Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà

Với những người mẹ trẻ, chắc chắn rằng việc mất đi đứa con còn trong bào thai dù cách này hay cách khác đều mang đến nỗi nhớ thương, day dứt.

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Mẹ bầu nên kiêng gì cho thai nhi bình an trong tháng cô hồn

Dân gian xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Trong tháng vạn vật đảo lộn, cô hồn ngạ quỷ xuất hiện ...

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Mâm cúng cô hồn gồm những gì và cúng như thế nào cho đúng?

Tháng 7 không chỉ dành để “báo hiếu” mà còn là khoảng thời gian mọi người nên thành tâm giúp đỡ những linh hồn đói ...

Tháng 7 là tháng cô hồn, tháng xá tội vong nhân, và cũng là tháng để những người còn sống nhớ thương, hướng về những người thân đã khuất. Với những người làm cha, làm mẹ, dù vì bất kỳ lý do gì thì việc dứt bỏ đi máu mủ đều khiến họ đau lòng và cảm thấy “nhói tim” khi nghĩ đến con của mình.

Vong thai nhi sẽ ở đâu?

Với những thai nhi bị sảy, vong hồn có thể vấn vương, quanh quẩn bên bố mẹ để tìm cách đầu thai tiếp về nhà đó, dân gian hay gọi là hiện tượng con lộn. Tuy nhiên, có những vong chưa thể đầu thai được nên chỉ quanh quẩn bên mẹ suốt nhiều năm.

Đặc điểm của các bé luôn yêu mẹ và muốn được ở bên mẹ. Người mẹ càng vấn vương, sầu muộn, nhớ thương, vong của bé càng quẩn quanh và khó siêu thoát. Đặc biệt là những vong thai nhi bị sảy sẽ dễ siêu thoát hơn những vong bố mẹ cố tình bỏ.

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Vong thai nhi thường quẩn quanh bên mẹ.

Vì sao nên cầu siêu cho vong thai nhi

Theo thuyết nhân quả: "Khi một người mẹ phá thai, tức là đã phạm tội giết người, người mẹ đó mang nghiệp lực rất nặng. Nghiệp lực này sẽ không thể tự nhiên mất đi mà cứ ràng buộc nhau mãi, nhiều khi còn gặp lại nhau trên dương thế để đòi nợ nhau, cũng có khi đứa bé đi theo oán hận mà cuộc sống người mẹ gặp muôn vàn trắc trở.

Người phá thai phải nhớ rằng, mình đã tạo nghiệp sát bên cạnh cái nghiệp chưa thanh toán giữa mình và đứa nhỏ chưa ra đời đó. Hai nghiệp chồng lên nhau, sẽ rất là nặng nề, tạo nên vô số cảnh huống, nhiều bi kịch khi hai thần thức đối diện nhau qua một cơ duyên nào đó".

Vì thế, các mẹ không chỉ nên cầu siêu cho thai nhi để vong hồn con được siêu thoát mà tâm tư người mẹ cũng được nhẹ nhõm hơn phần nào. Người mẹ ngoài việc cầu siêu thì nên phóng sinh, bố thí vào tháng 7 và nên tu tâm tích đức để giảm bớt nghiệp.

Nên cầu siêu như thế nào cho con?

Các bé thường rất cần mẹ, vì thế trước khi cầu siêu, ba mẹ nên đặt cho bé một cái tên thật đẹp. Bé cũng thường đi theo mẹ dù bạn có lập gia đình và sinh em bé mới, bé vẫn rất cần bạn quan tâm. Vì vậy, bạn hãy tâm nguyện rằng mẹ rất yêu thương con và sẽ vui hơn nếu bé siêu thoát để đi tìm bố mẹ mới. Lúc đó, bé sẽ cảm thấy tin cậy, an ủi và lúc đó, bạn nên đi cầu siêu cho con.

