Ai là người lập ra nhà mạc

 

Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc ở Kiến Thụy – Hải Phòng


 
Tồn tại ngắn ngủi  Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh [Hải Dương] là những danh nho đời Trần. Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển vào quân túc vệ chuyên bảo vệ hoàng cung. Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.  Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính.  Trong hai người con của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh và Mạc Chính Trung thì con cả là Đăng Doanh ngay dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong tước Dục Mỹ hầu, sớm được tham gia triều chính. Thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi và trị vì được coi là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc. Trong số các người con của Mạc Đăng Doanh đáng chú ý là người con thứ hai Mạc Phúc Tư và thứ ba là Mạc Kính Điển. Hai người đã phò giúp vua anh là Mạc Phúc Hải và vua cháu Mạc Phúc Nguyên sau này. Năm 1546, vua Mạc Phúc Hải mất, chức phụ chính đại thần vào tay Mạc Kính Điển phò tá thái tử Mạc Phúc Nguyên. 

Đầu năm 1593, quân Lê -Trịnh sau khi lấy lại Thăng Long, Dương Kinh, Tuyên Quang liền tấn công xứ Hải Đông. Mạc Phúc Tư cùng hai thân vương đưa quân chống cự không nổi đã tự vẫn tại đây. Con trai Mạc Phúc Tư là Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc Huệ Khánh cố thủ thành Dền được 5 tháng phải phá vây vì hết lương thảo. Mạc Thuần Trực chết trận còn Mạc Huệ Khánh thoát khỏi tay quân Lê - Trịnh trốn về Giáp Sơn [nay thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương] đổi tên họ đi khẩn hoang, lập ấp.


 

Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn

Thành tựu và tranh cãi Nếu so sánh với bối cảnh nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau: “Các vua quỷ Uy Mục đế, vua lợn Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền” [trích đại Nam thập lục], các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân đói kém nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó.  Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay thế nhà Trần. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, sai lầm lớn nhất của nhà Mạc là ở đó. Việc thiếu vắng một minh quân với vai trò lãnh đạo, tập hợp lực lượng để đủ sức đối phó với biến loạn trong ngoài. Nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn, đã tổ chức 21 khoa thi hội, tuyển chọn được 460 tiến sĩ và 10 trạng nguyên là những hiền tài, nguyên khí của quốc gia. Thời kỳ đóng đô ở Cao Bằng, nhà Mạc vẫn tổ chức thi cử và đặc biệt đã đào tạo, tuyển chọn được một nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta trong thời kỳ phong kiến, đó là tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Rõ ràng thời kỳ vương triều Mạc đã sản sinh ra và trọng dụng nhiều người hiền tài, nhiều trí thức lớn của mọi thời đại; trong đó tiêu biểu, sáng chói nhất là trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trí rộng, đức dầy, kiến thức uyên thâm, danh nhân văn hóa. Ngẫm câu ông cha ta đã tổng kết "Thời thế tạo anh hùng" thì về mặt này nhà Mạc quả là có những đóng góp to lớn cho đất nước.  Về kinh tế, nhà Mạc có nhiều cải cách, ưu tiên cấp ruộng đất cho nông dân, binh lính; chú trọng khai khẩn ruộng đất, lập làng, đắp đê, làm đường giao thông, cầu cống, có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm, khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, mở mang giao thương trong nước và với nước ngoài. Do sự chi phối quan điểm của nhà Lê và nhà nguyễn, Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều", các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây thực sự là một vương triều tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng có có vai trò tích cực nhất định trong lịch sử Việt Nam. 

Thời gian các vị vua nhà Mạc trị vì:

+ Thái Tổ Mạc Đăng Dung trị vì từ 1527 – 1529. + Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh trị vì từ 1530 – 1540 + Mạc Hiến Tông - Mạc Phú Hải trị vì từ 1540 – 1546 + Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên trị vì từ 1546 – 1561 + Thuần Phúc Đế - Mạc Mậu Hợp trị vì từ 1562 – 1592 + Vũ An vương - Mạc Toàn trị vì từ 1592 - 1593

Theo Đời sống & Pháp luật

Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Đăng Dung [1527-1529] 

Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Dương] là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển [Tể tướng] thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết.

Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua.

Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc.

Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương.

Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.

Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Đăng Doanh [1530-1540] 

Mạc Đăng Doanh là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Tháng Giêng năm 1530 Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn cha làm Thái thượng hoàng. 

Mạc Đăng Doanh làm cung điện nguy nga ở Cổ Trai để Thái thượng hoàng sống ở đó vui thú điền viên, nhưng ngụ ý là trấn giữ một vùng quan trọng làm ngoại viện cho Mạc Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của quốc gia.

