Con trai sinh ngày rằm tháng Giêng

Trai mùng một gái hôm rằm là thế nào?

Trai mùng một gái hôm rằm là câu dân gian thường sử dụng để nói về những bé trai sinh vào ngày mùng 1 và bé gái sinh vào ngày rằm (âm lịch) thường sẽ có một cuộc sống rất vất vả, còn nhỏ khó nuôi.

Lý do vì mùng một là ngày đầu tháng, dương khí cực thịnh (ý chỉ Mặt Trời chiếu sáng mạnh nhất); con trai lại vốn thuộc dương, sinh ngày này thì tính cách cực thịnh về dương.

Còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch) có âm khí cực thịnh (vì Mặt Trăng tròn nhất); con gái lại thuộc âm, sinh ngày này tính cách cực thịnh về âm.

Theo phong thủy, âm dương cân bằng luôn là yếu tố tiên quyết để mang tới vận khí tốt. Vì thế, dù là âm hay dương, khi đã ở mức cực thịnh đều là điều bất thường; không lý tưởng.

Vì vậy những đứa trẻ sinh ra vào hai ngày này sẽ có biến đổi sinh học đặc biệt hơn người khác; tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo; cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.

Con trai sinh ngày rằm tháng Giêng
Tại sao nói trai mùng một, gái hôm rằm?

Cụ thể, trai sinh mùng một gái sinh hôm rằm có điều gì đặc biệt?

Ngày mùng một, đặc biệt là mùng 1 Tết là ngày lễ truyền thống trọng đại nhất trong năm. Đây là ngày để xua đuổi hai quái thú là “Tịch” và “Niên”; vì thế nhà nào cũng dán câu đối và đốt pháo để xua đuổi.

Bởi vậy, nếu con trai sinh vào ngày này, đứa trẻ sẽ bị quái thú dọa nạt; khiến gia đình buồn phiền và không thể sống một năm vui vẻ.

Một số nơi còn có quan niệm nếu con trai sinh vào ngày mùng một Tết thì bố mẹ không được tùy tiện đánh mắng hoặc quản thúc; nếu không bố mẹ cũng sẽ gặp rủi ro.

Ngày rằm liên quan đến âm, vậy nên mới có quan niệm rằng rằm tháng Giêng cành cây sẽ tự đung đưa; rằm tháng Bảy là ngày xóa tội vong nhân…

Nếu sinh con gái vào ngày rằm tháng giêng thì cả nhà không có được một cái Tết trọn vẹn. Người ta cho rằng trong quá trình trưởng thành bé gái đó sẽ rất nghịch ngợm; khiến gia đình vất vả trong việc nuôi dạy bảo ban.

Rằm tháng Bảy đúng vào ngày xóa tội vong nhân; đây là ngày âm khí nhiều nhất trong năm. Mà con gái lại thuộc về âm; vậy nên nếu sinh vào ngày này âm khí sẽ càng nặng. Theo quan niệm của người xưa, đây là điềm chẳng lành.

Quan niệm trai mùng một, gái hôm rằm có đúng không?

Ngày nay, những người coi trọng ngày giờ thường xem trước ngày đẹp giờ đẹp để tiến hành sinh mổ; điều này thực sự không tốt cho đứa trẻ vì trái với tự nhiên. Hơn nữa mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng; hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học được.

Nhưng dù là ngày xưa hay ngày nay thì đối với những người làm cha làm mẹ, sinh con chỉ cần “mẹ tròn con vuông” đã là niềm hạnh phúc vô bờ. Con cái sau này có nên người hay không thì lại còn phụ thuộc nhiều vào sự dạy dỗ của cha mẹ.

Vậy nên quan niệm trai mùng một, gái hôm rằm tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên việc nuôi dạy con cái không phụ thuộc vào ngày sinh của em bé, nên quan niệm này không hoàn toàn đúng.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu “Trai mùng một gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy chứ căm dạ dày”. Đọc sơ qua câu này; bạn cũng có thể hiểu được phần nào ý nghĩa. Câu nói này ám chỉ rằng những đứa trẻ trai hay gái sinh vào ngày giờ đó thì sẽ khó nuôi dạy, ngang bướng.

Ngoài ra, câu nói trên còn ám chỉ rộng ra, không đơn thuần là nói về lúc trẻ còn nhỏ. Theo một vài quan niệm; con gái sinh ngày rằm cũng sẽ có cuộc đời nhiều thăng trầm, biến cố. Không hẳn các em bé này sẽ hay đau yếu; mà là do thế lực nào đó ảnh hưởng, làm tính nết khó trị.

Mặt trăng là biểu tượng của âm khí, âm tính và ứng với người con gái. Ngày rằm chính là lúc trăng lên cao nhất, từ đó âm khí lúc này cũng là mạnh mẽ nhất. Do vậy, con gái sinh ngày rằm tháng 7 sẽ được cho là tích tụ nhiều âm khí. Âm khí này sẽ tác động phần nào tới tính cách, cuộc sống của đứa bé sau này.

Về trường hợp của trai sinh mùng một cũng khá tương tự. Mặt trời là đại diện cho khí dương. Mồng một sẽ là ngày trăng mờ, dương khí ắt sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào thời điểm này cũng sẽ hội tụ quá nhiều dương khí và sinh ra sự bất thường.

Theo phong thủy, âm dương luôn cần ở mức cân bằng. Bởi thế, khi âm dương cực thịnh như trong hai trường hợp kể trên sẽ là điều không tốt.

2. Quan niệm cũng chỉ áp dụng khi thời điểm sinh vào ban đêm

Con trai sinh ngày rằm tháng Giêng

Do quan niệm sinh con gái ngày rằm thuộc về những kinh nghiệm dân gian; nên chúng ta sẽ khó biết được tính chính xác của nó. Một số người có kiến thức như tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sẽ có thể giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Bà Hồng cho biết:

“Người ta nhầm tưởng sinh con trai mùng 1, sinh con gái ngày rằm thì khó nuôi và tính cách khác người. Nhưng không phải như vậy. Nó chỉ áp dụng nếu sinh con vào ban đêm. Do đó sinh ban ngày thì không được áp dụng trong trường hợp này. Người ta cũng đang đánh đồng vào để tăng sự hồ nghi, ly kỳ cho sự việc này mà thôi”.

“Những câu chuyện bí ẩn luôn tồn tại ở văn hóa phương Đông. Ngày mùng một cũng là bắt đầu của chu kỳ mới. Còn ngày 15 là ngày đánh dấu chu kỳ tiếp theo khi trăng mờ dần. Người ta hay gắn vào chuyện trẻ sinh ra trong hai đêm đó để tăng sự huyền bí”.

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > MANG THAI, SINH NỞ > Các vấn đề khác >

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi cssknn, 13/2/2013.

1 2 3 Tiếp >

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể câu chuyện về người em gái của bà chào đời đúng đêm rằm năm 1974. "Các cụ vẫn bảo trai mùng một, gái hôm rằm, nghiệm từ em tôi mà ra thì thấy đúng là tính khí em ấy rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt. So với tiêu chuẩn của con gái thì em tôi thừa nam tính", bà nói.

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà Hồng cho biết, lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy.

Con trai sinh ngày rằm tháng Giêng

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng. Ảnh: Kienthuc.

"Điều đó chỉ áp dụng cho trẻ sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc trẻ sinh vào ban ngày. Người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà Hồng nhấn mạnh.

Quảng cáo

Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. "Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Quảng cáo

Không nên can thiệp bằng y học

Thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Ông Phú phân tích, những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi là "lộc", con người sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác.

"Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, đứng ở vị trí trung tâm vũ trụ, ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú nói.

Hiện nay có nhiều gia đình chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Theo tiến sĩ Khanh, việc can thiệp y học tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu, nhưng quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. "Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ", ông Khanh cho hay.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng dù trẻ sinh ra vào ngày, giờ nào nếu có sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp chúng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn hài hòa. "Không thể cứ đổ tội cho việc sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà Hồng nói.

Theo Kiến thức