Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Thứ Hai, ngày 26/06/2017 10:00 AM (GMT+7)

Nếu ngày thường bạn quá bận rộn để chuẩn bị sinh tố, hay việc phải cắt nhỏ từng thứ một mỗi lần khiến bạn thật ngại, thì hướng dẫn dưới đây chính là dành cho bạn.

1. Sinh tố dâu, chuối

- 400g dâu tây, xắt nhỏ

- 1 quả chuối, xắt nhỏ

- 300ml sữa

- 200ml sữa chua

Trái cây cho vào túi zip để vào ngăn đá có thể bảo quản tới 3 tháng. Khi muốn uống, bạn chỉ cần lấy túi trái cây đông lạnh ra, cho vào máy xay cùng sữa và sữa chua rồi thưởng thức.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

2. Sinh tố kiwi, chuối và rau chân vịt

- 3 quả kiwi, xắt nhỏ

- 1 quả chuối, xắt nhỏ

- 400g rau chân vịt

- 200ml sữa

- 200ml sữa chua

Trái cây cho vào túi zip để vào ngăn đá có thể bảo quản tới 3 tháng. Khi muốn uống, bạn chỉ cần lấy túi trái cây đông lạnh ra, cho vào máy xay cùng rau chân vịt, sữa và sữa chua rồi thưởng thức.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

3. Sinh tố dứa, cam, xoài

- 200g dứa, xắt nhỏ

- 1 quả cam, xắt nhỏ

- 1 quả xoài, xắt nhỏ

- 300ml sữa

- 200ml sữa chua

Trái cây cho vào túi zip để vào ngăn đá có thể bảo quản tới 3 tháng. Khi muốn uống, bạn chỉ cần lấy túi trái cây đông lạnh ra, cho vào máy xay cùng sữa và sữa chua rồi thưởng thức.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

4. Sinh tố dâu hỗn hợp

- 200g dâu tây, xắt nhỏ

- 200g việt quất

- 50g mâm xôi đen

- 50g dâu rừng

- 300ml sữa

- 200ml sữa chua

Trái cây cho vào túi zip để vào ngăn đá có thể bảo quản tới 3 tháng. Khi muốn uống, bạn chỉ cần lấy túi trái cây đông lạnh ra, cho vào máy xay cùng sữa và sữa chua rồi thưởng thức.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Chỉ cần đơn giản là bỏ hết nguyên liệu vào máy xay, bạn đã có những ly sinh tố tuyệt ngon.

Theo Minh Châu (Theo Buzzfeed) (Dân Việt)

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Món ăn giải nhiệt mùa hè Xem thêm

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

1 Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản nước ép

Chất lượng của nguyên liệu

Vì nước ép được chế biến trực tiếp từ các loại rau củ quả mà không qua tác động nhiệt, vậy nên để có được 1 ly nước ép chất lượng, độ tươi ngon của các loại nguyên liệu là rất quan trọng. Điều này cũng quyết định đến chất dinh dưỡng cũng như hạn sử dụng của nước ép.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Loại nguyên liệu đó là gì?

Việc lưu ý đến sự khác nhau của các loại nguyên liệu cũng rất quan trọng khi bạn muốn bắt đầu uống nước ép. Bởi vì các loại rau củ quả không chỉ khác nhau về cách bảo quản, thời hạn bảo quản mà còn có các đặc tính khác nhau.

Các loại rau xanh ví dụ như cải xoăn (cải kale), mướp đắng, cần tây,... sau khi ép nước thường rất nhanh bị xỉn màu, chuyển sang màu vàng. Điều này là do các loại rau củ này có tính kiềm (độ pH cao).

Ngược lại, các loại quả có tính axit mạnh (độ pH thấp) như cam, chanh, bưởi,... lại có thể bảo quản lâu hơn mà ít bị oxy hóa.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Sự kết hợp của nguyên liệu

Nước ép tổng hợp nhiều loại rau củ quả được cho là rất tốt và có thể giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng, nếu không biết kết hợp các nguyên liệu đúng cách sẽ gây ra tác dụng ngược, hoặc tệ hơn là ngộ độc thực phẩm.

