại, nước có một vai trò quan trọng không thể thiếu được cho sự sống tồn tại trên Trái Đất, là máu sinh học của Trái Đất nhưng nước cũng là nguồn gây tử vong cho một người, cho nhiều người và cả một cộng đồng rộng lớn. Vì vậy, nói đến nước là nói tới việc bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển rừng để tái tạo lại nguồn nước, hạn chế cường độ dòng lũ lụt, để sử dụng nguồn nước làm thủy điện, để cung cấp nước sạch. Phải sử dụng hợp lý nước sinh hoạt và sản xuất đi đôi với việc chống ô nhiễm nguồn nước đã khai thác sử dụng, phải xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt.

3. Sự thật thú vị 

- Khoảng 97% nước của Trái Đất là nước mặn (biển, đại dương), có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Khoảng 2% nước thuộc dạng băng đá nằm ở hai cực Trái Đất. Chỉ có 1% nước của Trái Đất kể trên được con người sử dụng, trong đó: khoảng 30% dùng cho mục đích tưới tiêu, 50% dùng cho các nhà máy sản xuất năng lượng, 7% dùng cho sinh hoạt và 12% dùng cho sản xuất công nghiệp.

Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Khoảng 97% nước của Trái Đất là nước mặn (biển, đại dương), có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho nhu cầu sinh hoạt của con người.

- Nước bề mặt dễ bị ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải của con người và động vật có trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

- Bên cạnh đó, nước còn là một trong những chỉ tiêu xác định mức độ phát triển của nền kinh tế xã hội. Thí dụ, để có được 1 tấn sản phẩm thì lượng nước cần tiêu thụ như sau: than thì cần từ 3 đến 5 tấn nước; dầu mỏ từ 30 đến 50 tấn nước; giấy từ 200 - 300 tấn nước; gạo từ 5000 - 10000 tấn nước; thịt từ 20000 - 30000 tấn nước.

- Bạn có biết nước tinh khiết nhất ở trong thiên nhiên là nước mưa và tuyết không? Nhưng chúng cũng chứa một số khí tan được và những chất khác có ở trong khí quyển như O2, N2, CO2, các muối amoni nitrat, nitrit và cacbonat, những dấu vết của các chất hữu cơ, bụi. 

- Nước ngầm là nước mưa rơi xuống mặt đất, thấm qua những lớp thấm nước như đất, cát đi đến lớp không thấm nước như đất sét sẽ tạo nên hồ nước ngầm. Thành phần của nước ngầm phụ thuộc vào những lớp đất mà nó đi qua và vào thời gian nó tiếp xúc với các lớp đó.

- Nước sông chứa nhiều tạp chất và với lượng nhiều hơn so với nước ngầm. Ngoài các khí tan được của khí quyển như O2, N2, CO2 trong nước sông còn có các muối carbonat, sulfat, chloride, của một số kim loại như calci, magie và natri, các chất hữu cơ, một ít chất vô cơ ở dạng lơ lửng. 

NO (nitơ oxit )


Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng dư với Cu

Hỗn hợp Nitric oxit với oxy được sử dụng để chăm sóc đặc biệt để thúc đẩy sự giãn nở của mao mạch và phổi để điều trị cao huyết áp ban đầu ở bệnh nhân sơ sinh[1][Cần cập nhật][2] Và các bệnh hô hấp có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Đây thường là giải pháp cuối cùng trước khi sử dụng oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO). Liệu pháp nitric oxit có tiềm năng làm tăng đáng kể xác suất sinh tồn, và trong một số trường hợp, cứu sống trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh mạch phổi. Ngoài ra NO còn là nguyên liệu sản xuất axit nitric, citric, muối nitrat, citrat,...