Băng vệ sinh dùng trong bao lâu

Băng vệ sinh là vật dụng không thể thiếu đối với nữ giới, đặc biệt trong những ngày đến kỳ hành kinh. Thế nhưng, vì một lý do nào đó mà nhiều trường hợp máu kinh bị tràn ra ngoài băng vệ sinh gây phiền toái, tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?

1. Lựa chọn sản phẩm phù hợp

Tùy theo mỗi thương hiệu và nhà sản xuất mà chiếc băng sẽ được thiết kế với hình dáng và thành phần thấm hút khác nhau. Thế nhưng, để có thể chọn được một chiếc băng phù hợp với cơ thể, bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm nhỏ như sau:

Tình trạng tràn băng trong những ngày “bà dì” gõ cửa có thể khiến giấc ngủ của mọi cô gái trở thành cơn ác mộng

Kích thước

Chiếc băng vệ sinh phải có kích thước phù hợp với lượng máu và hoạt động thường ngày của bạn. Ví dụ như trong thời điểm nghỉ ngơi, bạn nên chọn cho mình loại băng có kích thước dài để có một giấc ngủ ngon mà không lo dịch tràn. Còn những ngày sắp kết thúc thời gian hành kinh, bạn có thể chọn loại băng với kích thước nhỏ hơn, thuận tiện và tạo cảm giác thoải mái hơn trong sinh hoạt.

Kiểu dáng

Một số loại kiểu dáng phổ biến và được ưa chuộng sử dụng trên thị trường bao gồm:

  • Dạng miếng: sản phẩm đa dạng tùy thuộc vào mỗi thời điểm sử dụng như băng dùng cho ban ngày, ban đêm, băng dùng hằng ngày [cho khoảng thời gian sắp đến hoặc gần kết thúc ngày hành kinh]. Với băng dạng miếng, bạn cũng nên lưu ý về độ bám dính của keo để tránh việc băng bị xô lệch và bị tràn.

  • Dạng ống: thiết kế nhỏ gọn có thể dễ dàng đưa vào âm đạo.

  • Dạng quần: thường có giá thành cao hơn hai dạng trên nhưng rất phù hợp cho những người có lượng dịch nhiều, vừa trải qua sinh nở,… Khi sử dụng chỉ cần mặc vào như một chiếc quần thông thường, vô cùng tiện lợi mà không phải lo hiện tượng tràn băng.

Tính thấm hút

Hầu hết những sản phẩm trên thị trường đều được quảng bá là siêu thấm hút. Thế nhưng, tính thấm hút vẫn chưa hẳn là phù hợp với cơ thể bạn. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm qua người thân hoặc bạn bè để chọn cho mình loại sản phẩm dành cho mình.

Độ dày

Cùng với sự phát triển của công nghệ và máy móc, ngày nay hầu như mọi sản phẩm đều được cải thiện tốt và có thiết kế siêu mỏng. Tuy nhiên, nếu không may chọn phải một loại băng khiến bạn cảm thấy nó khá dày và cộm, miếng băng có thể chà xát và gây tổn thương vùng da nhạy cảm này. Vì vậy, đừng tiếc nuối mà hãy chọn ngay một loại sản phẩm khác khiến bạn thấy thoải mái hơn.

Có rất nhiều nhãn hiệu và sản phẩm trên thị trường để bạn chọn cho mình chiếc băng phù hợp nhất

2. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách

Với dạng băng miếng

  • Bước 1: chọn một không gian riêng tư và sạch sẽ để vệ sinh cá nhân, nên rửa tay trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.

  • Bước 2: cởi quần và tháo bỏ miếng băng cũ rồi cuộn lại thật gọn.

  • Bước 3: xẻ vỏ băng mới và dán miếng băng vào đáy quần. Nếu bạn sử dụng loại băng có cánh, đừng quên miết nếp ni lông hai bên để băng được cố định thật chắc chắn. Lớp vỏ băng mới có thể sử dụng để bọc bên ngoài lớp băng cũ trước khi vứt vào thùng rác.

