Ý nghĩa slogan của apple

Với mỗi thương hiệu, slogan không chỉ đơn giản là một câu nói mà còn ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa đặc biệt. Khi nhắc đến những câu nói này, bạn sẽ nhớ ngay đến hình ảnh thương hiệu nào: Just Do It, Connecting People, Think Different,…?

Tạo ra slogan thương hiệu hay là việc khiến không ít các nhà sáng tạo, doanh nghiệp phải đau đầu bởi không dễ để có được một khẩu hiệu thực sự thu hút và có ý nghĩa truyền tải thông điệp của thương hiệu. Sau đây là những slogan hay nhất và những ý nghĩa ẩn sau đó mà bạn chưa biết đến. Hãy thử tìm hiểu, biết đâu bạn sẽ có ý tưởng slogan cho riêng mình!

1. Nike: “Just do it!” (Cứ làm đi)

Ý nghĩa slogan của apple

Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với slogan “Just do it!” của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay thúc đẩy người ta hãy cứ tiến lên và làm điều mình thích.

Ban đầu Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike) tốn rất nhiều thời gian loay hoay giữa các phương án mà đối tác đưa ra mà không cảm thấy hài lòng. Cuối cùng, khi nghe một đối tác đưa thêm phương án “trình bày” nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng muốn buông xuôi rồi!  Nhưng câu nói đầy “thái độ” ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời gắn liền với Nike đến tận bây giờ.

Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng: “Just do it” là lời một bài hát khá thịnh lúc bấy giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty đã được người Mỹ nồng nhiệt đón nhận. Và slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khồng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại.

2. Adidas – Impossible is nothing (Không có gì là không thể)

Hãng giày thể thao Adidas được ra đời vào năm 1949. Thể thao chính là mục tiêu mà Adidas hướng tới. Vào năm 2004, Adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhất trong vòng sáu năm bằng việc in cụm từ “Impossible is nothing” bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng của mọi thời đại trong làng thể thao trên khắp thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội.

Ý nghĩa slogan của apple

Chiến dịch marketing cũng như slogan này của Adidas không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, mà qua đó, tạo tình cảm của người dân với Adidas. Mục tiêu “Không có gì là không thể” nhằm thúc đẩy phong trào thể thao, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao. Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả thông qua slogan “Impossible is nothing” và các chiến dịch marketing cho thấy Adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thị trường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất.

3. Apple: “Think different” (Hãy suy nghĩ khác biệt)

Thương hiệu Quả táo cắn dở hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham muốn khám phá của người sử dụng.

Ý nghĩa slogan của apple

Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.

5. Best Buy- Buyer be happy

Ý nghĩa slogan của apple

Đây là khẩu hiệu mới của Best Buy nhưng hiệu quả sẽ như thế nào? Nó liên quan rất ít đến việc xây dựng thương hiệu với lợi thế về mặt công nghệ. Nó cũng không liên quan đến những chiếc tivi màn hình lớn và những bộ phim quảng cáo sáng tạo tạo nên sản phẩm. Hơn nữa, khẩu hiệu này nghe có vẻ nghi ngờ giống như ‘người mua hãy cẩn thận. Trong khi điều này xoay quanh từ gần như chắc chắn là có chủ ý, nó có thể gợi lên một hình ảnh khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, Best Buy đã có một lịch sử tập trung vào niềm hạnh phúc của người tiêu dùng bằng khẩu hiệu của họ, vì cái mới này đã thay thế cho ‘You Happier’  trước đây là không phù hợp. Cửa hàng này đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc, nhưng nó thực sự có thể làm tốt hơn.

6. Nokia: “Connecting people” (Kết nối mọi người)

Hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với câu khẩu hiệu của hãng điện thoại Nokia: Kết nối mọi người. Câu khẩu hiệu tuy ngắn gọn mà thông minh này tượng trưng cho tiêu chí của công ty, đó là kết nối tất cả mọi người, gạt bỏ những rào cản, khoảng cách với nhau.

Ý nghĩa slogan của apple

Có thể nói Nokia đã rất nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của mình thông qua câu slogan này bằng cách không ngừng chế tạo ra những sản phẩm mới với nhiều tính năng, ứng dụng mới với giá thành hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Nhờ đó mà nhãn hiệu Nokia đã trở thành biểu tượng thân thuộc với tất cả mọi người.

Theo https://marketingai.admicro.vn/

Slogan là một cụm từ tuy ngắn gọn nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nhận diện của một thương hiệu. Những câu slogan không chỉ phải dễ nghe, dễ hiểu mà còn đòi hỏi một sự độc đáo nhất định, cũng giống như doanh nghiệp A của thương hiệu vậy.

Vì vậy, quá trình để đi tìm những con chữ có sức nặng về mặt ý nghĩa (vừa gói gọn hình ảnh thương hiệu, vừa truyền tải thông điệp của thương hiệu) để “dệt” nên một câu slogan ấn tượng là không hề đơn giản.

Nike – Just do it

“Just do it” – câu khẩu hiệu được yêu thích của Nike dường như đã trở thành “kinh điển”. Sự ngắn gọn, đơn giản và khác biệt đã giúp nó trở thành một ví dụ “mẫu mực” trong vai trò tăng độ nhận diện thương hiệu của một slogan.

Có một câu chuyện thú vị rằng ý tưởng của câu khẩu hiệu trên bắt nguồn từ câu nói cuối cùng ở bãi bắn của tên sát nhân hàng loạt Gary Gilmore: “Just do it!”. Tuy nhiên, trái với xuất thân khá “không liên quan” của câu nói trên, chiến dịch “Just do it” của Nike lại được thực thi với thông điệp vô cùng nhân văn.

Câu slogan “Just do it” giúp mọi người vực dậy tinh thần, khích lệ họ hãy đứng lên làm điều mình thích, chẳng cần phải em ngại gì cả, “cứ làm thôi!”. Như vậy, câu slogan của Nike đã chiến thắng và “chạm” được vào trái tim của khách hàng với một emotional benefit hoàn hảo.

KFC – It’s finger lickin’s good (vị ngon trên từng ngón tay)

Khác với slogan của Nike, “It’s finger lickin’s good” lại chứng minh một điều ngược lại: slogan ngắn không phải bao giờ cũng ưu thế. Bởi khi so sánh hiệu quả nhận diện thương hiệu giữa slogan mới “So good” được ra mắt năm 2011 và slogan cũ này, rõ ràng mặc dù ngắn và dễ nhớ hơn rất nhiều nhưng nó vẫn không để lại cho khách hàng ấn tượng sâu sắc và sự liên tưởng thú vị như “It’s finger lickin’s good”.

Một điều ta có thể học hỏi được từ câu slogan cũ của KFC đó chính là sự sáng tạo đôi khi lại bắt nguồn từ những chất liệu bình thường nhất ở cuộc sống hàng, từ những cái rất “người”. Khi nhắn đến “Vị ngon trên từng ngón tay”, chắc hẳn chúng ta nhìn ra được hình ảnh một người đang ăn KFC và mút ngón tay với vẻ ngon lành.

Câu slogan thực sự đã khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng khi nghĩ đến thương hiệu KFC.

Tuy nhiên, gần đây KFC đã phải tạm ngừng sử dụng câu slogan trên do không phù hợp về mặt dịch tễ trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đại diện KFC đã nhấn mạnh rằng khẩu hiệu này chỉ tạm dừng trong một khoảng thời gian và sẽ được sử dụng lại vào “thời điểm thích hợp”.

Apple – “think different” (hãy suy nghĩ khác biệt)

Với “Think different”, Apple đã chứng minh được slogan chính là một trong những công cụ đắc lực nhất để khác biệt hóa thương hiệu. Quả thật, giữa vô vàn thương hiệu cạnh tranh trên thị trường, Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hóa thương hiệu từ mẫu mã cho đến các phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm.

Và sự khác biệt ấy đã được gói ghém trọn vẹn trong slogan: “Think different”. Với khẩu hiệu này, Apple muốn đề cao giá trị của sự sáng tạo vô tận và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khác biệt!

Đã có nhiều tranh luận về tính đúng đắn trong ngữ pháp của câu slogan này nhưng rồi chính câu slogan đó này đã ăn sâu vào tâm trí người dùng Apple và các khách hàng mới suốt từ khi Steve Jobs lần đầu giới thiệu nó tại Hội nghị Seybold diễn ra vào tháng 10/1997 tại San Francisco.

Cũng tại sự kiện đó, một chiến dịch truyền thông “Think Different” – Hãy nghĩ khác, đã mang đến cho chúng ta những thứ “điên khùng” làm thay đổi hoàn toàn thế giới công nghệ sau đó.

Prudential – “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Độ lan rộng cũng như độ nhận diện thương hiệu của câu slogan này là không có gì để bàn cãi. Câu khẩu hiệu của Prudential phổ biến đến nổi nó đã trở thành một chủ đề bàn luận về ý nghĩa hay thậm chí để “chế” ra những câu nói hài hước của giới trẻ.

Và ngẫu nhiên, bằng cách này, câu slogan đã trở thành hình thức PR miễn phí cho công ty. Quả thực đây là một nước đi “khôn khéo” của Prudential.

Không chỉ ở độ phổ biến, bản thân câu slogan cũng truyền tải được trọn vẹn sứ mệnh của tập đoàn. “Luôn luôn lắng nghe” là khi Prudential tiếp cận và thể hiện sự trân trọng của họ đến khách hàng của mình, lắng nghe họ chia sẻ về cuộc sống, về những khó khăn trong việc bảo vệ tài chính.

“Luôn luôn thấu hiểu” là khi Prudential đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với khách hàng, tạo điều kiện để họ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp nhất khi đồng hành cùng hãng. Câu slogan với 2 vế đối “lắng nghe – thấu hiểu” đã tạo nên một thông điệp mang tính tương tác rất tốt và tạo một cảm nhận sâu lắng và thiện cảm của khách hàng đối với tập đoàn.

Chia sẻ của Mỹ Trang

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Ý nghĩa slogan của apple

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Ý nghĩa slogan của apple

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Ý nghĩa slogan của apple

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ý nghĩa slogan của apple

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ý nghĩa slogan của apple

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...