Cho biết ý nghĩa về kích thước và khối lượng của Trái Đất

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất...

* Nhân dịp đầu xuân, cháu muốn GS giới thiệu tóm tắt cho chúng cháu những hiểu biết cơ bản nhất về Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng?

Bạn Vi Thị Minh (Chi Lăng, Lạng Sơn)

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Trái đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. Sự sống xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm và có thể tồn tại khoảng 1,5 tỷ năm nữa (sau đó kích thước Mặt trời tăng lên và làm tiêu diệt mọi sự sống).

Trái đất có hình cầu hơi bẹt về hai cực (đường kính xích đạo lớn hơn 43 km so với đường kính đo theo hai cực). Khối lượng Trái đất là 5,9722 x 1024kg.

Bán kính của Trái đất là 6.371 km. Diện tích Trái đất là 510.000.000 km2. Nước bao bọc tới 70,8% bề mặt Trái đất. Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời hết 365,25696 ngày với tốc độ trung bình là 29,783 km/giây. Nhân loại tính đến ngày 1/1/2016 là 7,34 tỷ người.

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời. Mặt trời hình thành cách đây 4,57 tỷ năm. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt trời được chuyển thành năng lượng dưới dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái đất thông qua quá trình quang hợp và điều tiết khí hậu thời tiết trên Trái đất.

Thành phần của Mặt trời gồm Hydro (74% khối lượng), Heli (24% khối lượng) và một lượng nhỏ các nguyên tố khác. Mặt trời có đường kính khoảng 1,392 x 106km, có diện tích khoảng 6,0877 x 106 km2, với thể tích 1,4122 x 1018 km3 và với khối lượng khoảng 1,9891 x 1030 kg.

Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái đất đến Mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái đất.

Đường kính xích đạo của Mặt trăng là 3.476,2 km, tức là hơn một phần tư đường kính Trái đất. Diện tích Mặt trăng là 3,793 x 107 km2. Khối lượng Mặt trăng là 7,347673 x 1022kg, khoảng bằng 2% khối lượng Trái đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất.

Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,321661 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt trăng có chu kỳ quay quanh quỹ đạo là 2,413402 km với tốc độ 1,022 km/giây. Mặt trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái đất ở tất cả mọi thời điểm.

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

- Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh : sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

- Trái đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.                                                                     

Ý nghĩa : Vị trí thứ ba của trái đất là một trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ mặt trời.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

A, Hình dạng, kích thước của Trái Đất

a . Hình dạng                                                                                                                                   

Trái đất có dạng hình cầu.

b.Kích thước 

- Bán kính : 6370km

- Xích đạo : 40076 km

- Diện tích : 510 triệu km2

=> Kích thước rất lớn.

B. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

a. Các khái niệm 

- Kinh tuyến : Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau

- Vĩ tuyến : Là những đường vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.

- Kinh tuyến gốc : Là kinh tuyến 0o đi qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.

-Vĩ tuyến gốc: là đường xích đạo, đánh số 0o.

Cho biết ý nghĩa về kích thước và khối lượng của Trái Đất

- Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo lên cực bắc.

- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo xuống cực Nam. 

- Nửa cầu đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 600Đ

- Nửa cầu tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 600Đ

- Nửa cầu bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo lên cực bắc.

- Nửa cầu nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực nam.

b. Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến 

Dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt trái đất.

 

Khối lượng của Trái Đất là bao nhiêu? Khối lượng địa cầu được công bố là 5,972×10^24kg. Tuy nhiên, con số này đã chính xác tuyệt đối chưa? Bằng cách nào người ra đo được kích thước và khối lượng cả một hành tinh? Hãy cùng tìm hiểu những sự thật thú vị ở thế giới ngay dưới chân bạn nhé!

Vị trí của Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ mặt trời?

Hành tinh của chúng ta nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời, được hình thành khoảng 4.6 tỷ năm về trước. Xếp theo thứ tự lần lượt là: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

Mặt trời cách Trái Đất bao nhiêu km? Khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời được ước tính là 149 600 000 km², mất 8 phút 19 giây để ánh sáng mặt trời đến được Trái Đất.

Ý nghĩa vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời là vô cùng quan trọng. Nó giải thích tại sao Trái Đất là hành tinh có sự sống duy nhất. Với khoảng cách này, nhiệt độ không bao giờ quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là điều kiện lý tưởng nhất để sự sống có thể phát triển.

Cho biết ý nghĩa về kích thước và khối lượng của Trái Đất

Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời, được hình thành khoảng 4.6 tỷ năm về trước

Hành tinh nào gần Trái Đất nhất

Hành tinh nào gần Trái Đất nhất? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản giữa sao Hỏa hoặc sao Kim. Các nhà nghiên cứu chỉ ra vị trí sao Kim nằm gần nhất. Bạn có thể nhìn thấy nó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Được dân gian gọi là “sao Mai” vào sáng sớm và “sao Hôm” khi trời tối.

Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia từ Đại Học Alabama, NASA lại có kết luận khá “thú vị”. Theo nghiên cứu, sao Thủy (Mercury) là hành tinh ở gần Trái Đất nhất. Phương pháp này được tính toán dựa trên quy tắc “vòng tròn điểm”. Theo đó, họ xác định thông qua khoảng cách trung bình giữa hàng loạt các điểm trên quỹ đạo của các hành tinh này trong 10.000 năm. Kết quả cho thấy Sao Kim và Trái Đất phải mất rất lâu để rượt đuổi nhau đến được khoảng cách gần nhất. Do cách biệt suốt nhiều ngày cho việc chúng nằm ở hai bên của mặt trời. Trong khi đó, sao Thủy với chu kỳ 88 ngày lại thường xuyên ở gần Trái Đất. 

Hiểu nôm na, trong một chu kỳ quay, khoảng cách trung bình giữa sao Kim và Trái Đất là lớn hơn giữa sao Thủy và Trái Đất. Tuy nhiên, điểm gần nhất mà Sao Kim tiếp cận Trái Đất thì nhỏ hơn sao Thủy rất nhiều.

Bạn có biết: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng và các hành tinh khác

Cho biết ý nghĩa về kích thước và khối lượng của Trái Đất

Sao Kim là hành tinh có thể đến gần gần Trái Đất nhất

Khối lượng của Trái Đất 

Khối lượng của Trái Đất tính theo công thức Newton

Khối lượng của Trái Đất được công bố lần đầu tiên thông qua nghiên cứu của nhà bác học lừng danh Isaac Newton Jr. Thông qua mô tả của ông về 3 định luật Newton và thuyết vạn vật hấp dẫn, được ghi trong luận thuyết Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên, khối lượng địa cầu thông qua tính toán này là 6,102×10^24 kg. Nhưng phép đo này chỉ đưa ra được con số gần đúng, do Trái Đất không có dạng hình cầu tròn trịa thật sự, bán kính của nó không đồng nhất.

Khối lượng của Trái Đất tính theo công thức Kepler

Sau này, định luật thứ ba của Kepler được áp dụng để tính chính xác khối lượng của Trái Đất. Và để thực hiện điều này, NASA đã đưa một vệ tinh có tên Lageos-1 lên quỹ đạo. Đây là một quả cầu lớn bằng hợp kim đồng – thép. Thời gian trễ giữa đường truyền và phản xạ của tia laser giúp xác định khoảng cách giữa mặt trời và Trái Đất gần như chính xác nhất. Trái Đất nặng bao nhiêu kg? Theo tính toán, khối lượng của Trái Đất là 5,972×10^24 kg.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm hiểu cách xác định khối lượng địa cầu ở mức chính xác tuyệt đối nhất. Bởi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các nghiên cứu khoa học vũ trụ, dự đoán quỹ đạo các hành tinh,…

Cho biết ý nghĩa về kích thước và khối lượng của Trái Đất

Khối lượng chính xác nhất của Trái Đất được tính đến hiện tại là 5,972×10^24kg

Cấu tạo của Trái Đất

Người ta có thể phân tích cấu tạo Trái Đất dựa trên tính chất hóa học hoặc cơ học. Về mặt cơ học, vỏ địa cầu bao gồm: thạch quyển, quyển mềm, lớp phủ giữa, lõi ngoài, và lõi trong. Về mặt hóa học, cấu trúc này bao gồm: lớp vỏ, manti (manti trên và manti dưới lớp vỏ), lõi (lõi ngoài và lõi trong).

– Lớp vỏ: tồn tại ở trạng thái Rắn, 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất là ôxy, độ dày từ 5 đến 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa 1000 độ C.

– Lớp trung gian hay còn gọi là bao manti: có độ dày gần 2900 km. Vật chất ở đây tồn tại ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1.500 đến 4.700. Phần này chiếm tới 70% thể tích của Trái Đất. 

– Lõi Trái Đất nằm ở độ sâu từ 2.900km và có bề dày khoảng 2.260km. Nhiệt độ lõi Trái Đất ở khoảng 4.400 đến 6.100 độ C và chiếm khoảng 30.8% khối lượng của Trái Đất.

>>> Vậy bạn có biết: Lõi Trái Đất hay Mặt trời nóng hơn? Mất bao lâu để lõi Trái Đất nguội?

Đường kính của Trái Đất ước tính khoảng 12.742km, tương ứng với bán kính 6.371km.

Cho biết ý nghĩa về kích thước và khối lượng của Trái Đất

Đường kính của Trái Đất là khoảng 12.742km

Trên đây là thông tin về Khối lượng của Trái Đất, cũng như những thông số cụ thể về kích thước, vị trí của hành tinh này. Hi vọng nội dung trên đây đã cho bạn thêm thông tin bổ ích!

Bài viết liên quan khác: