Danh mục mua sắm tập trung tphcm

Theo Sở Y tế, kết quả khảo sát nhanh giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở cho thấy 91,5% ý kiến trả lời đều đồng ý với đề xuất trên.

Danh mục mua sắm tập trung tphcm

Một buổi mở thầu tại Bệnh viện Mắt TP.HCM

Trung tâm mua sắm tập trung TP.HCM phải đảm bảo mang tính chuyên nghiệp với quy mô đủ lớn, hoạt động độc lập, khách quan, không kiêm nhiệm để đáp ứng nhu cầu mua sắm của ngành y tế. Các mặt hàng cần mua sắm tập trung bao gồm: thuốc, trang thiết bị y tế (TTBYT), vật tư y tế (VTYT). Trong đó danh mục hàng hóa mua sắm tập trung thực hiện theo lộ trình thời gian để đảm bảo đơn vị luôn được cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, TTBYT, VTYT phục vụ công tác khám chữa bệnh (KCB). Có quy chế phối hợp giữa Trung tâm mua sắm tập trung với các cơ sở y tế trong việc mua sắm, sử dụng và điều phối.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện mua sắm tập trung, riêng lẻ trong thời gian qua.

Theo báo cáo của Sở Y tế, trước đây các đơn vị tự thực hiện việc mua sắm TTBYT, VTYT trên cơ sở nhu cầu và nguồn kinh phí của đơn vị theo quy định. Ngày 24.1.2013, UBND TP.HCM thành lập Trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công của ngành y tế (gọi tắt là Trung tâm mua sắm), là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế; nhiệm vụ chính là tổ chức mua sắm, trang bị, cung ứng và điều phối hàng hóa (thuốc, TTBYT, VTYT) cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP và quận, huyện. Nhưng đến ngày 4.10.2017, UBND TP.HCM có quyết định giải thể Trung tâm mua sắm.

Trong thời gian tồn tại, Trung tâm mua sắm đã tổ chức 6 gói thầu thuốc trị giá hơn 20.000 tỉ đồng; 9 gói thầu VTYT trị giá 2.813 tỉ đồng; 12 gói thầu TTBYT trị giá 369 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi đấu thầu thì tỷ lệ trúng thầu không đạt nhu cầu, có gói thầu chỉ đạt 50%, có gói thầu phải hủy, có gói thầu không ai tham gia…

Theo Sở Y tế, ưu điểm của đấu thầu tập trung là đảm bảo minh bạch, công khai công tác đấu thầu; hạn chế sai sót tiêu cực khi các đơn vị tự tổ chức mua sắm; giảm lãng phí do chủ động điều tiết thuốc, vật tư tiêu hao giữa các đơn vị. Danh mục mua sắm hợp lý, khoa học phù hợp với nhu cầu; giá cả hợp lý hơn và thống nhất giá trúng thầu cùng một mặt hàng ở tất cả các bệnh viện, đặc biệt đối với các TTBYT, VTYT chuyên dùng có giá trị cao.

Tuy nhiên, đấu thầu tập trung cũng có những hạn chế do Trung tâm mua sắm chưa thực sự là một trung tâm độc lập với các cơ sở y tế và Sở Y tế. Chưa đảm bảo tính khách quan khi tổ chức mua sắm do nhân sự thực hiện gói thầu (đánh giá, thẩm định) chỉ là nhân sự kiêm nhiệm của Sở Y tế, của các đơn vị. Nguồn nhân lực của Trung tâm mua sắm định biên 30 người (thực tế chỉ 18 người) không tương xứng với quy mô mua sắm tập trung của toàn ngành y tế TP.

Điều này dẫn đến thời gian thực hiện mua sắm kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị, buộc các bệnh viện phải tổ chức mua sắm bằng phương thức khác. Nguy cơ nhà thầu trúng thầu không cung ứng kịp hàng hóa dẫn đến các bệnh viện cũng phải tổ chức mua sắm. Điều này gây khó khăn cho bệnh viện khi thanh toán bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, bệnh viện sử dụng rất ít VTYT trúng thầu vì không phù hợp với đặc thù ở mỗi bệnh viện.