Như đã đề cập ở trên, việc phân biệt sự khác nhau giữa các nguyên liệu sẽ giúp bạn có được kiến thức cơ bản để kết hợp các loại nước ép tổng hợp.

Chẳng hạn, bạn có thể vắt thêm 1 ít chanh vào những loại nước ép xanh (green smoothies) để làm giảm tính kiềm trong nước ép. Như vậy không chỉ bổ sung thêm hương vị cho ly nước ép mà còn tăng thời gian bảo quản cũng như giảm sự hao hụt chất dinh dưỡng.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trước khi thực hiện luôn giúp các món ăn lâu hư hơn, và nước ép cũng không ngoại lệ.

Rửa tay sạch sẽ, vệ sinh kỹ càng máy ép và các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu cũng như sát khuẩn chai (lọ) đựng sẽ giúp nước ép bảo quản được lâu hơn, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Nhiệt độ

Nước ép rất dễ lên men và hư hỏng ở môi trường có nhiệt độ cao. Vậy nên, môi trường lý tưởng nhất để bảo quản nước ép là trong ngăn mát tủ lạnh (khoảng 5 độ C).

Ngoài ra, nước ép cũng sẽ nhanh hư khi bị di chuyển qua lại giữa môi trường nóng và lạnh liên tục.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Ánh sáng

Tương tự như nhiệt độ cao, ánh sáng trực tiếp chiếu vào cũng dễ khiến nước ép nhanh xỉn màu, úa vàng và hỏng. Vì vậy, hãy bảo quản nước ép ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp nhé!

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Chất lượng máy ép

Một chiếc máy ép công nghệ đời cao cũng là nhân tố giúp làm ra một ly nước ép chất lượng đấy! Hiện nay, máy ép thủy lực là loại máy có công nghệ tiên tiến nhất, đang được nhiều nhà máy lớn sử dụng và cũng là loại máy giúp nước ép bảo quản được lâu nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 2 loại máy ép chậm, máy ép ly tâm hoặc máy xay ép đa năng nếu muốn tự làm nước ép tại nhà nhé!

Máy ép ly tâm (máy ép nhanh) là loại máy ép nước bằng cách dùng lực ly tâm cắt nhỏ hoa quả và tách phần nước ra khỏi bã.

So với máy ép ly tâm, máy ép chậm sẽ giúp bạn ép ra được nhiều nước hơn và thời gian bảo quản nước ép cũng lâu hơn đấy!

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Công nghệ bảo quản

Các công nghệ như tiệt trùng, thanh trùng, sử dụng chất bảo quản,... cũng ảnh hưởng đến thời hạn bảo quản các loại nước ép.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn uống nước ép tươi để thải độc tố, cải thiện sức khỏe thì nên chọn sử dụng những loại nước ép tươi trong ngày hoặc có thời hạn ngắn ngày.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

2 Nước ép trái cây để được bao lâu?

Nước ép để qua đêm được không?

Nước ép phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn ép tươi hoa quả vào sáng sớm và dùng ngay.

Thế nhưng nếu không có nhiều thời gian vào buổi sáng, bạn hoàn toàn có thể ép sẵn nước ép và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ buổi tối hôm trước.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Nước ép trái cây tươi để tủ lạnh được bao lâu?

Tùy vào từng loại máy ép mà thời gian bảo quản nước ép trong ngăn mát tủ lạnh cũng thay đổi theo. Vậy nên, nếu không thể uống ngay nước ép tươi vừa ép, việc đầu tư một cái máy ép xịn cực kỳ quan trọng đấy.

Đối với máy ép ly tâm, bạn có thể bảo quản nước ép trong vòng 24 giờ, 48 giờ đối với máy ép chậm. Đặc biệt, nước ép có thể được bảo quản lên đến 77 giờ nếu bạn sử dụng máy ép thủy lực.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Nước ép để ở ngoài được không?

Nước ép sẽ nhanh bị xỉn màu, xuống vị chỉ sau vài giờ để ngoài nhiệt độ phòng. Hơn nữa, đối với những ngày có không khí nóng ẩm, nước ép sẽ nhanh chóng lên men và hư hỏng, không thể sử dụng được nữa.

