W đọc là gì trong vật lý

[Last Updated On: 17/12/2021]

Trong Vật lý, các ký hiệu hoặc biểu tượng khác nhau được sử dụng để biểu thị các đại lượng khác nhau. Các ký hiệu làm cho việc biểu diễn các đại lượng dễ dàng hơn. Trong bài viết này, một số ký hiệu vật lý phổ biến nhất được đề cập đến.

Một số câu hỏi thường gặp như:

  • Q là ký hiệu gì trong vật lý?
  • I ký hiệu là gì?
  • Ký hiệu t nghĩa là gì trong vật lý?
  • Chiều cao ký hiệu là gì

Điều thú vị là một số ký hiệu vật lý rất liên quan [như “d” cho khoảng cách] trong khi một số thì không liên quan [như “c” cho tốc độ ánh sáng]. Dưới đây là danh sách chi tiết các ký hiệu được sử dụng phổ biến nhất trong vật lý với các đơn vị SI. Cần lưu ý rằng một ký hiệu cụ thể có thể có liên quan đến nhiều hơn một đại lượng.

Ký hiệu Vật lý cho Một số Đại lượng Cơ bản:

Số lượng vật lý[Các] ký hiệuTên ký hiệuĐơn vị SI
Khối lượng m Kilôgam [Kg]
Thời gian t Giây
Khoảng cách d Mét [m]
Chiều dài / chiều rộng / chiều cao d, r, h Mét [m]
Chu vi / nửa chu vi P, p Mét [m]
Bán kính / đường kinh r, d Mét [m]
Diện tích S m 2
Thể tích V m 3
Khối lượng riêng D kg / m 3
Trọng lượng riêng d N/m³
Nhiệt độ T Kelvin [K]
Tần số f, v Hertz [Hz]
Nhiệt lượng Q Joule [J]
Nhiệt dung riêng c J kg −1 K −1
Bước sóng λ lambda mét [m]
Độ dịch chuyển góc θ theta Radian [rad]
Tốc độ ánh sáng và âm thanh c m/s
Tần số góc ω omega Radian trên giây [rad / s]

Các ký hiệu vật lý trong Cơ học:

Số lượng vật lý [Các] ký hiệu Tên ký hiệu Đơn vị SI
Vận tốc v m/s
Gia tốc a mét trên giây bình phương [m / s 2 ]
Gia tốc góc α alpha radian trên giây bình phương [rad / s 2 ]
Quán tính P kg⋅m / s
Khoảng thời gian T S hoặc giây
Lực F Newton [N]
Mô-men xoắn T tau N⋅m
Công suất P Watt [W]
Công A [W trogn tiếng anh] Joule [J]
Năng lượng E Joule [J]
Áp suất P Pascal [Pa]
Lực quán tính I kg m2
Động lượng góc L kg⋅m 2 s -1
ma sát f Newton [N]
Hệ số ma sát µ mu
Động năng K Joule [J]
Năng lượng tiềm năng U Joule [J]

Các ký hiệu Vật lý trong Điện & Từ trường:

Số lượng vật lý[Các] ký hiệuTên ký hiệuĐơn vị SI
Điện tích q, Q Cu lông [C]
Cường độ dòng điện I Ampe [A]
Điện trở R Ohms [Ω]
Độ tự cảm L Henry [H]
Điện dung C Farad [F]
Hiệu điện thế V Vôn [V]
Điện trường E Newton trên mỗi culong[NC -1 ]
Cảm ứng từ B Tesla

Một số ký hiệu khác

  • Min: Giá trị nhỏ nhất
  • Max: giá trị lớn nhất

Trên đây là một vài đại lượng vật lý quan trọng cùng với các ký hiệu của chúng.

Câu hỏi: W là gì trong vật lý?

Trả lời:

W là Oát, đơn vị của công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt.

+] 1KW= 1000W

+]1MW= 1.000.000W

Cùng Top lời giải tìm hiểu về công suất và cách tính công suất tiêu thụ ngay dưới đây bạn nhé!

