Cách giảm phù tay khi mang thai

Trong những ngày nắng nóng oi bức, mẹ bầu nên tránh làm việc dưới trời nắng nóng, hạn chế vận động quá sức để giữ mát cho cơ thể, giảm sưng phù. Nếu có điều kiện, bạn nên ở trong điều hòa hoặc ở gần quạt cho thoải mái.

7. Chọn giày dép phù hợp

Mang thai là giai đoạn bạn phải nói lời tạm biệt những đôi cao gót kiêu kỳ để “kết thân” những chiếc giày đế bằng kém xinh. Loại giày này không chỉ hữu ích trong việc cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai mà còn giúp bạn phòng tránh được các vấn đề xảy ra ở lưng và hông khi trọng lượng cơ thể thay đổi vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Trên thực tế, chứng phù chân ở thai phụ thường có xu hướng giảm bớt sau khi sinh. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp các chị em nhận thấy bàn chân của mình không thể về lại kích cỡ như trước nữa. Thay vì tiếc hùi hụi những đôi giày cũ, bạn hãy xem đây như một cơ hội để “tự thưởng” cho mình những món đồ mới sau khi sinh.

Mách bạn: Chọn giày cho mẹ bầu như thế nào?

8. Đi bộ

Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 5–10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.

Khi ở công sở, mẹ bầu cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Thay vào đó, bạn nên đi lại thường xuyên để thúc đẩy máu lưu thông đều ở hai chân.

Ngoài việc đi bộ, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể chọn tập thêm yoga để ngăn ngừa cơn đau mỏi vai gáy, đau lưng.

Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn. Theo đó, việc massage giúp loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân, từ đó giúp giảm sưng chân.

Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể nhờ chồng massage hoặc đến những spa uy tín có dịch vụ dành riêng cho bà bầu. Nếu massage tại nhà, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, oải hương vào các loại dầu xoa bóp để tăng tác dụng thư giãn.

Trong quá trình massage, bạn nên nằm và kê cao chân hơn để mang lại hiệu quả giảm sưng tốt. Bên cạnh đó, các thao tác massage cũng cần chú ý không làm quá mạnh tay.

Trên đây là những biện pháp giúp giảm hiện tượng phù chân khi mang thai. Nếu thử áp dụng nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Hy vọng rằng bạn có một thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón niềm vui được làm mẹ trong tương lai.

Hiện tượng phù tay phù chân kèm theo sự tê tay chân ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tùy theo cơ địa của mỗi người thì tình trạng này có thế đến sớm hoặc muộn hơn. Nhưng triệu chứng này thường xuất hiện ở tháng thứ 5, 6 hoặc ở tam cá nguyệt thứ 3.

Các mẹ bầu rất lo lắng vì điều này xảy ra. Tuy nhiên, mẹ bầu bị phù tay phù chân là hiện tượng sinh lý khá bình thường không cần băn khoăn sợ hãi và cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi… Nào hãy cùng Nhật ký mẹ bầu tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp về hiện tượng này ngay thôi.

1/ Biểu hiện của sự sưng phù tay chân khi mang thai là như thế?

Cách giảm phù tay khi mang thai

Phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần chân từ cổ chân đến bàn chân bị sưng lên, phù nề, các ngón chân cũng hơi múp múp so với bình thường.

Chẳng hạn như lúc chưa có thai các bạn thường đi giày dép size 37 nhưng bây giờ chúng ta mang thì có vẻ hơi chật chật rồi đó. Phù tay là chị em thấy rõ từ lòng bàn tay đến các ngón tay cũng múp múp so với bình thường.

Thỉnh thoảng sẽ cảm thấy tê tay và biểu hiện rõ nhất là khi cầm vật gì cũng thấy mỏi và tê. Chỉ muốn buông chúng ra thôi. Triệu chứng này không gây đau đớn gì nhưng lại cảm thấy bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

2/ Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng phù tay chân khi mang thai ?

Cách giảm phù tay khi mang thai

– Khi mang thai, cơ thể chúng ta sẽ tăng lên từ 10 – 15 kg, thậm chí có người tăng lên 20 kg. Vì cơ thể tăng cân, trọng lượng của mẹ bầu gây áp lực chèn ép lên đôi chân, các mạch máu, cản trợ tuần hoàn máu dẫn đến tình trạng phù nề. Thêm vào đó, nội tiết thay đổi thời hàm lượng muối tăng nhưng lượng kali giảm cũng khiến cho chân, tay của bà bầu trở nên nặng nề và kém linh hoạt.