Mẹ có thể lên chùa để nhờ sự giúp đỡ của sư thầy để việc cầu siêu cho con diễn ra tốt đẹp và đúng hơn. Sau khi cầu siêu cho bé, mỗi đêm mẹ phải niệm 21 lần câu thần chú vãng sanh cho đến khi bé đã thật sự siêu thoát. Nếu việc cầu siêu làm đúng theo nghi thức, sau 21 ngày kể từ ngày cầu siêu, Ngài Địa Tạng sẽ giúp vong hồn của bé siêu thoát hoặc đi tìm cha mẹ mới để chuyển kiếp.

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Chùa là nơi cầu siêu hiệu quả nhất.

Tháng 7 nên cầu siêu vào khi nào?

Những chùa lớn có sư thầy chụ trì nhiều năm thường sẽ tổ chức đăng ký cầu siêu cho thai nhi, có nơi làm chung với lễ cầu siêu cho người đã khuất. Hầu hết các chùa thường làm lễ này vào đầu tháng 7 âm lịch, cũng là mùa Vu lan báo hiếu cha mẹ, mùa xá tội vong nhân.

Bố mẹ có thể sắm đồ cho vong thai nhi theo yêu cầu của chùa hoặc chùa sẽ có người chuẩn bị. Khi cầu siêu, bố mẹ nên có mặt đầy đủ để vong thai nhi được an ủi và yên tâm hơn.

Nhiều bố mẹ thường sợ chùa đông, có thể bỏ sót hoặc nhầm tên khiến vong hồn của con vẫn lang thang, vất vưởng. Tuy nhiên, theo các nhà sư, bố mẹ nên cầu siêu tại chùa vì các nhà sư đều được học hành tu tập bài bản, hàng năm còn tập trung học 3 tháng kiết hạ nên họ có năng lượng để làm lễ cầu siêu được hiệu quả.

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Bố mẹ nên cùng đi cầu siêu cho thai nhi.
Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Sư chùa có nhiều năng lượng để làm lễ cầu siêu hiệu quả.

Những điều bố mẹ không nên làm

Những em bé đã ra đời và có làm ma chay thì bố mẹ nên thờ cúng. Tuy nhiên, với những vong thai nhi đã mất từ trong bụng mẹ thì không nên thờ cúng, chỉ nên cầu siêu để vong dễ siêu thoát.

Trong lễ cầu siêu, bố mẹ không nên đốt quá nhiều giấy tiền vàng mã, không cúng đồ mặt, không sát sinh, không than khóc nhớ thương quá nhiều làm vong hồn thai nhi quyến luyến không nỡ rời xa.

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Hai bài văn khấn gia tiên rằm tháng 7 âm lịch mọi nhà nên biết

Ngày 15/7 Âm lịch cũng chính là lễ Vu Lan của Phật giáo, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu ...

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà
Những điều kiêng kỵ cho bé trong tháng cô hồn nhất định cha mẹ nên biết

Theo quan niệm của dân gian, tháng cô hồn là tháng của ma quỷ. Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng nên kiêng kỵ ...

Việc xin keo để được thần báo cho biết là thai nhi muốn ở chùa hay ở nhà là việc “Không tưởng”, quá vô lý. Theo nhà Phật việc thờ thai nhi ở nhà hay ở chùa là do các Bạn tùy theo hoàn cảnh môi trường mà định đọat cho việc thờ hay không thờ cúng.

27.000 thai nhi bị bỏ rơi, người phụ nữ này âm thầm chôn cất suốt 10 năm 

Hỏi: Con và bạn gái đã có một việc làm sai lầm là đã phá thai cách đây ba tháng vì chúng con còn đang đi học. Từ đó trở đi, chúng con gặp rất nhiều chuyện rắc rối không vừa lòng. Đọc được một số bài viết về vấn đề nhân quả cũng nhưng cách siêu thoát cho vong nhi trên trang Linh Sơn Phật Giáo, chúng con vô cùng xúc động và cảm thấy tội lỗi ngập trời. Theo như lời Sư hướng dẫn, con có đến một ngôi chùa nhờ xin được gởi linh quy y để con của con ở đó, không lập bàn thờ. Tuy nhiên, có một sư cô ở chùa bảo chúng con rằng phải về xin keo xem con của con có chịu ở chùa không vì nếu không thì nên lập bàn thờ ở nhà kẻo không nó sẽ phá. Con có nói với Sư cô rằng có đọc thấy Sư khuyên là không nên thờ vong nhi ở nhà. Sư cô ấy bảo con rằng con của mình sao lại không thờ, phải để con của con theo ông bà của mình. Con thật sự hoang mang với quá nhiều ý kiến trái ngược. Xin Sư cho con biết là con có nên lập bàn thờ con của con ở nhà, có nên cúng giỗ không và tại sao lại không nên lập bàn thờ vong nhi? Sư cô khuyên như trên là đúng hay sai? Xin keo là gì và Phật giáo có có ủng hộ việc xin keo không? Con xin cảm ơn Sư ạ.

