Cloropicron được sử dụng như thế nào

Dung môi hữu cơ là gì? Gồm những loại nào? Công dụng là gì?

Dung môi hữu cơ là gì?

Nói một cách đơn giản, dung môi chính là chất hóa học được sử dụng để hòa tan các chất khác lại với nhau, nhằm tạo ra được hỗn hợp sản phẩm như mong muốn. Vậy, dung môi hữu cơ là gì? Dung môi hữu cơ thực chất chính là loại dung môi thông thường nhưng lại bao gồm thêm nguyên tố cacbon trong thành phần.

Dung môi hữu cơ được sử dụng trong quy trình sản xuất các chất hữu cơ, dung môi hòa tan mỡ và cao su, chất pha loãng sơn, dung môi tẩy keo trong tổng hợp hóa học, sản xuất nước hoa,... Ngoài ra, hóa chất này còn được ứng dụng trong công tác làm sạch khô, tẩy dầu mỡ bám trên các bề mặt dụng cụ, phương tiện, vật liệu bao gồm cả da, vải sợi,...

Cloropicron được sử dụng như thế nào

Dung môi hữu có được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Tuy nhiên, do đặc trưng cơ bản nhất của dung môi hữu cơ chính là tính bay hơi. Chính đặc điểm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng hô hấp nếu chúng ta chẳng may hít phải. Trong đó, đáng kể nhất chính là những dung môi hữu cơ VÓC, Toluen, Benzen,...

Vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu những tác hại của dung môi hữu cơ là gì nhé!

Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ đối với sức khỏe con người

Như đã đề cập, dung môi công nghiệp nói chung cũng như dung môi hữu cơ nói riêng có thể gây ra những tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là các vấn đề về đường hô hấp. Các trường hợp nhiễm độc sẽ có những biểu hiện cũng như mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại dung môi hữu cơ mà bạn tiếp xúc. Cụ thể chính là 3 loại dung môi phổ biến nhất hiện nay.

Nhiễm độc Benzen

Benzen được biết đến là một trong những chất hóa học nguy hiểm, có thể gây ra những thương tổn nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể là khi chẳng may tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải chất độc này có thể khiến bạn bị xung huyết niêm mạc miệng, thiếu máu, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,... Đặc biệt, đối với phụ nữ, tiếp xúc với Benzen có thể gây ra hiện tượng rong kinh, giảm bạch cầu, xuất huyết trong,...

Cloropicron được sử dụng như thế nào

Chất độc Benzen có thể gây ra nhiều triệu chứng xấu đến sức khỏe

Sở dĩ hóa chất Benzen tiềm ẩn nhiều tác hại như vậy chính là do no tồn tại ở thể lỏng, dễ dàng bay hơi và có khả năng tác động trực tiếp lên các vùng da. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến các bộ phận khác trên cơ thể như gan, phổi,...

Nhiễm độc Toluen

Toluen là một trong những cái tên được đánh giá là hóa chất độc hại hàng đầu. Đây cũng chính là tác nhân của các triệu chứng đau đầu, choáng, mất cân bằng, ngất xỉu hay đôi khi còn gây ra ảo giác ở người. Đặc biệt, chỉ cần tiếp xúc với một lượng rất nhỏ Toluen cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gây ra những dấu hiệu kể trên. Tuy nhiên, hóa chất này lại được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như có mặt trong thành phần của các loại keo dán, sơn tường hay thậm chí phục vụ cho các công nghệ in ảnh hiện đại.

Nhiễm độc VOCs

VOCs chính là tên gọi chung của một nhóm các chất hóa học thông dụng tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn, điển hình như acetone, butyl acetate, ethyl acetate và một số chất khác. Tương tự như các dung môi hữu cơ khác, tính dễ bay hơi chính là một trong những nguyên nhân khiến VOCs trở thành tác nhân của nhiều trường hợp nhiễm độc hóa học. VOCs có thường có trong thành phần của xăng, dầu, sơn,...

Cloropicron được sử dụng như thế nào

Dung môi hữu cơ VOCs có thể được xem là các chất độc hóa học nguy hiểm

Khi nhiễm độc VOCs, bạn sẽ có các dấu hiệu chóng mặt, sưng mắt, buồn nôn, co giật, ngạt viêm phổi,... Nếu để tình trạng này kéo dài mà không được xử lý kịp thời, tình hình bệnh nhân sẽ xấu đi rất nhiều và có nguy cơ xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Vì thế, chúng ta đã có thể hiểu được những tác hại của dung môi hữu cơ là gì, thậm chí, những triệu chứng này có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, chúng có thể gây ra những tổn hại về lâu dài khác như suy gan, suy thận, viêm da hay thậm chí là ung thư.

Một số loại dung môi khi tiếp xúc với một lượng lớn có thể khiến bạn bị bất tỉnh ngay lập tức. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá thường xuyên với các loại dung môi hữu cơ có thể khiến sức khỏe và cả tuổi thọ của bạn giảm sút đáng kể.

Chính vì mức độ nguy hiểm của dung môi hữu cơ, nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành. Từ đó, đã có những khuyến cáo về các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc dung môi hữu cơ được đưa ra. Hãy trang bị những kiến thức này để tránh những hậu quả ngoài ý muốn nhé.

Các biện pháp phòng tránh nguy cơ nhiễm độc dung môi hữu cơ là gì?

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh, khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ, hãy chú ý thực hiện các biện pháp an toàn dưới đây:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với dung môi hữu cơ.
  • Trong trường hợp bắt buộc, hãy trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cần thiết.
  • Không đặt dung môi hữu cơ ở các vị trí gần các dụng cụ, thiết bị dễ cháy nổ hay có thể phát lửa.

Cloropicron được sử dụng như thế nào

Luôn sử dụng các trang bị bảo hộ khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ

  • Bảo quản dung môi trong các vật chứa kín, tuyệt đối không để có khe hở trong trường hợp chưa cần sử dụng.
  • Tuyệt đối không xả trực tiếp dung môi hữu cơ xuống các hệ thống thu gom nước thải chung.
  • Luôn giữ khoảng cách an toàn với dung môi khi thực hiện, không để chúng dính vào da, mắt hay bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Đặc biệt, tiếp xúc với dung môi có thể khiến các vết thương cũ bị viêm, lở loét và trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về dung môi hữu cơ là gì, các loại dung môi hữu cơ phổ biến cùng tác hại đối với sức khỏe của chúng và cả những biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc. Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho công việc và cuộc sống của bạn. Đừng quên chia sẻ những điều này với bạn bè và người thân để tránh được những sự cố ngoài ý muốn nhé!