Bà bầu 3 tháng cuối cần bao nhiêu sắt năm 2024

Nhu cầu về sắt của phụ nữ tăng cao trong giai đoạn mang thai, vì vậy cần chủ ý bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ để có thai kỳ khỏe mạnh. Theo một số thống kê, có đến 52% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu 3 tháng cuối cần bao nhiêu sắt năm 2024

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con người trong suốt cả vòng đời, đặc biệt là trong thời gian phụ nữ có thai và cho con bú. Phụ nữ có thai cần thêm nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ, hình thành và phát triển thai nhi.

Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Sắt kết hợp cùng protein tạo thành huyết sắc tố hemoglobin, vận chuyển O2 và CO2, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần của các men oxy hóa khử. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt đáp ứng được nhu cầu tạo hồng cầu.

Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ở phụ nữ có thai, từ tuần thứ 3 trong thai kỳ, não bộ của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển đến khi trẻ sinh ra. Thời điểm thai ở tuần 20 là cột mốc quan trọng trong khi phát triển của thai nhi. Lúc này noãn phát triển mạnh mẽ về khối lượng và hoàn thiện về chức năng.

Từ thai kỳ 20 tuần đến lúc em bé chào đời, kích thước của não sẽ tăng, các tế bào thần kinh có kết nối phức tạp hơn. Sự tăng trưởng của não đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, tư duy, khả năng học hỏi và trí nhớ của em bé. Quá trình này cần cung cấp nhiều dưỡng chất như sắt, acid folic, các vitamin như vitamin B6, B12, mangan, đồng, iod, vitamin D, cholin, kẽm…

Đồng thời, khi mang thai lượng huyết tương và lượng máu của mẹ tăng lên trong thời kỳ mang thai, cần nhu cầu sắt rất nhiều. Nhau thai là một cơ quan có hoạt động trao đổi chất cao so với nhu cầu sắt lớn, vì vậy nó cũng làm tăng nhu cầu sắt ở bà mẹ. Ngoài ra, thai cần sắt cho nhu cầu trao đổi chất và cung cấp oxy cũng như để nạp lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng trong máu 6 tháng đầu đời sau sinh. Vì thế, việc bổ sung đủ lượng sắt hàng ngày theo nhu cầu nhằm giảm nguy cơ thiếu máu, nhẹ cân và sinh non ở bà mẹ mang thai.

Theo một số nghiên cứu nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao… nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng cho mẹ như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về não bộ của em bé. Vì vậy phụ nữ đang có dự định mang thai và đang trong thai kỳ nên được thăm khám với bác sĩ và nghe tư vấn về việc bổ sung sắt ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu khi mang thai khiến phụ nữ dễ bị sảy thai, sinh non, sau sinh có nguy cơ băng huyết đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu cũng dễ bị sinh non tháng, nhẹ cân, thiếu máu, có lượng sắt dự trữ ít hơn, tăng khả năng mắc bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Thiếu máu càng sớm trong thai kỳ thì càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu 3 tháng cuối cần bao nhiêu sắt năm 2024
Việc bổ sung rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu khi nào nên bổ sung sắt?

Bổ sung sắt cho bà bầu nên được thực hiện từ tháng thứ mấy của thai kỳ? Theo thông tin từ viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt từ những tháng đầu của thai kỳ, trong lần thăm khám đầu tiên.

Việc bổ sung sắt có thể thông qua việc ăn uống, tuy nhiên các thực phẩm hằng ngày không cung cấp đủ nhu cầu sắt của phụ nữ khi mang thai, vì vậy mẹ cần bổ sung thêm sắt bằng việc sử dụng các viên uống sắt dành cho bà bầu.

Phụ nữ đang có dự định mang thai có thể uống bổ sung sắt trước thời gian mang thai từ 1-3 tháng.

Thai phụ cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế thế giới về việc bổ sung sắt đường uống hàng như là một phần trong công tác chăm sóc tiền sản để giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu máu mẹ và thiếu sắt. Việc bổ sung sắt cho bà bầu nên bắt đầu sớm nhất có thể. Ở phụ nữ mang thai, nên bổ sung từ 30 – 60 mg sắt nguyên tố hàng ngày suốt thai kỳ. (1)

Dựa trên các bằng chứng thu thập được, WHO khuyến cáo nâng cao ý thức về việc bổ sung sắt cho mẹ bầu, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các nguyên nhân khác do nhiễm ký sinh trùng, viêm nhiễm, rối loạn di truyền cấu trúc Hemoglobin, hoặc thiếu hụt Vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt và Vitamin A, B12 và folate. Khoảng một nửa nguyên nhân liên quan đến thiếu máu thiếu sắt. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung acid folic và sắt liên tục cho đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đặc biệt ở những vùng có tỷ lệ thiếu máu cao trong cộng đồng để cải thiện nồng độ Hemoglobin và làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho bà bầu đúng chuẩn

Sắt rất cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển trí não, thể chất của thai nhi. Vậy cách bổ sung sắt như thế nào đúng chuẩn? (2)

1. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm và tồn tại ở 2 dạng là sắt heme và không heme. Hai dạng sắt này đều có lợi và có ở trong những loại thực phẩm khác nhau.