Đáp: Theo quan niệm nhà Phật và phong hóa gia đình người Việt Nam thì lập gia đình chủ yếu là “Xây dựng một tổ ấm”, giữ gìn hạnh phúc “Tổ ấm” mình đã xây, nối thạnh dòng họ, sống một vợ một chồng, phụng sự xã hội, cống hiến cho môi trường sinh thái, chia sẻ cho nhau những vui buồn trong mái ấm gia đình, nam hay nữ không lăng nhăng xằng bậy trước khi lập gia đình. Phong hóa ấy cho đến ngày nay vẫn còn được giữ gìn trên đất Việt.

Với một nền văn hóa đặc thù như thế, cộng với lòng tự trọng bản thân, Sư nghĩ rằng các thanh, thiếu niên nam nữ sẽ giữ gìn thân ý mình “Trong sạch, tinh mơ” cho đến khi lập gia đình, không nên sinh họat gia đình quá sớm!

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà

Quả báo phá thai 13 lần và hết bệnh nhờ niệm Phật

Thêm vào đó, Việt Nam là xứ có nhiều tôn giáo, trong đó chủ yếu là Đạo Phật, Đạo Kitô, Đạo Khổng, Đạo Lão, nhất là Đạo Phật, Đạo Khổng đã hội nhập trong đời sống gia đình người Việt Nam suốt 4.000 năm văn hiến, 2.000 năm lịch sử lập quốc, đạo đức tôn giáo hòa nhịp trong đời sống người Việt. Dù người Việt Nam trong nước hay ở nước ngoài, có tiến bộ văn minh đến đâu cũng vẫn còn giữ mãi những nét văn hóa đặc thù đậm đà bản sắc dân tộc trong việc lập gia đình đúng tuổi “Thành thân” và xác lập gia đình chỉ một vợ một chồng. Như vậy thì không có vấn đề sống chung trước tuổi “Thành thân”, không có vấn đề sống chung khi chưa lập gia đình, thì chắc chắn không có vấn đế phá thai xảy ra.

Đối với Đạo Phật, người tín tâm khi đã quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), tiếp đến thọ trì ngũ giới cấm: - Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm - Không nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa xả - Không uống rượu, tham lam, sân giận, si mê. Các vị đã trở thành người con Phật, có giữ giới, chẳng hạn như giới thứ ba “Không tà dâm”, tức là sống một vợ, một chồng, không bê tha trác táng, không cờ bạc rượu chè, hút sách đi chơi đêm… không sát sanh, không tham gia giết hại chúng sanh thì làm gì có việc “Phá hại thai nhi”, dẫn đến tội lỗi vô biên, tạo cho các phụ nữ trẻ tuổi mãi ưu tư, mang nặng một lỗi lầm không bao giờ có!

Các Bạn ơi! Người xưa nói “Giấy rách phải giữ lấy lề”, nam nữ quen nhau quá sớm là không tốt lắm, vì sẽ bê tha việc học hành, nếu có quen nhau cũng không nên đồng tình dẫn nhau đi đến việc vi phạm văn hóa đạo đức cơ bản “Phá hoại thai nhi”.

Trên đây là lời khuyên những Bạn trẻ, còn sống trong tầm tay của mẹ cha, còn học tập, chưa vào đời, chưa định đoạt được cuộc đời mình, không ổn định trong cuộc sống… không nên lập gia đình sớm, nam nữ quen thân nhau còn quá trẻ, cần có sự tỉnh táo tránh những lỗi lầm đáng tiếc!