Từ khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua thì ở Thanh Hoá, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dựa vào rừng núi ở biên giới Việt - Lào lãnh đạo lực lượng trung hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh. Năm Quý Tỵ - 1533, các cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh lên làm vua gọi là Lê Trang Tông.

Dưới triều nhà Mạc, cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng Nguyên dưới triều Mạc Đăng Doanh.

Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý - 1540, Mạc Đăng Doanh chết, ở ngôi được 10 năm.

Mạc Hiến Tông - Mạc Phúc Hải

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Phúc Hải [1541-1546]

Mạc Phúc Hải là con trưởng của Mạc Đăng Doanh, được ông nội là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập làm vua vào năm Tân Sửu - 1541.

Thời Mạc Phúc Hải đã tiến hành chia cấp lộc điền, đặc biệt ưu tiên binh sĩ, vì lực lượng quân sĩ to lớn được nuôi dưỡng để chống lại nhà Lê trung hưng [Nam Triều].

Ngày 8 tháng 5 năm Bính Ngọ - 1546, Mạc Phúc Hải chết, ở ngôi vua được 5 năm. Con trưởng là Mạc Phúc Nguyên kế vị.

Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Phúc Nguyên [1546-1561] 

Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua vào tháng 5 năm 1546, lúc đó còn nhỏ tuổi, mọi công việc triều chính đều do chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán cả.

Tháng 7/1557, Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoá. Quân Mạc thua to, Mạc Kính Điển phải nhảy xuống sông ẩn nấp suốt 3 ngày mới thoát chết.

Đến năm Kỷ Mùi - 1559, quân Lê - Trịnh mở cuộc tấn công vào hậu phương của nhà Mạc ở Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Hải Dương... Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ ở ngoài thành Đông Đô.

Tháng 12/1561, giữa lúc cuộc chiến Lê - Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bệnh đậu mùa. Mạc Phúc Nguyên làm vua được 15 năm.

Mạc Mậu Hợp

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Mậu Hợp [1562-1592]

Mạc Mậu Hợp là con cả của Mạc Phúc Nguyên, năm 1562 lên ngôi vua hãy còn bé, ứng vương Mạc Đăng Nhượng [con út Mạc Đăng Dung] làm Nhập nội phụ chính ẵm Mạc Mậu Hợp ra coi chầu, tôn ông chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm Khiêm đại vương cùng trông coi việc triều chính. 

Ngày 21 tháng 2 năm Mậu Dần - 1578, Mạc Mậu Hợp bị sét đánh ở trong cung, liệt nửa người, sau chữa thuốc lại khỏi, bèn đổi niên hiệu là Diên Khánh.

Tháng 10 năm Canh Thìn - 1580, Phụ chính Mạc Kính Điển, trụ cột của triều Mạc chết, ứng vương Mạc Đăng Nhượng giữ quyền phụ chính quyết định mọi việc nhưng lại thường về sống ở Dương Kinh vì vậy việc triều chính bê bối không ai quyết đoán. 

Năm 1581, Mạc Mậu Hợp bị chứng thong manh, chữa mãi mới khỏi. Khỏi bệnh, Mạc Mậu Hợp lao vào ăn chơi truỵ lạc. Chính sự nhà Mạc ngày càng đổ nát, binh lực suy yếu, lòng người ly tán. 

Ngày 25 tháng 11 năm 1592, thủy quân Lê - Trịnh gồm 300 chiến thuyền đánh vào các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Kinh Môn [tỉnh Hải Dương ngày nay]. Quân Mạc tan vỡ, dư Đảng nhà Mạc xin hàng Trịnh Tùng rất đông. Mạc Mậu Hợp chạy trốn, bị bắt giải về kinh đô Đông Đô, bị treo sống 3 ngày rồi bị chém đầu ở bãi cát Bồ Đề. Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua được 30 năm, khi chết 31 tuổi.

Con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Toàn chạy trốn, sau bị quân Trịnh bắt được đem chém đầu tại bến Thảo Tân. 

Họ Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời thì mất, tổng cộng được 65 năm.

Con cháu nhà Mạc theo lời dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rút lên Cao bằng, còn kéo dài được đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:

Mạc Toàn [1592-1592] 

Mạc Kính Chỉ [1592-1593]

Mạc Kính Cung [1593-1625]

Mạc Kính Khoan [1623-1625]

Mạc Kính Vũ [1638 - 1677]

Như vậy nhà Mạc tồn tại đúng 150 năm.

Video liên quan

Chủ Đề