Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Sự chăm sóc của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé. Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

5. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này, trong đó có chiều cao cân nặng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!

Với chiều cao và cân nặng như bạn mô tả thì bé nhà bạn vẫn đang nằm trong khoảng phát triển theo đúng chuẩn tăng trưởng của WHO nhé. Với mong muốn để bé hấp thụ tốt hơn, bạn có thể cho bé dùng thêm cốm vi sinh Bio-acimin Gold. Bé 27 tháng tuổi, bạn cho bé uống 2 gói/ngày, dùng liên tục trong 2 tháng sau đó nghỉ chừng 3 – 4 tuần rồi có thể tiếp tục cho bé dùng. Nếu vấn đề tiêu hóa, hấp thụ của bé tốt rồi, bạn có thể cho bé dùng liều duy trì 1 gói/ ngày, 1 năm dùng khoảng 2 – 3 đợt (mỗi đợt 2 tháng) nhé.

Chúc bé luôn luôn mạnh khỏe!

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +

Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +

Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu
Đặt hàng thành công

Chúng tôi sẽ xử lý đơn hàng và sớm liên hệ với bạn trong 2 giờ làm việc kể từ khi đặt hàng thành công. Xin cảm ơn!

Trẻ 27 tháng tuổi có thể tự cởi giày ra, hay có thể tự cầm ly để uống nước. Đây là giai đoạn phát triển tốt để phát triển thế chất và khả năng vận động. Trẻ có thể chạy nhảy suốt cả ngày không thấy mệt. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa có đủ khả năng để nhận thức được những mối nguy hiểm, vì vậy hãy cẩn thận với những đồ dùng nguy hiểm như: Cốc thuỷ tinh, ổ và dây điện.

“Bé 27 tháng nặng bao nhiêu? Bé 27 tháng cao bao nhiêu?” cũng là một trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ở giai đoạn trẻ 27 tháng tuổi sẽ có chiều cao và cân nặng trung bình như sau:

Bé trai: Chiều cao- 89,6 cm, cân nặng -12,7 kg

Bé gái: Chiều cao: 88,0 cm, cân nặng - 12,6 kg

Một số lời khuyên:

  • Những đồ chơi có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ sẽ giúp trẻ chú ý và thích thú hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé, bạn có thể cho bé các vật nhỏ, sống động để chơi. Nhưng hãy chắc chắn rằng chúng lớn hơn 3cm để tránh mọi nguy hiểm ảnh hưởng đến trẻ.
  • Bạn có thể giúp bé tập phát triển các kỹ năng vận động (chạy, đi bộ, đạp xe) bằng cách hỗ trợ bé mỗi khi bé thử.
  • Ở tuổi này, trẻ mới biết đi cần tối thiểu 3h hoạt động thể chất, vì vậy hãy đảm bảo có được nhiều như vậy mỗi ngày.

Các bậc phụ huynh luôn rất quan tâm đến chiều cao cũng như cân nặng của các bé, việc con lớn khôn mỗi ngày luôn là điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn. Để biết bé nhà mình có đạt được mức chiều cao cân nặng chuẩn hay chưa, hãy cùng tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái từ 0 - 5 tuổi do MEDLATEC chia sẻ sau đây.

1. Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của bé

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi chào đời, cả chiều cao lẫn cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh chóng. Cho đến khi 1 tuổi, cân nặng của bé có thể gấp rưỡi cân nặng khi mới chào đời. Chiều cao của con trong năm đầu tiên cũng tăng trung bình 25cm và sẽ đạt mức khoảng 75cm. Tới năm thứ hai, bé sẽ có thể tăng thêm 10cm chiều cao và đạt mức trung bình là 85 - 86cm. Từ 10 tuổi trở đi, trung bình trẻ cao thêm 5cm/năm.

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Chiều cao chuẩn của bé theo từng độ tuổi giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con

Sau đó đến giai đoạn tiền dậy thì, đây có thể coi là thời điểm phát triển vượt bậc của trẻ. Trong thời gian này, con lớn rất nhanh, bé gái có thể tăng chiều cao đến 6cm/năm trong độ tuổi từ 9 - 11, còn bé trai có thể tăng khoảng 7cm/năm trong thời gian từ 12 - 14 tuổi.