  • Bước 4: vệ sinh vùng kín thật sạch và đảm bảo đã lau khô trước khi mặc lại quần. Đồng thời rửa tay lại sau khi hoàn tất mọi việc.

Với dạng băng tampon

Tampon thường được làm bằng chất liệu cotton hoặc rayon, được thiết kế dạng ống nhỏ. Phần bông sẽ nở ra khi bị ướt, còn phần dây sẽ nằm bên ngoài âm đạo để thuận tiện kéo ra ngoài. Một số nhà sản xuất thêm chất bôi trơn giúp tampon dễ dàng đưa vào âm đạo hơn.

Cách sử dụng tampon an toàn gồm các bước như sau:

  • Bước 1: chọn không gian riêng tư và rửa tay thật sạch nhằm loại bỏ vi khuẩn.

  • Bước 2: sử dụng một chiếc gương [nếu như bạn chưa xác định được vị trí âm đạo], ngồi ở vị trí thích hợp mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

  • Bước 3: xé lớp bao, bôi dịch làm trơn [nếu cần thiết]. Tìm cửa âm đạo và dùng ngón tay ấn tampon vào trong, chừa lại phần dây bên ngoài để sau khi dùng xong có thể kéo ra và thay chiếc mới.

  • Bước 4: vệ sinh và rửa tay lại lần nữa, gói băng cũ lại thật gọn và vứt vào thùng rác.

Tuyệt đối không bỏ băng cũ vào bồn cầu vì có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn

Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay được thiết kế thêm đuôi gắn pittong để bạn không cần dùng tay ấn trực tiếp vào âm đạo. Tùy theo sở thích cá nhân mà mỗi người có thể lựa chọn loạn sản phẩm phù hợp với mình. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng không được để tampon trong cơ thể quá 8 tiếng, để tránh gây nhiễm khuẩn và hội chứng sốc độc [thường hiếm xảy ra nhưng vô cùng nguy hiểm].

Không được để tampon trong cơ thể quá 8 tiếng

3. Thường xuyên thay băng mới

Thời gian thích hợp nhất để thay băng vệ sinh dạng ống và dạng miếng là khoảng 4 tiếng kể từ sau khi sử dụng. Việc sử dụng với thời gian quá lâu sẽ bị giảm tính thấm hút, khiến các chất dịch bị tràn ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, với những ngày lượng máu không nhiều, bạn vẫn nên thay mới thường xuyên để tránh tạo điều kiện môi trường cho các loại tác nhân gây hại phát triển [như vi khuẩn, nấm,…].

4. Luôn nhớ mang theo băng dự phòng

Ngày “đèn đỏ” có thể đến sớm hoặc muộn hơn dự tính, hoặc nhiều cô gái có thể quên mất ngày hành kinh sắp tới của mình. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc băng trong túi xách hay balo để sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra, trong những hành kinh lượng dịch có thể tiết ra rất nhiều và cần thay mới trong thời gian ngắn hơn, mang theo băng dự phòng sẽ giúp bạn tránh gặp phải những khoảnh khắc xấu hổ.

Để tránh gặp những rắc rối không đáng có, bạn có thể tham khảo cách sử dụng băng vệ sinh theo những thông tin như trên, tâm sự cùng người thân và bạn bè để được hướng dẫn xử lý. Nếu bạn cần sự hỗ trợ về mặt y tế, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900.56.56.56.

Thay băng vệ sinh thường xuyên không chỉ giúp cơ thể chị em được thoải mái mà còn phòng tránh những tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Nên thay băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần?

Khi đến kỳ kinh nguyệt, việc thay băng vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho “cô bé” khi trong ngày đèn đỏ. Máu kinh khi đã tiết ra khỏi cơ thể có thể bị nhiễm khuẩn, vì thế nếu thay băng thường xuyên có thể giảm sự xâm nhập lại của vi khuẩn, cũng như phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Đó cũng là lý do vì sao nhiều chuyên gia khuyên bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Vậy mấy tiếng thì nên thay băng 1 lần?
 

