Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Được dự báo tăng trưởng chỉ ở mức một con số (theo SSI Research) vào 2020, ngành sữa Việt đang nỗ lực tạo đà tăng trưởng mới bằng cách khai thác tối đa ba xu hướng nổi bật nhằm mở rộng thị trường.

1. Sữa thực vật (Plant-based Milk) lên ngôi

Sữa thực vật là những sản phẩm sữa có nguồn gốc 100% từ thực vật, như ngũ cốc, họ đậu, hoặc rau củ quả. Sử dụng sữa thực vật thay cho sữa động vật đang là xu hướng thịnh hành toàn cầu. Theo BusinessWire, thị trường sữa thực vật thế giới được dự đoán sẽ cán mốc 34 tỷ USD vào năm 2024.

Sáu lý do lớn nhất thúc đẩy người tiêu dùng chuyển từ sữa động vật sang sữa thực vật là (1) cơ thể không dung nạp Lactose hoặc dị ứng sữa, (2) lo ngại về vấn đề thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng, (3) chế độ ăn thuần chay, (4) người bị viêm đại tràng hoặc hội chứng viêm ruột, (6) yếu tố đạo đức. Sữa thực vật cũng được nhận định có hàm lượng chất dinh dưỡng không kém sữa động vật. Trong một so sánh, sữa yến mạch và sữa gạo thậm chí có lượng calories nhiều hơn sữa bò.

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Bảng so sánh hàm lượng dinh dưỡng của các loại sữa hạt và sữa bò.
Theo myfitnesspal

Tại Việt Nam, dù chỉ mới bắt đầu rộ lên trong 5 năm trở lại đây nhưng nhóm sản phẩm này có những tăng trưởng tích cực trong cả cung và cầu. “Sữa hạt” đứng thứ ba trong top các chủ đề được thảo luận nổi bật nhất về việc ăn uống lành mạnh năm 2017 tại Việt Nam (Theo YouNet Media).

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Các sản phẩm sữa thực vật của TH True MILK

Thị trường sữa hạt bắt đầu tăng tốc khi Vinamilk và TH True MILK bắt tay đầu tư và tung ra các loại sữa hạt đa dạng vào 2018. Trước đó, thị trường cũng đã quen thuộc sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy (thuộc công ty đường Quảng Ngãi). Trong 10 tháng đầu năm 2019, mức tiêu thụ sữa đậu nành của Vinasoy tăng 13% và doanh thu cũng tăng 15% (Nielsen).

2. Sữa cho người cao tuổi được chú trọng

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Hầu hết người cao tuổi Việt Nam có các vấn đề về xương, khớp, huyết áp.
Theo Viracresearch 2019

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Cả nước có khoảng 11 triệu người cao tuổi (tương đương 11,95% dân số) vào năm 2017, nhưng con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi thành 21 triệu (chiếm 20% dân số) vào 2035. Các nước phát triển phải mất nhiều thập kỷ mới đạt tốc độ này, trong khi Việt Nam chỉ mất chưa tới 20 năm.

Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho người lớn tuổi gia tăng, thị trường sản phẩm sữa dinh dưỡng cũng bắt đầu khởi sắc. Thị trường sữa bột dành cho người cao tuổi tại Việt Nam đã tăng trưởng đạt mức 11% vào 2019 (theo Viracresearch). Các DN cũng bắt đầu đầu tư nhiều hơn để làm phong phú và đa dạng nhóm sản phẩm này.

Sản phẩm sữa dành cho người lớn tuổi thường có hàm lượng chất béo ít nhưng phải là nhóm chất béo có lợi như acid béo thiết yếu (linoleic và linolenic), cholin và acid oleic giúp hỗ trợ trí nhớ và hạn chế các acid béo no tạo cholesterol xấu, ảnh hưởng đến tim mạch. Sữa cần giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là Canxi để giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. Hương vị thường thanh đạm và ít ngọt.

Một vài thương hiệu sữa cho người cao tuổi quen thuộc gồm có Ensure Gold (Abbott), Vinamilk Sure Prevent, Anlene Gold, Enplus Gold (NutiFood), Nutricare Gold, Nutren Optimum (Nestlé), Cadier Gold…

3. Mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Bên cạnh việc chăm sóc thị trường trong nước, các thương hiệu sữa Việt cũng bắt đầu vươn ra thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước năm 2019 đạt giá trị khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 13,46% so với năm 2018.

Từ 2015, số lượng DN sữa Việt thành công trong việc vươn ra thị trường thế giới đã tăng gấp ba, từ 3 DN vào 2015 lên thành 10 vào 2020. Từ 10 quốc gia tăng thành 50 quốc gia chỉ sau 5 năm.

Theo Chủ tịch HĐQT NutiFood, ông Trần Thanh Hải, cho biết NutiFood đã được thị trường Mỹ chấp nhận, bước tiếp theo DN sẽ bắt tay với Tập đoàn Backahill của Thuỵ Điển để sản phẩm có mặt tại châu Âu. Một số sản phẩm của TH True MILK cũng đã thâm nhập thành công vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc.

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Năm 2018 ghi nhận dấu mốc sản phẩm sữa bột NutiFood phân phối tại 300 siêu thị ở Mỹ.
Nguồn: Thuonggiaonline

Thành công nhất trong chiến lược xuất ngoại phải kể đến Vinamilk với danh sách hơn 50 quốc gia, trong số đó có cả những thị trường khắt khe như UAE, Singapore, Trung Quốc. Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu đến từ thị trường UAE chiếm 75% doanh thu xuất khẩu của Vinamilk.

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Thị trường xuất khẩu của Vinamilk trong 3 tháng đầu năm 2020
Nguồn: Viracresearch

Để có được kết quả này, sau khi EVFTA được thực thi vào cuối năm 2018, Vinamilk đã ngay lập tức thành lập mới Khối Kinh doanh quốc tế với mục đích mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Bà Mai Kiều Liên, CEO Vinamilk chia sẻ: “Nếu chúng ta làm tốt, giá thành chúng ta hợp lý thì tăng trưởng sẽ ngoạn mục tại thị trường Quốc tế”. Và điều này đã được chứng minh trong những số liệu tích cực gần đây của thương hiệu dẫn đầu ngành sữa Việt.

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022

Cơ cấu thị trường sữa Việt năm 2022
Vinamilk kiểm soát nghiêm ngặt sản phẩm để xuất vào thị trường Hàn Quốc.

Nguồn: Baohatinh

Sự thành công của Vinamilk là một tín hiệu đáng mừng cho cả ngành, chứng tỏ năng lực của DN sữa Việt cũng như tiềm năng của thị trường ngoại, qua đó “bật đèn xanh” cho các thương hiệu còn lại tăng tốc.

Grace Le tổng hợp

Nguồn: Brands Vietnam 

Liên tục những thương vụ M&A trong ngành sữa

Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam ước đạt 135.000 tỉ đồng trong năm 2020, tăng hơn 8% so với năm 2019, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống. Các ngành hàng tăng trưởng cao gồm sữa uống 10%, sữa chua 12%, phô mai 11%, bơ 10% và các sản phẩm từ sữa khác 8% trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị.

Nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn bởi COVID-19, khi chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% đối với tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Dù trong giai đoạn giãn cách xã hội, các trường học trên toàn quốc đã phải đóng cửa gần 3 tháng, lượng tiêu thụ sữa vẫn ổn định do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng khả năng miễn dịch.

Thậm chí, dịch COVID-19 còn là nhân tố giúp các công ty sữa cải thiện biên lợi nhuận. Do dịch bệnh, giá sữa nguyên liệu duy trì ở mức thấp trong năm 2020. Ngoài ra, giá dầu lao dốc cũng giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển. Các yếu tố này hỗ trợ tỉ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa. Vinamilk, doanh nghiệp sữa lớn nhất ngành ghi nhận tăng trưởng doanh thu 3% nhưng lợi nhuận đã tăng gần 8% sau 9 tháng đầu năm 2020.

Một điểm nhấn khác của ngành sữa năm nay là quá trình hợp nhất ngành sẽ tiến triển nhanh. Năm trước, thị trường đã ghi nhận một số thương vụ lớn như Vinamilk mua lại Mộc Châu Milk, hay IDP được Blue Point và VietCapital mua lại.

Mộc Châu được cho là có màn lột xác sau khi về với Vinamilk, lãi ròng Sữa Mộc Châu 9 tháng đầu năm 2020 tăng 68%, trong khi IDP đạt 151 tỉ đồng lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm trước, so với 113 tỉ đồng trong năm 2019.

Cạnh tranh của ngành sữa, vì thế, cũng có xu hướng ngày càng gay gắt khi các công ty lớn mở rộng quy mô qua M&A và thị trường có thêm nhiều đối thủ gia nhập thị trường. Nhiều doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, trong khi VitaDairy có vẻ đang phát triển nhanh trong phân khúc khúc sữa bột, đặc biệt sữa công thức cho trẻ em.

Theo đại diện VitaDairy chia sẻ, VitaDairy là doanh nghiệp đầu tiên nhập khẩu độc quyền sữa non ColosIgG24h về Việt Nam để bổ sung kháng thể IgG cho sữa công thức. Mặc dù khó khăn vì dịch COVID-19 nhưng doanh thu của VitaDairy vẫn tăng trưởng tốt.

Ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%. Nếu tính thêm cả Mộc Châu Milk, 2 doanh nghiệp này chiếm hơn 45% thị trường. Đứng sau Vinamilk là FrieslandCampina với 15,8%, còn lại các doanh nghiệp khác giữ dưới 10% thị phần.

Thị trường vẫn sôi động

Tốc độ tăng trưởng lượng tiêu thụ mặc dù ở mức dương nhưng thấp, đạt 2,1-3,9% so với năm trước. Trong số các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), sản phẩm từ sữa (chiếm 13% tổng sản lượng tiêu thụ hàng FMCG).

Mặc dù Vinamilk đang đứng đầu phân khúc sữa bột nhưng đã gặp không ít khó khăn do các đối thủ nhỏ hơn như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk, VitaDairy tung ra các sản phẩm mới. 

Cụ thể, dù theo sau Vinamilk ở phân khúc sữa bột nhưng nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10-15% so với đối thủ, NutiFood và VitaDairy đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường sữa bột.

Đánh giá về triển vọng ngành sữa trong năm nay, SSI Research cho rằng, sữa được coi là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu từ người tiêu dùng thu nhập thấp vẫn có thể bị ảnh hưởng do COVID-19.

Các công ty như Vinamilk và Vinasoys đã ghi nhận hiện tượng cơ cấu sản phẩm bán ra dịch chuyển về phía các sản phẩm giá rẻ trong 9 tháng đầu năm 2020. Ngược lại, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra do nhóm thu nhập trung bình và cao ít bị ảnh hưởng hơn. Nhóm thu nhập trung bình và cao vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm cao cấp.

Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do vậy những doanh nghiệp này luôn luôn là nguy cơ cạnh tranh với Vinamilk.