Bảo quản mẫu bệnh phẩm

Để có chất lượng xét nghiệm chính xác và kịp thời, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn chú trọng hội tụ đội ngũ cán bộ là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Abbott (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ) hay Siemen (Đức),… Đặc biệt, để phục vụ khách hàng là đơn vị y tế nội, ngoại tỉnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cam kết thực hiện nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế về quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu như sau:

Bảo quản mẫu bệnh phẩm

Quy trình bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm

1. Bảo quản mẫu xét nghiệm

1.1. Thời gian bảo quản mẫu

- Đối với các mẫu máu toàn phần có chống đông bằng EDTA:

+ Làm xét nghiệm TPT máu, Trab, đếm số lượng virus,… bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển về trung tâm xét nghiệm phân tích trước 24 giờ sau khi lấy mẫu.

+ ACTH chuyển về trước 4 giờ sau khi lấy mẫu.

- Đối với mẫu máu có chống đông bằng Citrat: làm xét nghiệm đông máu, LA, D-Dimer, bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển về trung tâm xét nghiệm trước 4giờ khi lấy mẫu.

- Các xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch khác có thể lấy ống huyết thanh hoặc huyết tương, có thể để nguyên ống máu hoặc tách huyết thanh, huyết tương tại các đơn vị y tế và vận chuyển về trung tâm xét nghiệm.

+ Các mẫu huyết thanh hoặc huyết tương làm xét nghiệm hóa sinh là các enzym như AST, ALT, Lipase,… được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ phòng (≤ 25oC) trong vòng 24 giờ, ở 4oC trong vòng 5 ngày.

+ Các mẫu huyết thanh hoặc huyết tương làm xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch  còn lại được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ phòng (≤ 25 oC) trong vòng 48 giờ, ở 4 oC trong vòng 7 ngày.

Cách bảo quản mẫu trong thời gian dài:  Nếu muốn bảo quản bệnh phẩm trong thời gian dài hơn thời gian nêu trên, bệnh phẩm cần được bảo quản đông băng ở nhiệt độ thấp hơn -20oC. Khi cần sử dụng, mẫu cần được tan đông một cách từ từ ở 4-8oC qua một đêm hoặc trong một bể điều nhiệt có lắc. Tuy nhiên, việc đông băng và tan đông không nên lặp đi, lặp lại.

1.2.  Mẫu để phân tích hình thái tế bào máu

- Sự đàn máu trên phiến kính chỉ được thực hiện trong vòng 5 giờ sau khi lấy máu ở nhiệt độ phòng (20- 25oC) cũng như bảo quản mát (2-8oC). Nếu sử dụng máu để phân tích các thành phần của máu, mẫu máu được sử dụng không quá 24 giờ ở nhiệt độ phòng (20- 25oC).

- Nếu sau 5 giờ thì bảo quản bằng cách kéo lam, cố định bằng cồn tuyệt đối để khô tự nhiên và xếp vào giá đựng lam và vận chuyển ở nhiệt độ 20 - 25oC.

1.3. Cách bảo quản nước tiểu để xét nghiệm cặn nước tiểu

- Cặn nước tiểu phải được đánh giá trong khoảng 2- 3 giờ ở nhiệt độ phòng (20 - 25oC).

- Không được bảo quản mẫu nước tiểu trong tủ lạnh hoặc đông băng vì điều kiện lạnh có thể gây kết tủa muối.

1.4. Cách bảo quản dịch não tuỷ

- Việc đếm các tế bào trong dịch não tuỷ phải được thực hiện trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ phòng (20 - 25oC) hoặc < 24h khi bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 oC.

2. Cách vận chuyển mẫu

2.1. Các mẫu máu khi vận chuyển cần được bọc đá khô xung quanh, được phân loại và đóng gói 3 lớp theo quy định vận chuyển mẫu của bộ y tế ban hành.

2.2. Đối với bệnh phẩm Giải phẫu bệnh, nếu vận chuyển đi xa, chỉ cần cố định và bảo quản bằng dung dịch formol đệm trung tính 10% trong điều kiện nhiệt độ không quá 55oC, với điều kiện trên thời gian bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm có thể cho phép được trong nhiều ngày.

- Phòng khám nội thành: sẽ đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, sau đó cán bộ bệnh viện sẽ đến tận nơi lấy mẫu, hoặc bác sỹ gửi trực tiếp bệnh nhân tới viện.

- Phòng khám, đơn vị y tế ngoại tỉnh: mẫu được bảo quản theo quy định, sau đó mẫu sẽ được chuyển mẫu qua các phương tiện như ô tô, xe máy,… về văn phòng đại diện và mang mẫu về trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện MEDLATEC.

Ngày 17/8/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (TT KSBT) khai giảng lớp tập huấn thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm hô hấp cho cán bộ phụ trách xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Tham dự lớp tập huấn có: Ths YTCC. Phạm Thanh Hồng, Trưởng khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng, TT KSBT, giảng viên và các cán bộ y tế công tác tại khoa Xét nghiệm các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

 

 

Bảo quản mẫu bệnh phẩm

Quang cảnh lớp tập huấn.