Thời gian thích hợp cho việc thay băng vệ sinh là khoảng 6 tiếng 1 lần. Hoặc có thể thay ít nhất 4-8 giờ hay bất cứ khi nào cảm thấy băng thấm quá nhiều. Đối với những người sử dụng tampon thì nên thay ít nhất 4-8 giờ 1 lần. Đối với cốc nguyệt san có thể thay sau mỗi 8-12 giờ đồng hồ.

Lưu ý khi thay băng:

  • Rửa tay sạch, vì tay bẩn có thể khiến vi khuẩn trú ngụ
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm trước mỗi lần thay băng
  • Đối với những người dùng cốc nguyệt san, cần vệ sinh cốc sau mỗi lần thay.
  • Sau khi thay băng nhớ bỏ vào túi nhỏ, cột kín rồi đem bỏ thùng rác để tránh gây mùi khó chịu cho cả nhà.

Những lưu ý trong ngày “đèn đỏ” chị em cần biết

  • Rửa vùng kín thường xuyên: Trong những ngày kinh nguyệt, máu có xu hướng “cư trú” ở những lớp cấu tạo của vùng kín, nên bạn cần rửa thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn cũng như khử mùi hôi âm đạo.
  • Không sử dụng xà phòng vệ sinh âm đạo vì có thể giết chết vi khuẩn tốt, vô tình làm cho bạn bị nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên sử dụng nước ấm để rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ.

  • Hãy rửa sạch vùng kín bằng phương pháp di chuyển từ trước ra sau, từ vùng kín ra hậu môn.
  • Khi sử dụng băng vệ sinh thường xuyên mà thời gian kinh nguyệt kéo dài có người sẽ bị mưng đỏ, đau rát vùng kín. Vậy nên, nếu bị phát ban do cọ xát nhiều, thì hãy giữ khu vực đó được khô ráo, sạch sẽ. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê cho các loại thuốc mỡ để bôi khử trùng và làm dịu vết nổi đỏ.
  • Không sử dụng 2 băng 1 lúc. Vì đặt 2 miếng cạnh nhau sẽ hấp thụ mái và khi khuẩn dẫn tới bí bách. Tốt nhất hãy chịu khó thay băng thường xuyên nếu lượng máu kinh tiết ra nhiều.
  • Đi tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt. Việc tắm không chỉ làm sạch cơ thể bạn mà còn mang lại cho vùng kín một sự thoải mái, dễ chịu. Nó còn có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, đau lưng, cải thiện tâm trạng. Một lời khuyên tốt nữa là bạn nên đứng dưới vòi sen nước ấm.
  • Để có 1 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì bạn nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, xây dựng lối sống lành mạnh như vận động thường xuyên, ngủ sớm, làm việc có kế hoạch, hạn chế stress… Bên cạnh đó, để cải thiện sinh lý nữ cũng như phòng ngừa kinh nguyệt không đều, chị em có thể kết hợp dùng Song Phụng Điều Kinh của Bình Đông.

Song phụng điều kinh của Bình Đông là một sản phẩm Đông y được điều chế dựa trên bài thuốc cổ phương với phương pháp Quân – Thần – Tá – Sứ cùng với đó là 10 loại thảo dược quý từ thiên nhiên có tác dụng giúp cải thiện sinh lý nữ. 10 loại thảo dược đó bao gồm: Ích mẫu; Xuyên khung; Đương quy; Đẳng sâm; Bạch thược; Hương phụ; Thục địa; Đại hoàng; Phục linh; Ngải cứu.
 

Nhờ sự kết hợp này mà Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông có thể giúp:

  • Xoa dịu cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Điều hoà kinh nguyệt không đều
  • Bồi bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào
  • Giúp cho khí huyết dễ lưu thông, không bị trì trệ

Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy khoảng 30ml, uống trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày uống 3 lần.

Trên đây là những thông tin về việc nên thay băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho chị em những thông tin bổ ích.

Video liên quan

Chủ Đề