Ngày xưa, Việt Nam ta có tục lệ “Hứa hôn”, tức là cha mẹ của đôi trai gái (Khoảng 6, 7 tuổi), đôi bên là bạn thân thiết và có hứa dựng vợ gã chồng cho con mình khi đủ tuổi thành thân gọi là “Hứa hôn”, nhưng có một điều duy nhất là “Bên trai và bên gái” không hề biết nhau, cho đến khi “Con trai” trưởng thành bên đàng trai cậy mai mối cưới vợ cho con!

Ở nông thôn Việt Nam cách đây 60 năm còn có tục lệ gần như là bắt buộc: Cha mẹ lo cho con trai lớn lên có vợ, gái lớn lên có chồng sớm (Khoảng 16, 17 tuổi), nếu để trể sợ con mình bị lỡ thời, lỡ vận. Tục lệ nầy ngày nay không còn và theo luật pháp hiện hữu cũng không cho phép, vì tuổi 16, 17 là những tuổi “Vị thành niên”, chưa có sự nhận định mực thuớc, nên khó đem lại hạnh phúc gia đình.

Việc cúng kiến thai nhi:

Không nên bày biện cúng kiến linh đình, cũng không phải hoảng sợ, không nên kết tội vô lý cho người phụ nữ, làm cho họ hoảng loạn vô lối, cũng đừng đi xem đồng bóng, áp vong nhập xác, tạo thêm việc phức tạp, trở thành việc “Nước lả khuấy nên hồ”, làm hao tốn tiền của gia đình.

Các Bạn thanh niên nam nữ đã lỡ vi phạm luật hôn nhân gia đình, trở thành “Bà mẹ bất đắc dĩ”, mắc phải hoàn cảnh nghèo túng “Làm hư hại thai nhi” để khỏi phải nuôi tốn kém, hoặc sợ “Con lớn lên sống trong cảnh nghèo túng” mà làm “Hư hại thai nhi”… Nên đến một ngôi chùa nào gần nhất, hay ngôi chùa có nhân duyên với gia đình, hoặc chùa mình quy y Tam Bảo xin đặt họ tên cho thai nhi, xin quý vị Sư Thầy ban pháp danh cho thai nhi, cầu nguyện cho thai nhi siêu thoát.

Có nên thờ cúng thai nhi trong nhà

Hãy trân trọng sự sống của thai nhi vô tội

Việc xin keo:

Xin keo là một hiện tượng cầu mong cho thần ý bên ngoài theo ý muốn của mình, nếu được thì vui, không được thì buồn; mượn thần thánh minh chứng cho sự việc của mình làm đúng hay sai, mượn thần thánh làm trọng tài phân định giúp cho việc làm của mình đạt hiệu quả. Trước hết, đương sự phải quỳ hoặc ngồi bệt xuống chiếu xá vài cái, rồi lấy 2 miếng gỗ hình bán nguyệt, mỗi miếng có một mặt phẳng và một mặt lồi, đưa lên ngang trán, miệng lâm râm cầu khấn thần thánh. Khấn xong, người xin keo buông 2 miếng gỗ ra để cho rơi xuống mặt chiếu. Nếu được một mặt bằng và một mặt lồi - tức một Âm (Ngửa) một Dương (Xấp), có nghĩa là thần đã xác nhận quẻ xâm đương sự đã xin. Việc xin keo để được thần báo cho biết là thai nhi muốn ở chùa hay ở nhà là việc “Không tưởng”, quá vô lý. Theo nhà Phật việc thờ thai nhi ở nhà hay ở chùa là do các Bạn tùy theo hoàn cảnh môi trường mà định đọat cho việc thờ hay không thờ cúng.

Tuy nhiên Sư đã hướng dẫn cho Bạn cách siêu độ thai nhi rồi, không phải thờ phượng thai nhi, hay xin keo nên thờ ở đâu thêm nặng nề tâm trí các Bạn!

Điều tốt hơn hết, cuối cùng Sư khuyên các Bạn thanh thiếu niên Phật tử không nên vi phạm việc hôn nhân gia đình quá sớm, như đã đặt vần đề trong câu hỏi các Bạn nhé!