Cuộc thi viết thư cho chủ gấu văn mẫu năm 2024

- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến : Tình yêu thương, lòng trắc ẩn có vai trò quan trọng đối vs con người, đặc biệt là khi thế giới hiện đại ngày càng lắm thiên tai, dịch bệnh, hiểm họa.

  1. Thân bài

1. Giải thích

- Tình yêu thương là sự quý mến , quan tâm , giúp đỡ nhau giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn.

- Ý kiến đề cập đến vai trò quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống con người , tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn , nghịch cảnh trong cuộc sống.

2. Biểu hiện của tình yêu thương

- Người có tình yêu thương là người biết sống vì người khác , biết quan tâm , yêu thương và san sẻ với khó khăn của những người xung quanh.

- Người có tình yêu thương luôn có tấm lòng rộng mở , biết san sẻ khó khăn cùng người khác

- Người có tình yêu thương luôn tìm cách giúp người gặp hoạn nạn vượt qua khó khăn và thấu hiểu , cảm thông cho nỗi thống khổ của người khác.

- Trong mùa dịch Covid 19 , biểu hiện của tình yêu thương :

+ Đứng trước tình hình dịch bệnh, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ra quyết định đón đồng bào ta từ nước ngoài về Việt Nam để phòng chống nguy cơ xấu nhất xảy ra với họ từ dịch bệnh.

+Các y bác sĩ và những chiến sĩ công an đã phải vất vả rất nhiều để giúp người dân chống dịch bệnh , lập nên những khu cách ly tập trung.

+ Những trạm phát gạo miễn phí được lập ra để người dân nghèo có lương thực sinh sống

+ Cụ bà 70 tuổi quyên góp 10 triệu tích cóp được cho các chiến sĩ công an chống dịch

3. Vai trò , tác dụng của tình yêu thương

- Ttình yêu thương giúp con người gần gũi với nhau hơn , nó giúp hàn gắn tình cảm cộng đồng và xây dựng cho con người những mối quan hệ tốt đẹp.

- Tình yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi vết thương , mọi đau đớn và bất hạnh của con người trong cuộc sống.

4. Cách để con người tạo dựng tình yêu thương

- Mỗi chúng ta cần mở rộng lòng mình để quan tâm , yêu thương nhiều hơn đến những người xung quanh .

- Hãy dẹp bỏ ích kỉ, hẹp hòi cá nhân để hướng lòng mình đến những điều tốt đẹp và xây dựng cho mình một trái tim hướng thiện.

  1. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người

- Khuyên con người sống phải biết yêu thương, bao dung, quan tâm và giúp đỡ đối với những người xung quanh.

Cháu là một học sinh của trường trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng. Vừa qua, cháu được biết đến thông tin là các chú hiện đang có nuôi giữ một số gấu trong gia đình để góp phần vào thu nhập kinh tế. Dù còn nhỏ, nhưng cháu luôn hiểu được rằng để có thu nhập, kiếm cuộc sống thì mỗi người phải nỗ lực, cố gắng chăn nuôi để phát triển kinh tế, nuôi sống bản thân và gia đình là điều đương nhiên. Nhưng, theo cháu tìm hiểu, thì với loài gấu - một trong những loài vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ. Việc nuôi nhốt gấu Kinh doanh mật gấu là vì phạm pháp luật hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc buôn bán hoặc sử dụng các bộ phận móng, vuốt, chân, mật gấu, việc nuôi nhốt gấu để lấy mắt kính doanh thực sự là những hành động tàn bạo, đe doạ đến sự đa dạng sinh học nói chung và nguy cơ tuyệt chúng về loài gấu nói riêng.

Kính thưa các chú! Cháu - tuy là một đứa trẻ với thế giới quan còn nhỏ bé, nhưng cháu hiểu rằng, cũng như con người, những loài vật, đặc biệt là gấu cũng cần được chăm sóc, được có cuộc sống tự do với môi trường thiên nhiên. Chúng không thể sống trong một môi trường với những chuồng trại chật hẹp, ngày ngày bị chích mật, hao mòn sự sống từng ngày. Cháu không thể cầm lòng mình khi nghĩ về những chú gấu lần lượt bị mất đi từng bộ phận của cơ thể chỉ vì phục vụ mục đích không mấy cần thiết của con người. Cũng theo cháu được biết, việc nuôi gấu, "thu hoạch" mật gấu không được đăng kí , gắn chíp theo dõi là hành động vi phạm pháp luật, trái với lương tri của con người. Thiết nghĩ, các chú cũng đã biết rất rõ rằng việc nuôi gấu để lấy mật là không cần thiết, là tàn nhẫn, đó không phải là một hình thức để bảo tồn.

Kính thưa các chú, hiện nay cộng đồng trong nước và quốc tế đang rất phẫn nộ với tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam. Hiện nạy, cũng có nhiều khu bảo tồn, trung tâm cứu hộ phúc lợi gấu trên khắp cả nước.Tại đó, gấu có thể được chăm sóc, trở về với cuộc sống hoang dã tự do như nó vốn có.

Vì vậy, Cháu khẩn thiết và kêu gọi các chú hãy tự nguyện gửi gấu đến những trung tâm đó để chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cuối cùng, cháu xin gửi đến chú và gia đình lời chúc sức khoẻ đầu năm mới. Cháu xin chân thành cảm ơn

Kính thư

Cháu : Hồng

Lê Thị Thu Hồng

https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-van-mau-3-cuoc-thi-viet-thu-cho-chu-gau-hay-cho-gau-cuoc-song-tot-dep-hon-44744n.aspx

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.

Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.

Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

  1. Điều kiện tham gia

Để tham gia cuộc thi, các ứng viên phải đáp ứng các điều khoản và điều kiện liệt kê dưới đây.

1. Đối tượng dự thi

Tất cả học sinh các trường THCS và THPT trên khắp Việt Nam (từ 11 đến 17 tuổi)

2. Nội dung và các yêu cầu đối với tác phẩm dự thi

- Nội dung bài dự thi phải tập trung vào chủ đề viết thư cho chủ gấu, khuyến khích họ sớm tự nguyện chuyển giao gấu cho các trung tâm cứu hộ. - Tác phẩm dự thi phải do chính tác giả viết và chưa được dự thi ở các cuộc thi khác hay công bố trên các phương tiện truyền thông. - Tác phẩm dự thi phải được viết tay trên giấy khổ A4, không quá 500 từ. - Tên tác phẩm và thông tin về tác giả (tên, tuổi, tên trường, địa chỉ trường, điện thoại) phải được ghi rõ ở mặt sau của tác phẩm. - Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm.

Tất cả các tác phẩm dự thi sẽ được gửi trực tiếp về Ban giám hiệu Nhà trường. Các trường sẽ tranh giải dựa vào số lượng và chất lượng bài thi, ưu tiên yếu tố chất lượng. Mỗi trường sẽ tự chọn ra tối đa 10 tác phẩm xuất sắc nhất để tranh giải cá nhân. Để đủ điều kiện tham gia cuộc thi, các trường phải gửi lại toàn bộ tác phẩm dự thi cùng với 10 bài xuất sắc nhất về ENV.

3. Thời gian

- Hạn nộp bài dự thi: dấu bưu điện trên bài dự thi trước ngày 15 tháng 3 năm 2019 - Công bố kết quả và lễ trao giải (dự kiến): tháng 9 năm 2019

II. Cơ cấu giải thưởng

ENV sẽ trao 6 giải thưởng cá nhân và 2 giải tập thể đến các cá nhân và nhà trường xuất sắt nhất trong cuộc thi.