  • Thực phẩm giàu sắt heme: dạng sắt heme thường có trong các thức ăn có nguồn gốc từ động vật và dễ hấp thu ở ruột. Một số thức chứa sắt dạng heme như: nghêu, sò huyết, cá, thịt bò, thịt lợn và trong các loại nội tạng động vật như gan gà, gan heo, gan bò…
  • Thực phẩm giàu sắt non-heme: thực phẩm giàu sắt dạng non-heme hay không heme thường có ở trong các loại ngũ cốc, các loại đậu tươi được nấu chín, mật đường, các loại rau như rau muống hoặc măng tây… Việc hấp thu sắt ở dạng không heme sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hoặc cản trở việc hấp thụ sắt. Vì vậy cách bổ sung sắt cho bà bầu ở dạng không heme cần chú ý tới việc không ăn chung với những thực phẩm có tính ức chế hấp thụ sắt như trà, cà phê, các loại thực phẩm có chứa nhiều phytate, tanin.
    Bà bầu 3 tháng cuối cần bao nhiêu sắt năm 2024
    Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt bò, gan, rau xanh đậm…

2. Thực phẩm chức năng chứa sắt

Việc bổ sung sắt thông qua thực phẩm hàng ngày chưa cung cấp đủ nhu cầu sắt theo khuyến nghị, vì vậy sắt bổ sung cho bà bầu có thể thông qua các thực phẩm chức năng có chứa sắt. Tùy vào tình trạng sức khỏe bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung sắt cho mẹ bầu.

Hiện nay các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Trong đó sắt hữu có có ưu điểm hơn là dễ hấp thu và ít gây ra các tác dụng phụ hơn cho mẹ bầu. Các loại thuốc sắt phổ biến hiện nay sẽ được bào chế ở hai dạng là dạng viên và dạng nước.

Sắt bào chế ở dạng nước sẽ có ưu điểm dễ hấp thu và ít gây táo bón ở mẹ bầu tuy nhiên dạng này khá khó uống và dễ gây cảm giác buồn nôn. Viên uống sắt sẽ có ưu điểm dễ uống hơn, dễ mang theo bên người, không gây buồn nôn tuy nhiên lại kém hấp thu hơn sắt dạng nước và gây nóng bên trong nhiều hơn.

Bổ sung quá nhiều sắt có gây tác dụng phụ không?

Việc bổ sung sắt không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu. Dùng các loại thực phẩm và thuốc bổ sung sắt giúp mẹ bầu đảm bảo được nhu cầu sắt hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng dụng các viên uống bổ sung sắt cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Việc bổ sung sắt không đúng cách dẫn đến tình trạng quá liều lượng trong một thời gian dài có thể dẫn đến các triệu chứng của ngộ độc sắt như chóng mặt, huyết áp thấp, mạch nhanh, yếu, đau đầu, sốt, khó thở…, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, đái tháo đường, bệnh xơ gan… Bên cạnh đó với những mẹ bầu thiếu máu không do thiếu sắt (người mắc một số bệnh như thiếu máu tán huyết, thalassemia, suy tủy hay thiếu máu do nhiễm độc chì…) không được tùy tiện dùng các loại thuốc có sắt. (3)

Việc bổ sung sắt cho bà bầu cần được tham vấn bởi các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, mẹ bầu cần bổ sung đúng và đủ liều lượng, tránh tình trạng uống không đủ hoặc uống quá nhiều sắt đều dẫn đến những nguy cơ cho thai kỳ.

Những lưu ý mẹ có thai cần nhớ khi bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt cho mẹ bầu là điều cần thiết cho mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy làm sao để bổ sung sắt một cách tốt nhất, giúp mẹ hấp thu sắt hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý về việc bổ sung sắt trong thai kỳ:

  • Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu vì vậy mẹ bầu nên uống sắt khi đói bụng và uống kèm một số loại nước uống giàu vitamin C như nước chanh hoặc nước cam. Sắt cũng được khuyến nghị uống sau ăn 1-2 giờ để có thể hấp thụ tốt nhất.
  • Không nên sử dụng sắt cùng thời điểm với sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, các thuốc bổ sung canxi hay các thực phẩm chứa nhiều canxi. Canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt vì vậy thời điểm bổ sung sắt cần tránh không kết hợp chung với các thực phẩm hay sản phẩm chứa nhiều canxi.
  • Việc bổ sung sắt có thể có một số tác dụng phụ như gây nóng trong người hoặc táo bón, vì vậy khi sử dụng viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước, ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để phòng táo bón. Bên cạnh đó nên uống sắt với nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng, tránh uống chung sắt với nước trà, cà phê vì các loại đồ uống này có thể làm giảm hấp thu sắt.
    Bà bầu 3 tháng cuối cần bao nhiêu sắt năm 2024
    Mẹ bầu có thể uống sắt và các thức uống giàu vitamin C như nước cam để tăng hiệu quả hấp thụ.

Những thay đổi sinh lý trong giai đoạn mang thai kéo theo nhu cầu về năng lượng, protein, sắt, các loại vitamin và khoáng chất khác. Vì vậy việc thiếu hụt các vi chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của người mẹ và tác động tiêu cực lên sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần chú ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các dưỡng chất chất thiết và kết hợp lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần ghi nhớ các mốc thăm khám thai định kỳ. Lời khuyên dành cho mẹ bầu là lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ uy tín, có bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong điều trị nhiều bệnh lý phụ khoa từ cơ bản đến chuyên sâu, phức tạp. Ngoài ra, trung tâm còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ những nước có nền y tế phát triển để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả. Đội ngũ nhân viên tận tình, tận tâm đồng hành cùng mẹ và bé từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, trong thai kỳ và sau sinh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ bầu không chỉ được khám thai và theo dõi sức khỏe định kỳ bởi các bác sỹ sản khoa mà còn được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, lên thực đơn theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi, đặc biệt là phù hợp với thể trạng của từng mẹ bầu. Được chăm sóc về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý, khoa học, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm đón con khỏe mạnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn về cách bổ sung sắt cho bà bầu với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách bổ sung sắt cho bà bầu. Việc bổ sung sắt trong thai kỳ là điều cần thiết, vì vậy để biết về liều lượng bổ sung phù hợp với thể trạng của mình, các mẹ bầu nên đến các bệnh viện có chuyên khoa sản để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.