Công suất, công suất điện tiêu thụ

Công suất được hiểu theo khái niệm đơn giản như sau: Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy. Nó được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gia Nó đực tính bằng công thức:

P =A/t

Trong đó:

P: công suất được đo bằng [Jun/giây [J/s] hoặc Oát [W]

A: công thực hiện [N.m hoặc J]

T: thời gian thực hiện công [s]

Công suất tiêu thụ điện năng

Công suất tiêu thụ điện năng là thông số hiển thị để người dùng biết được chính xác được thiết bị mình sử dụng có điện năng tiêu thụ là bao nhiêu. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là nó tiêu tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng để làm căn cứ để tính toán số điện sử dụng mỗi tháng và chi phí phải trả.

Việc tính được công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa theo các thông số kỹ thuật được ghi trên thiết bị. Nó giúp bạn có thể lựa chọn được thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế mỗi gia đình.

Công suất được ghi trên các thiết bị điện cũng giúp cho bạn có thể tính toàn được lượng điện tiêu thụ trong gia đình được dễ dàng hơn. Khi bạn có thể nắm được công suất điện tiêu thụ trên mỗi thiết bị thì có thể cân đối được tài chính, có kế hoạch sử dụng điện hợp lý để tiết kiệm ngân sách.

Ví dụ:

Tính điện năng tiêu thụ của 1 chiếc tủ lạnh có công suất là 75W trong 1 tháng?

Với câu hỏi này, điện năng tiêu thụ của chiếc tủ lạnh trên được tính như sau:

Đơn vị tiêu thụ điện là Kw/h hoặc W/h trong đó 1kwh= 1000Wh tương đương với 1 số điện. Tủ lạnh có công suất là 75W nghĩa là trong 1 giờ nó sẽ tiêu tốn 0.075 KW điện.

1 ngày chiếc tủ lạnh đó tiêu hao số điện là:

0.075 x 24 = 1.8 kWh điện

Từ đó, trong 1 tháng chiếc tủ lạnh này sẽ tiêu thụ hết: 1.8 x 30 = 54 kWh [54 số điện]

Công thức tính công suất tiêu thụ điện

Công thức: P = A/t = U.I

Trong đó:

P: công suất tiêu thụ – đơn vị W

A: điện năng tiêu thụ – đơn vị J

T: thời gian – đơn vị s

U: hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch – đơn vị V

Dựa vào những thông số công suất tiêu thụ ghi trên đồ dùng. Các bạn có thể tính được công suất tiêu thụ điện của thiết bị đó. Từ đây người dùng có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của các gia đình, đơn vị sản xuất để có kế hoạch phân bổ phù hợp.

Công thức tính công suất của dòng điện

Công thức: P = U.Icos[φu– φi] = UIcosφ​

Trong đó:​

P: công suất của mạch điện xoay chiều [W].

U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều [V].

I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều [A].

cos φ:hệ số công suấtcủa đoạn mạch xoay chiều.

Theo đó các bạn sẽ có điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều sẽ tương tự như của mạch điện theo dòng điện không đổi. Cách tính này lại được thực hiện theo biểu thức sau: W = P.t.

Trong đó:​

W: điện năng tiêu thụ [công của mạch điện] [J].

P: công suất mạch điện [W].

t: thời gian sử dụng điện [s].

Thông thường sẽ sử dụng công tơ điện để đo được lượng điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị. Lúc này điện năng tiêu thị sẽ được tính theo đơn vị là kWh, cụ thể đó là: 1 số điện = 1kWh = 1000[W].3600[s] = 3 600 000 [J].

Công thức tính công suất điện 3 pha

Đối với dòng điện 3 pha thì lại có công thức tính điện năng tiêu thụ khác. Với những dòng máy móc công nghiệp lớn, cụ thể như máy giặt công nghiệp, máy rửa bát, máy hút bụi công nghiệp hay máy nén khí công nghiệp… sẽ dùng dòng điện 3 pha. Bởi vì lượng điện tiêu thụ của dòng máy này là vô cùng lớn. Có 2 cách với 2 công thức bạn có thể thực hiện đó là:

Cách 1: Thực hiện theo công thức: P = [U1xI1 + U2xI2 + U3I3] x H

Cụ thể:

H là thời gian tính bằng giờ.

U là điện áp.

I là dòng điện.

Ta cũng có công suất tiêu thụ của bóng đèn: P=UxIxH

Cách 2: Thực hiện theo công thức tính công suất điện 3 pha như sau: P = U.I.cosφ

Cụ thể:

I là cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi tải.

cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải.

Video liên quan

Chủ Đề