Cách giảm phù tay khi mang thai

– Đứng quá lâu, đi quá nhiều và ngồi lâu một chỗ cũng gây nên tình trạng này. Một số bà bầu hay có thói quen ngồi gác chân, chéo chân hoặc khoanh chân dẫn đến hiện tượng sưng phù và tê.

– Chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu canxi và kali.

– Hội chứng đường hầm cổ tay : Khi rãnh cổ tay bị sưng phù dẫn đến dây thần kinh bị co mạnh. Đồng thời sẽ khiến đầu ngón tay bị tê kèm theo cảm giác nóng nóng.

– Đi giày cao gót hoặc dép cao cũng là nguyên nhân làm bà bầu bị phù.

Cách giảm phù tay khi mang thai

– Khi bụng càng lớn thì thai nhi cũng lớn theo. Điều này khiến tử cung của bạn sẽ trở nên lớn hơn, đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim từ các chi dưới. Điều đó, gây áp lực càng lớn thì tình trạng phù chân xuất hiện nhiều.

– Ngoài ra cũng do các nguyên nhân khác như là làm việc nhiều, ít nghỉ ngơi, nhiệt độ cao, dùng nhiều cafeine.

3/ Giải pháp cho các mẹ bầu khi bị sưng phù tay chân khi mang thai.

Cách giảm phù tay khi mang thai

– Buổi sáng khi thức dậy, các mẹ hãy xoay đều bàn tay, thực hiện những bài tập thể dục khởi động các khớp tay, khớp chân để máu lưu thônng tốt. Nếu xuất hiện tình trạng tê trong lúc ngủ thì chị em hãy thay đổi tư thế nằm ngay, sẽ giúp các mạch máu được lưu thông tốt.

– Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như là tôm, cua, trứng, sữa, cá … Đừng quên bổ sung kali nhé các mẹ , vì chất kali sẽ làm giảm tình trạng sưng phù đó. Các thực phẩm giàu kali như chuối, khoai lang, khoai tây, đậu đen, đậu trắng, sữa chua, củ cải … Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột thay vào đó ăn rau củ quả.

Cách giảm phù tay khi mang thai

– Hạn chế ăn quá mặn, muối sẽ khiến cơ thể mình trữ nước gây ra phù chân tay nghiêm trọng. Cho nên bạn nên cắt giảm nêm nếm bằng muối trong thực đơn bữa ăn của mình.

– Nếu tình trạng tê tay có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể cần phải đi khám bác sỹ. Khi bị sưng và tê thì nhờ ông xã của bạn chờm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau. Không nên chườm nước nóng vì có thể làm tình trạng sưng tăng thêm. Ngoài ra, kêu người thân hoặc anh chồng massage nhẹ nhàng tay chân cho mình, giúp lưu lượng máu được lưu thông sẽ cảm thấy dễ chịu.

– Khi đi ngủ nên kê gối gác chân và khi ngồi cũng cần ghế nhỏ ở dưới để kê chân cho thoải mái và lưu thông máu dễ dàng. Tuyệt đối không nên đứng quá lâu hoặc ngồi chéo chân.

Cách giảm phù tay khi mang thai

– Uống đủ nước, mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ 2 – 2,5l. Có nhiều phụ nữ suy nghĩ rằng uống nước nhiều sẽ gây trữ nước và làm sưng phù. Điều này là không phải đâu nha, uống nước sẽ giải phóng bớt lượng nước bị giữ và giúp trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

– Đừng để cơ thể bị nóng: chúng ta nên tránh ở nắng quá lâu, thân nhiệt tăng có thể làm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn.

– Chọn giày dép bệp rộng rãi thoải mái và chắc chắn. Tránh mang dép lào sẽ bị trơn trượt té.

Hiện tượng phù nề chân tay sẽ không có gì đáng lo lắng hay ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này quá mức và gây sung tê và đau làm mọi cách mà không giảm thì các mẹ hãy nên đi gặp bác sỹ để được thăm khám và chăm sóc sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Chúc các chị em bầu có một thai kỳ thật khoẻ mạnh!!!

(Visited 20.510 times, 1 visits today)