Chúng ta thường nghĩ trẻ sẽ tăng chiều cao nhiều nhất vào tuổi dậy thì thế nhưng thực tế thì không như vậy. Trong thời kỳ dậy thì, tốc độ tăng chiều cao của trẻ có phần chậm lại, không được như giai đoạn tiền dậy thì. Nhiều trẻ gần như không tăng thêm chiều cao hoặc chỉ tăng khoảng 1 - 2 cm mỗi năm. Vào khoảng 23 - 25 tuổi, cơ thể sẽ ngừng phát triển chiều cao.

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ cần đạt chuẩn chung

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Để có cách chăm sóc con thật tốt và phù hợp, các bậc cha mẹ cần hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của con. Dưới đây là 6 yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ.

2.1. Yếu tố di truyền

Mỗi trẻ sinh ra đều thừa hưởng các đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ. Yếu tố di truyền được cho là là tác động lớn tới sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những yếu tố như nhóm máu, cân nặng và lượng mỡ thừa của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi sinh ra. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, sự phát triển của trẻ chỉ chịu ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền.

2.2. Chế độ dinh dưỡng và môi trường

Những yếu tố từ môi trường sống bên ngoài đặc biệt là chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Một chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và làm chậm quá trình phát triển về thể chất. Dinh dưỡng tác động lớn đến xương, răng và các cơ quan bên trong cơ thể, nếu không có đủ dưỡng chất trẻ có thể bị chậm phát triển ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì,...

Nếu trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh và bình thường. Các bậc cha mẹ cần cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý tùy theo từng giai đoạn. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, một số yếu tố ngoại cảnh như khí hậu hay ô nhiễm môi trường cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

2.3. Bệnh lý

Các bệnh lý mạn tính hay các khuyết tật nghiêm trọng hoặc đã từng phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Những trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm trong khoảng từ 8 - 19 tuổi thì thường bị thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sự phát triển sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản ở tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2.4. Sự chăm sóc của người lớn

Dù là cha mẹ hay người thân, người giữ trẻ,... khi chăm sóc thì đều có ảnh hưởng nhất định đến tinh thần, thể chất và cả hành vi của trẻ. Điều này không chỉ quyết định đứa trẻ lớn lên sẽ phát triển thể chất như thế nào mà nó còn quyết định cả mặt hành vi và lối sống của trẻ sau này.

2.5. Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai

Một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đó chính là tâm trạng, sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai. Sự căng thẳng của mẹ bầu có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, thể chất ở trẻ khi được sinh ra.

Không chỉ vậy, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần có đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, axit béo, axit folic hay DHA,... để con có thể phát triển khỏe mạnh và bình thường.

2.6. Nên cho trẻ vận động và tập thể dục thể thao

Một thực tế rất dễ nhận thấy hiện nay đó là tình trạng thức khuya, lười vận động và thường xuyên dán mắt vào màn hình vi tính, smartphone. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hệ cơ, xương cũng như hệ thần kinh của trẻ. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các trò chơi vận động, các môn thể thao tốt cho sức khỏe của trẻ như bơi lội, đạp xe, bóng rổ,...

Đặc biệt là với trẻ bị thừa cân, béo phì, cha mẹ cần phải cho con một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để lấy lại vóc dáng cân đối, tránh các bệnh tật nguy hiểm như tiểu đường hay bệnh tim mạch ở trẻ thừa cân. Không chỉ vậy, một giấc ngủ sâu và ngon giấc cũng giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hỗ trợ phát triển chiều cao, cân nặng và cả trí tuệ nữa.

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

3. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn

Để biết được bé nhà mình có đạt mức chiều cao, cân nặng chuẩn hay không, cha mẹ có thể tham khảo các bảng sau.

Bé gái 27 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái tiêu chuẩn mà MEDLATEC cung cấp trên hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56.