Quy định có nhiều nhưng chưa thật sự rõ ràng

Từ năm 2017 đến nay, để đảm bảo hoạt động thường xuyên, các đơn vị phải tự thực hiện mua sắm TTBYT, VTYT và thuốc (ngoài danh mục mua sắm tập trung do Trung tâm đấu thầu quốc gia thực hiện, và danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương do ngành y tế giao một bệnh viện đa khoa thực hiện mua sắm). Trị giá mua sắm thuốc, TTBYT, VTYT hằng năm của toàn ngành y tế TP khoảng 14.000 tỉ đồng

Khi giao về cho các đơn vị tự đấu thầu, ưu điểm là đơn vị chủ động trong việc mua sắm để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác KCB. Nhưng năng lực tổ chức mua sắm ở các đơn vị là khác nhau và nhìn chung đa số còn có nhiều hạn chế trong công tác đấu thầu.

Cụ thể, việc phê duyệt danh mục mua sắm, họp hội đồng khoa học công nghệ chưa đi sâu vào thực chất. Công tác thẩm định giá gói thầu chưa đảm bảo đầy đủ theo quy định. Giá trúng thầu chênh lệch nhiều so với giá nhập khẩu theo tờ khai hải quan (do không có quy định phải so sánh cũng như không có được thông tin về giá nhập khẩu). Bên cạnh đó, giá trúng thầu của hàng hóa ở mỗi đơn vị mua sắm là khác nhau...

Mặt khác, quy định và quy trình rất nhiều nhưng các quy định chưa thật sự rõ ràng, đầy đủ. Như quy định về xây dựng giá kế hoạch theo quy định của Thông tư 14/2020 ngày 10.7.2020 của Bộ Y tế về hướng dẫn đấu thầu TTBYT tại các cơ sở y tế công lập: Không được cao hơn giá trúng thầu của TTBYT đó đã thực hiện hoặc giá trúng thầu đã công bố. Nhưng giá trúng thầu đã công bố không kèm theo cấu hình TTBYT, trong khi mỗi cấu hình sẽ có giá khác nhau nên các đơn vị rất khó khăn khi xác định giá kế hoạch của TTBYT. Quy định TTBYT mua sắm phải được kê khai giá theo Nghị định 98/2021 của Chính phủ, nhưng hiện nay việc kê khai giá chưa hoàn thiện nên rất khó khăn cho các đơn vị khi mua sắm. Bên cạnh đó còn có tâm lý hoang mang, lo lắng của những người thực hiện mua sắm.

Tin liên quan

Mục lục bài viết

  • 1. Tài sản được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung là tài sản nào ?
  • 2. Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

1. Tài sản được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung là tài sản nào ?

Tài sản được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2013về lựa chọn nhà thầu (Điều 71 Nghị định 63/2014/NĐ-CP - Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung: Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại), yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, năng lực của đơn vị mua sắm tập trung, điều kiện phát triền của thị trường cung cấp tài sản.

2. Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như thế nào ?

1.Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như sau:

a) Bộ Tài chính ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc) theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương);

c) Bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ thuốc).

2. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng danh mục tài sản mua sắm tập trung

a) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

b) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

c) Tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương không được trùng lắp với danh mục tài sản mua sắm tập trung quốc gia.

3. Lưu ý khi mua sắm các loại tài sản tập trung:

Việc mua sắm các loại tài sản sau đây không thực hiện theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017:

a) Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định tại Nghị định này ban hành Quy chế và tổ chức thực hiện việc mua sắm tập trung tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý;

b) Tài sản của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

c) Tài sản mua sắm từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác với quy định tại Chương này;

d) Tài sản mua sắm thuộc dự án đầu tư xây dựng mà việc tách thành gói thầu riêng làm ảnh hưởng tới tính đồng bộ của dự án hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Danh mục tài sản mua sắm tập trung phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê(tổng hợp)

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao