Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho khách hàng là gì?

Dịch vụ pháp lý là gì? Ai được làm dịch vụ pháp lý? Hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý? Bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ trả lời các câu hỏi trên trong bài viết này. Mời các bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Dịch vụ pháp lý là gì?

Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho khách hàng là gì?

Dịch vụ pháp lý là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống ngày nay. Theo đó thì dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm:  Top 3 Văn phòng luật sư tại Hà Nội

Ai được làm dịch vụ pháp lý?

Hoạt động dịch vụ pháp lý được hình thành và phát triển qua một thời gian khá dài. Trong sự phát triển đó thì hoạt động dịch vụ pháp lý đã từng trải qua những thăng trầm và đến nay dù chưa hẳn đã hoàn thiện nhưng ít ra cũng đi vào khuân khổ.

Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho khách hàng là gì?

So với pháp lệnh Luật sư 1970 quy định về đối tượng được làm dịch vụ pháp lý theo pháp lệnh hiện hành có hạn chế lớn nhưng phạm vi lại được mở rộng hơn rất nhiều. Theo Pháp lệnh Luật sư 2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-12-2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, chỉ những người được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và tham gia một tổ chức hành nghề Luật sư thì mới được làm dịch vụ pháp lý. Luật sư tập sự khi hoạt động dịch vụ pháp lý là theo sự phân công của Luật sư hướng dẫn và phải được sự đồng ý của khách hàng. Luật sư tập sự không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện trước Luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề Luật sư nơi mình tập sự.

Khi đó văn bản pháp luật hiện hành không quy định người khác được hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Có thể thấy, theo quy định mới này thì chỉ luật sư mới được làm dịch vụ pháp lý. Ngoài việc hoạt động dịch vụ pháp lý trong nước thì Pháp lệnh Luật sư và Nghị định 94 còn cho phép Luật sư được quyền thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài theo sự phân công của Văn phòng Luật sư hoặc Công ty luật hợp danh nơi Luật sư đó tham gia hành nghề. Việc thoả thuận về công việc, mức thù lao trong hợp đồng dịch vụ pháp lý bên ngoài lãnh thổ Việt Nam do các bên thoả thuận nhưng không được trái với Pháp lệnh Luật sư, Nghị định 94 và các quy định pháp luật khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm sổ đỏ

Quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý

Lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý là một ngành có tính chất đặc thù. Chính vì thế những tổ chức đơn vị hành nghề dịch vụ pháp lý cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự hay các việc khác theo quy định của pháp luật. Không được vừa tham gia tư vấn bảo và bảo vệ cho cả nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc hay vụ án. Điều này sẽ không thể đảm bảo nguyên tắc công tâm, minh bạch ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật. Đây không chỉ là hành vi gây sai lệch hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn là đạo đức của một người hành nghề luật, là người bảo vệ công lý, lẽ phải chính vì vậy không được xảy ra những tình trạng như trên.

Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho khách hàng là gì?

Phạm vi hành nghề luật sư

Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai…

Hình thức hành nghề

Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật luật sư.

Trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi: “ Dịch vụ pháp lý là gì” rất chi tiết tại bài viết. Nếu bạn đọc có thêm câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề gì nội dung liên quan, vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để được hỗ trợ nhanh nhất.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email:

Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho khách hàng là gì?

Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng rất quan trọng khi cung cấp dịch vụ của TCHNLS. Vậy hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng cần chú ý những gì?

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng cần chú ý những nội dung gì ?

     Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

1. Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng là gì?

     Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của BLTTHS và Luật Luật sư.

     Khi tiếp nhận vụ việc theo yêu cầu của khách hàng hai bên phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan THTT và Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Các dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho khách hàng là gì?

2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng cần chú ý những nội dung gì?

Nội dung Hợp đồng phải có các điều khoản cơ bản sau đây:

2.1 Thông tin của các bên

Bao gồm:

     Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng; họ tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức hành nghề Luật sư, họ tên, chức vụ của người đại diện TCHNLS hoặc họ tên, địa chỉ, số điện thoại của Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

2.2 Nội dung dịch vụ

     Đây là phạm vi công việc mà Luật sư và khách hàng thỏa thuận như bào chữa cho ai, trong giai đoạn nào, thuộc vụ án nào; Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì?…

2.3 Thời hạn thực hiện Hợp đồng

     Trong vụ án hình sự, thời hạn thực hiện Hợp đồng phụ thuộc vào diễn biến của các giai đoạn tố tụng, vì vậy Luật sư không nên ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng theo ngày, tháng cụ thể. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng bằng ngày, tháng, năm cụ thể thì Luật sư cần giải thích để khách hàng hiểu và thống nhất trước khi ghi vào Hợp đồng. Việc xác định thời hạn thực hiện Hợp đồng nên ghi theo giai đoạn mà khách hàng mới Luật sư tham gia, ví dụ: “Kết thúc giai đoạn điều tra” hoặc “Kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm”.

2.4 Quyền, nghĩa vụ của các bên

     Đây là một nội dung rất quan trọng nên Hợp đồng bắt buộc phải có các điều khoản về nội dung này. Khi tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể, các quyền và nghĩa vụ của Luật sư được xác định theo quy định tại BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của Luật sư người bảo vệ, đồng thời không được phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm[1]. Luật sư không được ghi vào Hợp đồng nghĩa vụ phải bảo đảm kết quả của vụ án theo yêu cầu của khách hàng. Các quyền và nghĩa vụ của khách hàng với mục đích hợp tác, hỗ trợ cho Luật sư thực hiện việc bào chữa bảo vệ cũng cần ghi cụ thể như: Cung cấp một cách trung thực và chính xác các tài liệu, chứng cứ mà mình có; phối hợp với Luật sư trong việc tìm các nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tố tụng của mình; trả thù lao đầy đủ, đúng kỳ hạn, được Luật sư cung cấp và bảo đảm chất lượng dịch vụ, v.v…

2.5 Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản và bảo đảm chất lượng dịch vụ…

     Thù lao Luật sư cũng là một nội dung chính trong Hợp đồng, vì vậy Hợp đồng phải ghi rõ mức thù lao, phương thức tính thù lao (trọn gói hay theo giờ làm việc) và tiến độ thanh toán thù lao trong trường hợp thù lao được trả làm nhiều lần. Tiền thù lao được trả bằng đồng Việt Nam, không được ghi hoặc trả bằng ngoại tệ, kể cả việc ghi ngoại tệ nhưng quy đổi ra đồng Việt Nam và thanh toán thực tế bằng đồng Việt Nam. Ngoài ra, Hợp đồng cũng cần có điều khoản về chi phí khác ngoài thù lao (chi phí đi lại, ăn ở…) và quy định loại trừ những khoản chi khác ngoài thù lao (thuế VAT, lệ phí, án phí…mà khách hàng phải nộp). Hợp đồng dịch vụ cũng có thể có điều khoản về “hứa thưởng” nhưng cần ghi rõ công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội, vì vậy cần chú ý khi soạn thảo hợp đồng để điều khoản này không bị hiểu lầm thành điều khoản cam kết của Luật sư với khách hàng về bảo đảm kết quả.

2.6 Đơn phương chấm dứt Hợp đồng

     Hợp đồng cũng cần có điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và quy định rõ các hậu quả của việc chấm dứt này (Luật sư có phải hoàn trả thù lao đã nhận không? Khách hàng có phải trả nốt các khoản thù lao chưa thanh toán không?…)

2.7 Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng

     Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của mỗi bên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Đây cũng là vấn đề ít được quan tâm, đề cập đến trong các Hợp đồng dịch vụ pháp lý nên khi xảy ra, thường làm phát sinh tranh chấp giữa tổ chức hành nghề Luật sư và khách hàng.

2.8 Phương thức giải quyết tranh chấp

     Phương thức giải quyết tranh chấp là các biện pháp, cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa Luật sư với khách hàng. Khi quy định điều khoản này cần chú ý ưu tiên biện pháp hòa giải giữa hai bên. Khởi kiện tại Tòa án chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải áp dụng. Ngoài ra, cũng cần quy định ngay trong Hợp đồng Tòa án nào sẽ giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

     Hợp đồng dịch vụ pháp lý lập bằng tiếng Việt Nam hoặc song ngữ (nếu khách hàng là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người đại diện pháp nhân là người nước ngoài). Tùy theo quốc tịch hoặc ngôn ngữ sử dụng của khách hàng, ngoài tiếng Việt ra, ngôn ngữ thứ hai trong Hợp đồng có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn… nhưng trong điều khoản về việc giải thích Hợp đồng và giải quyết tranh chấp Hợp đồng, nên chọn ngôn ngữ sử dụng để giải thích là tiếng Việt Nam và Tòa án giải quyết tranh chấp (nếu có) là Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam; nếu có tranh chấp Hợp đồng thì áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Trên thực tế đã có trường hợp bào chữa cho người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng theo yêu cầu của khách hàng, Hợp đồng lại ghi chọn pháp luật và Tòa án nước ngoài (nước khách hàng đó mang quốc tịch) để giải quyết tranh chấp, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao như đã cam kết thì Luật sư Việt Nam không thể khởi kiện khách hàng đó ra Tòa án nước họ mang quốc tịch vì rào cản về ngôn ngữ, pháp luật cũng như chi phí theo đuổi vụ kiện…

     Trên đây là nội dung tư vấn về các nội dung cần chú ý trong hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng như hình thức hợp đồng, cách viết… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.