Bài tập 3 trang 55 ngữ văn 11 năm 2024

Sách giải văn 11 bài tiểu sử tóm tắt (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài tiểu sử tóm tắt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

  1. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

II. Cách viết tiểu sử tóm tắt

Văn bản tiểu sử tóm tắt nhà bác học ″Lương Thế Vinh″ ( SGK-Tr. 54)

– Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần:

+ Nhân thân: họ tên, tự, hiệu,quê quán.

+ Các hoạt động chính: các mốc thời gian: từ nhỏ, chưa đầy 20 tuổi, năm 21 tuổi…

+ Những đóng góp chủ yếu: trong lĩnh vực toán học, văn chương, nghệ thuật,…

+ Đánh giá chung: có tài kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng vượt bậc ( Lờ Quý Đôn).

– Các tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu về thân thế và cuộc đời của Lương Thế Vinh:

+ Ghi rõ họ tên, quê quán, các mốc thời gian.

+ Dẫn chứng cụ thể: Cuốn “Đại thành toán pháp”, ″Hí phường phả lục″…

– Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan:

+ So sánh với các sĩ phu đương thời.

+ Dựa vào lời đánh giá của Lê Quý Đôn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Trường hợp viết tiểu sử tóm tắt: c,d

– Các trường hợp còn lại:

a- viết văn bản thuyết minh.

b- viết sơ yếu lí lịch.

e- viết điếu văn.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Văn bản Giống nhau Khác nhau Tiểu sử tóm tắt Đều viết về một nhân vật nào đó Đối tượng là một người nào đó, do người khác viết. Điếu văn Sự tiếc thương, lời chia buồn với gia quyến. Sơ yếu lí lịch Do bản thân viết, theo mẫu cố định. VB thuyết minh Đối tượng rộng hơn, có cảm xúc.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tóm tắt tiểu sử: Hồ Chí Minh

– Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

– Ngày2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh từ trần.

– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

Hiện tượng xã hội nào được nêu để thuyết minh? Thực chất của hiện tượng xã hội ấy là gì? Các thẻ ở bên phải văn bản cho thấy người viết đã triển khai bài thuyết minh theo trình tự nào?

  • Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội chi tiết

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc ngữ liệu tham khảo 1

Câu 1 (trang 55, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hiện tượng xã hội nào được nêu để thuyết minh? Thực chất của hiện tượng xã hội ấy là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài viết tham khảo để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng xã hội được nêu trong bài viết là: hiện tượng miệt thị ngoại hình

- Thực chất của hiện tượng xã hội ấy là sự phán xét, bình phẩm của mọi người về ngoại hình của một ai đó.

Quảng cáo

Bài tập 3 trang 55 ngữ văn 11 năm 2024

Đọc ngữ liệu tham khảo 2

Câu 2 (trang 55, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các thẻ ở bên phải văn bản cho thấy người viết đã triển khai bài thuyết minh theo trình tự nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các thẻ ở bên phải.

Lời giải chi tiết:

Các thẻ bên phải văn bản cho thấy người viết đã triển khai bài thuyết minh theo trình tự không gian xoay quanh vấn đề miệt thị ngoại hình. Từ nêu lên hiện tượng, đến thực chất, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp… đều được trình bày một cách logic và chặt chẽ.

Đọc ngữ liệu tham khảo 3

Câu 3 (trang 55, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn thấy việc nhận thức đúng về hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về thuyết minh để trả lời

Lời giải chi tiết:

Việc nhận thức đúng về hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai các ý trong bài thuyết minh. Bởi nó không chỉ giúp người triển khai tránh lạc đề mà còn giúp họ khai thác được nhiều khía cạnh của vấn đề hơn, từ đó là rõ được vấn đề một cách chi tiết và hợp lý.

Thực hành viết

Đề bài: Tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học và tìm hiểu trong sách, internet,...

Lời giải chi tiết:

Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến đó là tình trạng thôn thờ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.

Khái niệm thần tượng được sử dụng ở đây là để chỉ những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên… những người thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng. Nhiều người họ coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép… Tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá chính là khi chúng ta quá thích một ai đó, muốn được gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ bởi sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông khiến nhiều người bị mù quáng, lầm tưởng.

Nhiều người rơi vào tình trạng như vậy, họ dần trở lên mù quáng và thiếu lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chủ ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đi trên đường, nghe thấy một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc mình biết, họ lập tức dừng lại, nhảy, hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng khi hát bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ. Đó hẳn là một khoản tiền không nhỏ. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như John Hinckley – một người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan vì để làm nữ diễn viên ấn tượng. Hay tại Trung Quốc, một người cha đã tự tử với mong muốn con gái được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của báo đài bởi nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của mình. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng gây nên.

Hậu quả của tình trạng này là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi đa số, những người theo đuổi thần tượng đều là những bạn trẻ, thậm chí là những bạn ở tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác là xin tiền bố mẹ để đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học của các nhân đó mà nó còn gây phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ quá cuồng, họ lấy bản thân ra đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn và điều đó thực sự là tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng họ chờ ngày, chờ đêm với mong muốn gặp được thần tượng và điều đó khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không yên để chú tâm vào những công việc khác. Không những vậy, chính thần tượng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Nhiều người vì họ quá cuồng thần tượng của mình, họ theo dõi thần tượng, đào bới đời tư của họ, khi phát hiện ra họ làm cái gì không đúng họ sẽ ngay lập tức quay lại, ném đá, chửi bới trên mạng xã hội khiến danh tiếng của họ bị hủy hoại.

Đây thực sự là một tình trạng không ai mong muốn và chúng ta cần phải cảnh giác. Hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở lên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, xem họ ít lại, bớt chút tiền lại từ việc tiêu xài cho họ… như vậy là một cách tốt để bạn có thể kiềm chế bản thân tránh trở lên cuồng thần tượng một cách thái quá.

Thần tượng một ai đó không phải là việc xấu nhưng nó sẽ chỉ tốt khi bạn biết điểm dừng cho bản thân. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt được khái niệm thần tượng và hâm mộ, hãy để nó về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán những hành động quá cuồng thần tượng mà gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.