Chuyên đề dạy học tích hợp liên môn

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN

Chủ đề: Bảo vệ môi trường: Môn Luyện từ và câu + Khoa học lớp 5

     Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia,vv. Cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường Tiểu học Hòa Khương đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn Dạy học tích hợp liên môn với chủ đề "Bảo vệ môi trường" vào ngày 23/01/2021 được tổ chức theo hình thức dạy học trải nghiệm, dạy chủ đề, dạy liên môn. Tích hợp 2 môn Luyện từ và câu & Khoa học lớp 5. Do cô Đỗ Thị Mỹ Linh dạy môn Khoa học lớp 5/3 và cô Nguyễn Thị Kiều Ly dạy môn Luyện từ và câu lớp 5/2.
    Thành phần tham dự gồm có lãnh đạo nhà trường và các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường Tiểu học Hòa Khương


     cô giáo Phạm Vân-tổ trưởng tổ 4,5 triển khai các nội dung khi thực hiện chuyên đề      Mở đầu là môn Khoa học lớp 5 do cô giáo Đỗ Thị Mỹ Linh dạy

     Các em tích cực thảo luận nhóm

     Phần thuyết trình theo nhóm của các em học sinh

      Phần tiếp theo là môn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường do cô Nguyễn Thị Kiều Ly dạy


Một số khó khăn của dạy học tích hợp Thoạt đầu, những bước cần chuẩn bị để giảng dạy kiểu mới còn gặp nhiều khó khăn trục trặc về  việc thống nhất giáo án và phương thức dạy. Tuy nhiên, điều đó là cơ sở để dễ dàng giải quyết vì giáo án và cách dạy được quyết định dựa trên kĩ năng chuyên môn sư phạm và lộ trình từ Bộ Giáo dục & Đào tạo. Vấn đề bất cập hơn chính là tâm lí giáo viên với sức ép liên môn vừa phải  giảng dạy cho các em dễ tiếp thu mà vừa phải giúp các em ứng dụng được vào thực tiễn, không  rời xa lý thuyết.

Một số ưu điểm của dạy học tích hợp 
- Nội dung thực tiễn, khách quan nên rất sinh động, thu hút

- Kiến thức vận dụng vào thực tiễn, ít học vẹt - Tiết kiệm thời gian tìm hiểu những kiến thức khác - Giúp các em chủ động, sáng tạo, tự giác trong học tập

Giáo viên cần chuẩn bị gì?

Giáo viên cũng không cần phải trang bị thêm quá nhiều mặt về kiến thức vì cơ bản vẫn là dạy môn học mà mình đang thị phạm. Mặc khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã có những khóa luyện tập về các kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phối hợp với công nghệ thông tin, điện tử.

Tác giả bài viết: ban giám hiệu

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học như: địa lí, hóa học, giáo dục công dân, Anh văn, ngữ văn, sinh học….

Xen thêm: Cách nhận xét sổ liên lạc

Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức có sự tương đồng đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học đi học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học không giống nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể sắp xếp dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn còn lại.

Xem thêm: Phương pháp dạy học sinh tiểu học

Ưu điểm dạy học tích hợp với học sinh

Nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.

Những nội dung đã tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác vì các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn khác nhau nữa. Điều đó không những tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ nhạt trong việc học, làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành những cỗ máy lập trình sẵn nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú.

Xem thêm: 5 phương pháp nhớ lâu hiệu quả nhất

Ưu điểm dạy tích hợp liên môn với giáo viên

Giáo viên đã có sự am hiểu những kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình nên dễ dàng tổng hợp và rút gọn kiến thức thành những ý chính dễ hình dung và không bị trùng lặp.

Giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn là người đứng ra tự tổ chức, kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho học sinh trong và ngoài lớp học với phương pháp này.

Những giáo viên các bộ môn có liên quan sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy.

Bài viết tham khảo: Trò chơi tập làm cô giáo dạy học sinh

Khuyết điểm – khó khăn của dạy học tích hợp

Thoạt đầu, những bước cần chuẩn bị để giảng dạy kiểu mới còn gặp nhiều trục trặc về việc thống nhất giáo án và phương thức dạy. Tuy nhiên, điều đó là có cơ sở để dễ dàng giải quyết vì giáo án và cách dạy được quyết định dựa trên kĩ năng chuyên môn sư phạm và có lộ trình từ Bộ Giáo dục & Đào tạo. Vấn đề bất cập lớn hơn chính là tâm lí giáo viên với sức ép liên môn vừa phải giảng dạy cho các em dễ tiếp thu mà vừa phải giúp các em ứng dụng được vào thực tiễn, không rời xa lí thuyết.

Xem thêm: Học sinh lười học, chúng ta nên làm gì?

Giáo viên cần chuẩn bị gì

Giáo viên cũng không cần phải trang bị thêm quá nhiều về mặt kiến thức vì cơ bản vẫn là dạy môn học mà mình đang thị phạm. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã có những khóa luyện tập về các kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phối hợp với công nghệ thông tin, điện tử.

Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để:

  • Xây dựng các nội dung chính để giảng dạy
  • Xác định những năng lực có thể nâng cao cho hs trong từng nội dung
  • Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá trình độ của học sinh
  • Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh
  • tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.

Xem thêm: Gia sư là gì

Bộ GD-ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường.

Thầy trò Trường tiểu học Phú Mỹ, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp trong giờ học

Tổ chức các bước thực hiện dạy học tích hợp liên môn

3 bước thực hiện dạy học tích hợp liên môn được thầy Nguyễn Minh Nhựt chia sẻ như sau:

Bước 1: Tổ chuyên môn, giáo viên phải kiểm tra, rà soát lại nội dung chương trình môn học và môn học có liên quan với nhau trong các chương trình cụ thể của lớp để tìm ra nội dung có kiến thức chung có thể xây dựng được các chủ đề dạy học tích hợp và tích hợp liên môn.

Việc này đòi hỏi người giáo viên nắm chắc chương trình và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong tổ chuyên môn với nhau.

Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề. Xây dựng các mức độ câu hỏi dựa trên nhận thức của học sinh và cần có câu hỏi cốt lõi để giúp học sinh tìm ra kiến thức và từ những kiến thức đó có thể vận dụng để giải quyết vấn đề trong học tập cũng như khám phá ra các kiến thức khác trong bài học.

Bước 3: Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn. Trong đó, phải xây dựng kế hoạch dạy học.

Trong kế hoạch dạy học này, người giáo viên cần phải xác định được nội dung kiến thức, tiến trình dạy học, phương pháp, hình thức dạy học tích cực.

Giáo viên, tổ chuyên môn cần lưu ý kế hoạch dạy học của mỗi môn học có liên quan sau khi đã tách một số nội dung để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn, đảm bảo sự phù hợp và hài hoà giữa các môn học.

Kế hoạch của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy chủ đề tích hợp, tránh tình trạng là để nội dung còn lại và thời gian dạy nội dung đó quá xa, khi đó không còn phù hợp.

Căn cứ vào nội dung dạy học của các môn học liên quan và căn cứ thời lượng trích ra từ các môn học tương ứng, giáo viên, tổ chuyên môn cùng thống nhất thời điểm dạy học phù hợp với kế hoạch dạy học các môn học và phù hợp với kế hoạch thời gian năm học.

Bên cạnh đó, tổ chuyên môn cũng như bộ phận chuyên môn trường tổ chức rút kinh nghiệm dạy về chủ đề tích hợp liên môn sau mỗi lần áp dụng. Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện chủ đề này thật tốt để góp phần giúp nâng cao năng lực học sinh.

Bên cạnh đó, còn nâng cao các năng lực: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học liên môn cho giáo viên. Nhà trường mạnh dạn giao quyền để giáo viên tự chủ động trong các hoạt động này.

Ngoài ra, hoạt động này cũng đòi hỏi sự phối hợp của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân, tổ chức trong nhà trường như: Liên Đội, Chi đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách, Ban đại diện cha mẹ học sinh,... đảm bảo các mục tiêu để nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao năng lực của học sinh trong nhà trường.

Nguyễn Minh Nhựt trong một hoạt động tổ chức tại trường

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn và trường

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình hoạt động chuyên môn. Muốn có một chủ đề tích hợp liên môn hiệu quả đòi hỏi trí tuệ và sáng tạo của tập thể mà trong đó các tổ chuyên môn là người giữ lửa cho việc tổ chức các hoạt động: rà soát nội dung chương trình, thiết kế các nội dung tích hợp, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học tích cực.

Yêu cầu các tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung công văn 1067/SGDĐT-GDTH của Sở GD&ĐT Đồng Tháp ngày 8/8/2016 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn kể từ năm học 2016-2017, cũng như các nội dung cần triển khai thực hiện để chủ động, đa dạng về hình thức sinh hoạt chuyên môn.

Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng cùng xác định được nội dung, phần hỗ trợ, tư vấn các tổ chuẩn bị nội dung để trao đổi sinh hoạt chuyên môn thật hiệu quả. Tăng cường rút kinh nghiệm điều chỉnh nội dung dạy học, phương pháp hình thức dạy học như thế nào cho các chủ đề đó phát huy hiệu quả hơn và năm sau chúng ta có thể vận dụng tốt hơn.

Giáo viên cần phát huy vai trò chủ động

Chia sẻ về kết quả triển khai tại Trường tiểu học Phú Mỹ, thầy Nguyễn Minh Nhựt cho biết: Giáo viên tham gia dạy học tích hợp liên môn tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khả năng phối hợp giữa các bộ phận, đoàn thể, cá nhân, tổ chức trong nhà trường và giải quyết các tình huống đột xuất trong dạy học được nâng lên. Giáo viên ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động.

Giáo viên nhận thức được sự cần thiết của dạy học tích hợp liên môn giúp tiết kiệm được thời gian công sức do không trùng lặp về mặt kiến thức trong môn học và giữa các môn học.

Học sinh được trải nghiệm thực tế, phát triển các kỹ năng và năng lực học tập. Các em chủ động trong các hoạt động để rút ra nội dung bài học. Qua đó, các em thấy kiến thức trong các bài học gần gũi với cuộc sống của các em hơn.

Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với nhà trường ngày càng khăng khít hơn, chặt chẽ hơn. Sự đoàn kết giữa các thành viên và hỗ trợ của các đoàn thể trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học tích hợp liên môn được tốt hơn.

Để nhà trường triển khai tốt hơn dạy học tích hợp liên môn, thầy Nguyễn Minh Nhựt cho rằng, giáo viên cần chủ động nghiên cứu, bồi dưỡng kiến thức dạy học tích hợp liên môn; phối hợp với cha mẹ học sinh, đoàn thể để tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm phù hợp.

Sở, Phòng GD&ĐT sớm thành lập hoặc hợp tác để có 1 trung tâm thực hành trải nghiệm để các trường chủ động hơn và có thể bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức cũng như các kĩ năng thường xuyên hơn cho đội ngũ giáo viên.

Video liên quan

Chủ Đề