Vậy nên, nếu không thể sử dụng nước ép ngay, bạn nên bảo quản nước ép trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị và chất dinh dưỡng nhé!

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Có nên cất giữ nước ép trái cây để uống dần?

Nếu bạn cất giữ nước ép trong thời gian dài không đúng cách sẽ làm giảm lượng vitamin và khoáng chất trong nước ép.

Hơn nữa, nước ép còn dễ bị xỉn màu, lên men hoặc nhiễm khuẩn, có thể gây nguy hiểm đối với người sử dụng nếu không được bảo quản đúng cách.

Bạn có thể bảo quản nước ép để dùng dần trong ngăn mát tủ lạnh nhưng không quá 3 ngày và nên sử dụng càng sớm càng tốt vì càng để lâu, nước ép càng mất dần chất dinh dưỡng.

Lưu ý: Đối với các loại nước ép cam, chanh,... bạn nên sử dụng ngay trong ngày nhé vì để lâu thì nước ép sẽ bị đắng và giảm đi chất dinh dưỡng.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

3 Cách bảo quản nước ép trái cây đúng cách được lâu

Giữ lạnh

Việc giữ nhiệt độ luôn lạnh là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo quản nước ép. Nếu không thuận tiện bảo quản nước ép trong ngăn mát tủ lạnh (như khi đi cắm trại), bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị thùng đá lạnh hoặc túi giữ nhiệt cùng đá khô để bảo quản nước ép nhé!

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Không đun nấu

Nước ép tươi giúp các nguyên liệu rau củ quả giữ nguyên được chất dinh dưỡng vốn có của chúng, Vậy nên, không nên đun nấu hay tác dụng nhiệt vào nước ép để hạn chế các hao hụt chất dinh dưỡng từ hoa quả nhé!

Thậm chí, các loại nguyên liệu cứng như khoai, bí đỏ hay súp lơ xanh đều có thể ép nước mà không cần luộc hay hấp trước.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Bảo quản trong chai thủy tinh

Đối với nước ép tự làm tại nhà, do không có chất bảo quản nên rất dễ hư hỏng nếu không bảo quản đúng cách đấy! Bạn nên sử dụng chai thủy tinh và lưu ý nên trụng nước sôi chai để tiệt trùng trước khi đựng nước ép.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Rót nước ép đầy miệng bình

Không khí chính là kẻ thù của các loại nước ép, khiến chúng nhanh bị oxi hóa, xỉn màu. Vậy nên, khi bảo quản nước ép, bạn hãy rót nước đầy miệng chai (bình) đựng để ngăn không khí không còn sót lại trong chai làm hỏng nước ép nhé!

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Nguyên liệu càng tươi càng tốt

Như đã đề cập ở trên, độ tươi ngon của các nguyên liệu hoa quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của nước ép.

Các nguyên liệu càng tươi càng làm cho hương vị của nước ép thêm ngon, ngoài ra còn giúp tăng thời hạn bảo quản chúng.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Uống càng tươi càng tốt

Tuy việc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh giúp nước ép không lên men, xỉn màu hay bị hỏng có thể lên đến 77 giờ nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng không nên để nước ép quá 24 giờ vì nước ép sẽ bị phân tầng, tách nước và mất dần chất dinh dưỡng đấy.

Cách bảo quản trái cây làm sinh tố cho quán

Bạn có thể tham khảo một số loại máy ép trái cây đang kinh doanh tại Điện máy XANH để tự làm nước ép tại nhà dễ dàng hơn nhé!

Xem thêm

  • Cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh tươi lâu bạn nên biết
  • Mách bạn cách bảo quản nước dừa, dừa tươi gọt vỏ và dừa chưa gọt vỏ
  • Tổng hợp cách bảo quản trà sữa trân châu, trà sữa thái qua đêm

Vậy là Điện máy XANH đã giới thiệu đến bạn cách bảo quản nước ép trái cây được tươi lâu vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng và hạn chế bị mất chất rồi đấy. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cách bảo quản và thời hạn bảo quản nước ép nhé!