Chiều cao trung bình của cây rễ nông

đem lại hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, trải qua 1 thời gian dài trồng cây bằng hạt ươm trong bầu đất vỏ bầu PE đã bộc lộ một số tồn tại đó là: Khi vận chuyển bầu dễ bị vỡ, bị ép bẹp làm cho bộ rễ bị bó cứng; vận chuyển vất vả tốn kém do khối lượng bầu đất lớn; khi trồng nếu quên không xé bỏ túi bầu sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của rừng trồng; việc khai thác khối lượng lớn đất đóng bầu và sử dụng vỏ bầu PE mà không thu gom xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Vì lý do trên, năm 2021 được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông đã chủ trì thực hiện đề tài KHCN cơ sở: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống Keo lá tràm mô trong bầu hữu cơ nhằm giảm chi phí, nâng cao tỷ lệ sống và tăng khả năng sinh trưởng của rừng trồng gỗ lớn tại Thanh Hóa”. Đề tài được thực hiện trong thời gian 10 tháng, từ tháng 3-12/2021 đến nay qua đánh giá cho thấy đề tài đã được đánh giá xếp loại là đạt yêu cầu đề ra.

Đối với thí nghiệm ở vườn ươm cây con:

Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành thực hiện 2 thí nghiệm ươm cây keo lá tràm môdòng Clt18, Clt57 trên 2 loại giá thể là xơ dừa và bã mía đã được xử lý ủ hoai mục. Tổng số công thức thí nghiệm và tổng số cây mầm là: 2 thí nghiệm x 4 công thức x 2 dòng x 3 lần lặp x 125 cây/1 lần lặp = 6.000 cây. Giá thể xơ dừa và bã mía phối trộn theo 3 công thức với tỷ lệ 30-50-70% xơ dừa và 40-60-80% bã mía còn lại là đất bột và cây được ươm trong khay nhựa loại 70 lỗ/khay. Đối chứng là cây Keo lá tràm mô ươm trong bầu đất PE theo phương pháp truyền thống;

Thời gian cấy cây vào giá thể là ngày 12/4/2021, cây sau cấy được theo dõi, huấn luyện, chăm sóc, đo đếm. Sau thời gian 4 tháng, cây được nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn với kết quả thu được sau:

Về tỷ lệ sống và sinh trưởng: Cây ươm trong giá thể xơ dừa và bã mía có tỷ lệ sống trung bình đạt 91,6% cao hơn 6,2% so với đối chứng. Chiều cao cây của các công thức ươm trong giá thể xơ dừa giao động từ 34,17-38,03cm, giá thế bã mía giao động từ 32,23-35,58 cm, trung bình cao hơn đối chứng 5,3 cm. Đường kính cổ rễ của cây ươm trong giá thể xơ dừa giao động từ 3,45-3,85mm, giá thế bã mía giao động từ 3,28-3,72mm, trung bình cao hơn đối chứng 0,6mm. Công thức có chiều cao cây, đường kính cổ rễ đạt tốt nhất là là 70% xơ dừa + 30% đất bột và 80% bã mía + 20% đất bột.

Về khả năng chống chịu sâu bệnh hại: Ở thời kỳ 1-2 tháng tuổi, các công thức ươm trên giá thể xơ dừa và bã mía có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, bệnh lỡ cổ rễ, gỉ sắt tỷ lệ nhiễm từ 1-2%, trong khi đó bầu đất PE tỷ lệ nhiễm từ 5-7%. Ở thời kỳ 3-4 tháng tuổi, khả năng chống chịu bệnh tốt, không bị sâu bệnh gây hại.

So sánh một số đặc điểm khác nhau khi ươm cây keo lá tràm mô trong bầu hữu cơ (giá thể xơ dừa, bã mía) và cây ươm trong bầu đất vỏ bầu PE:

Số TT

Diễn giải

Keo lá tràm mô ươm trên giá thể hữu cơ (xơ dừa, bã mía)

Keo lá tràm mô trong bầu đất vỏ bầu PE

1

Vỏ bầu

Dùng nhiều lần (khay)

Dùng 1 lần (bầu nilon)

2

Đóng bầu

Không phụ thuộc vào thời tiết

Phụ thuộc vào thời tiết

3

Năng suất đóng bầu

1,0

0,5

4

Tỷ lệ sống

Cao hơn

Thấp hơn

5

Khả năng sinh trưởng

- Dưới 60 ngày: BT

- Trên 60 ngày: Nhanh hơn

- BT

- Chậm hơn

6

Thời gian ươm

Ngắn hơn (110-120 ngày)

Dài hơn (120-130 ngày)

7

Đất bột

25 - 30%

\>80%

8

Khả năng giữ nước

Kém hơn (yêu cầu xếp sát các khay để tăng khả năng giữ nước của bầu)

Tốt hơn

9

Trọng lượng bầu

Trung bình 60-70 gam/cây

Trung bình 220-250 g/cây

10

Số lượng rễ, nốt sần/cây con

nốt sần to, số lượng nốt sần nhiều, khả năng quấn rễ vào giá thể rất tốt (xơ dừa tốt hơn bã mía).