 

Lớp tập huấn hướng đến việc phát hiện kịp thời các trường hợp mắc Covid-19 trong số các đối tượng có nguy cơ cao để thực hiện giám sát cách ly, nghiên cứu đánh giá theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống dịch đã thực hiện, xác định tình trạng miễn dịch trong cộng đồng,… đồng thời xây dựng hệ thống thu thập, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19 theo quy định. Trong 03 ngày tập huấn, các học viên được cập nhật kiến thức mới và triển khai các nội dung, kỹ thuật liên quan đến an toàn trong thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm hô hấp: Tổng quan về an toàn sinh học phòng xét nghiệm; lây nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm; đánh giá nguy cơ sinh học; yêu cầu đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II; trang thiết bị phòng xét nghiệm; thu thập, đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm lây nhiễm qua đường hô hấp (mẫu bệnh phẩm Covid-19), theo phục lục 1, ban hành kèm theo Quyết định số 1619/QĐ-BYT ngày 09/4/2020 của Bộ Y tế; phân loại và xử lý chất thải y tế; xử lý sự cố trong phòng xét nghiệm; thực hành bảo hộ cá nhân; thực hành lấy mẫu bệnh phẫm xét nghiệm Covid-19 (theo Quyết định số 1619/QĐ-BYT ngày 09/4/2020 của Bộ Y tế).

 

Theo phục lục 1, ban hành kèm theo Quyết định số 1619/QĐ-BYT ngày 09/4/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Phụ lục thay thế Phụ lục 1 “Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 963/QĐBYT ngày 18/3/2020 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19”: Đối với bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về thu thập mẫu bệnh phẩm, bắt buộc phải lấy tối thiểu 01mẫu bệnh phẩm đường hô hấp, như sau:

1. Bệnh phẩm đường hô hấp trên (Thời điểm thích hợp thu thập mẫu: Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh):

a. Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu;

b. Trong trường hợp không lấy được mẫu ngoáy dịch tỵ hầu thì có thể lấy một trong các mẫu dưới đây:

+ Mẫu ngoáy dịch họng;

+ Mẫu ngoáy dịch mũi (cả hai bên mũi), chỉ áp dụng đối với người có triệu chứng nghi ngờ;

+ Mẫu dịch rửa mũi/tỵ hầu;

+ Mẫu dịch súc họng.

2. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới (Thời điểm thích hợp thu thập mẫu: Tại ngày 0 đến ngày 14 sau khi khởi bệnh):

+ Đờm;

+ Dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi ...;

+ Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

3. Mẫu máu toàn phần (3-5 ml)

+ Mẫu máu giai đoạn cấp (Thời điểm thích hợp thu thập mẫu: Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh);

+ Mẫu máu giai đoạn hồi phục (Thời điểm thích hợp thu thập mẫu: Tại ngày 14, 21 sau khi khởi bệnh).

4. Tổ chức phổi, phế nang (Trong trường hợp có chỉ định).

 

Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất: Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C và chuyển tới phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập. Nếu do điều kiện không thể chuyển mẫu trong vòng 48 giờ sau khi thu thập, mẫu phải được bảo quản âm 70°C; không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C. Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế: Siết chặt nắp tuýp bệnh phẩm, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có), bọc từng tuýp bệnh phẩm bằng giấy thấm; đưa tuýp vào túi vận chuyển (hoặc lọ có nắp kín); bọc ra ngoài các túi bệnh phẩm bằng giấy thấm hoặc bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (cloramine B ...), đặt gói bệnh phẩm vào túi nylon thứ 2, buộc chặt; các phiếu thu thập bệnh phẩm được đóng gói chung vào túi nylon cuối cùng, buộc chặt, chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ các logo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (logo: bệnh phẩm sinh học dán đúng chiều hướng lên miệng túi) khi vận chuyển.

 

Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm: Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng xét nghiệm. Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường hàng không càng sớm càng tốt; tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển. Khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm các mẫu đã bảo quản từ 2-8°C thì trong quá trình vận chuyển vẫn phải bảo đảm nhiệt độ từ 2-8°C, tránh quá trình đông tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm. Đối với những mẫu được bảo quản -70°C, khi vận chuyển phải được giữ đông băng trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

 

Lớp tập huấn mang đến những kiến thức mới, những kỹ thuật quan trọng trong thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm hô hấp. Những kiến thức, kỹ năng tại lớp tập huấn sẽ giúp các học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại đơn vị sau này, góp phần phát hiện kịp thời, sàng lọc sớm các trường hợp mắc Covid-19, đối tượng nguy cơ, tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Kết thúc lớp tập huấn, các học viên làm kiểm tra đánh giá kết quả học tập và được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học theo quy định./..