Nốt sần nhỏ, số lượng nốt sần ít

11

Tình trạng bầu

Rễ cuốn chặt, bầu nhẹ và không bị vỡ khi nâng nhấc và vận chuyển (Giá thể xơ dừa khả năng cuốn rễ tốt hơn bã mía)

Bầu dễ bị méo mó, vỡ bầu khi vận chuyển

12

Khi sử dụng

Không phải xé bầu, vận chuyển được số lượng nhiều.

Phải xé bầu, vận chuyển được số lượng ít.

13

Giá thành cây giống

5.000

4.000

Có thể nói qua kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ươm cây giống Keo lá tràm mô trong bầu hữu cơ cho thấy sản xuất cây giống bằng bầu hữu cơ từ bã mía và xơ dừa giúp bộ rễ cây con phát triển mạnh, tỷ lệ sống cao, bầu được cuốn chặt, nhẹ,bầu không bị vỡ khi nâng nhấc và vận chuyển; dễ sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do không sử dụng túi bầu nilon. Ngoài ra, việc sản xuất cây giống bằng bầu hữu cơ còn tận dụng được phế liệu đưa vào sản xuất, góp phần làm sạch môi trường nông thôn, hạn chế việc khai thác đất mặt, chủ động được thời vụ sản xuất cây giống.

Đối với xây dựng mô hình trồng rừng thử nghiệm:

Cây giống sau khi được nghiệm thu đánh giá đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện mô hình trồng rừng thử nghiệm cây keo lá tràm mô ươm trong bầu hữu cơ, quy mô 2 ha tại xã Thọ Bình huyện Triệu Sơn với mật độ trồng 1.660 cây/ha (cây cách cây 2 m; hàng cách hàng 3 m), lượng phân bón: NPK5.10.3 là 0,2kg/cây/lần. Thời gian trồng từ ngày 15-16/8/2021. Mô hình được ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật từ các khâu phát dọn thực bì, đào hố, bón phân, trồng, chăm sóc bảo vệ. Kết quả đánh giá sau 4 tháng trồng tỷ lệ sống trung bình đạt 98% cao hơn 7,6% so với cây ươm trong bầu đất PE. Chiều cao trung bình đạt 1,1m và đường kính gốc trung bình đạt 1,0 cm. So với cây ươm trong bầu đất PE chiều cao TB đạt 0,9m, đường kính gốc TB đạt 0,8cm.

Mô hình trồng rừng thử nghiệm bằng cây keo lá tràm mô ươm trong bầu hữu cơ bước đầu đánh giá hiệu quả cao hơn so cây ươm trong bầu đất PE: Tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng năng suất trồng rừng; tỷ lệ sống bình quân cao hơn, cây sinh trưởng nhanh, đồng đều; hạn chế ô nhiễm môi trường do không sử dụng túi bầu nilon.

So sánh hiệu quả trồng rừng bằng giống keo lá tràm mô ươm trong bầu hữu cơ (xơ dừa, bã mía) với cây ươm trong bầu đất vỏ bầu PE:

Số TT

Diễn giải

Keo lá tràm mô ươm trên bầu hữu cơ (xơ dừa, bã mía)

Keo lá tràm mô ươm trong bầu đất vỏ bầu PE

1

Vận chuyển

Chi phí 65%

Không bị vỡ bầu

100%

Dễ bị bẹp và vỡ bầu

2

Vỏ bầu

Không phải xé bỏ vỏ bầu, hạn chế ô nhiễm môi trường

Phải xé bỏ vỏ bầu, gây ô nhiễm môi trường

3

Năng suất trồng rừng

100%

50%

4

Khả năng ra rễ

Nhanh hơn

Chậm hơn

5

Tỷ lệ sống

Cao hơn

Thấp hơn

6

Thời gian bảo quản

3 – 4 ngày

5 - 7 ngày

Kết quả của mô hình: " Trồng rừng thử nghiệm cây keo lá tràm mô ươm trong bầu hữu cơ " do Trung tâm Khuyến nông triển khai đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để từ đó áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất; thay đổi dần tập quán trồng rừng lạc hậu và nâng cao nhận thức cho bà con nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo bền vững theo mục tiêu chương trình Nghị quyết 30a của Thủ tướng Chính phủ.

Từ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cây keo lá tràm mô ươm trong bầu hữu cơ và mô hình trồng rừng thử nghiệm bằng giống Keo lá tràm mô ươm trên giá thể, sẽ là tiền đề, là hướng đi mới trong cải thiện biện pháp ươm cây giống lâm nghiệp, giúp chủ động sản xuất nguồn giống tốt cung cấp cho trồng rừng và góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng thâm canh rừng gỗ lớn theo hướng công nghệ cao tại Thanh Hóa./.