Điều chỉnh dự an không có cấu phần xây dựng

[Xây dựng] - Cơ quan bà Trần Thị Kim Oanh [Đắk Lắk] đang triển khai 1 dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật]. Đặc thù của dự án là mua sắm, lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị, không có chi phí phần xây dựng.

Ảnh minh hoạ.

Bà Oanh hỏi, với dự án nêu trên, chi phí thẩm tra thiết kế và dự toán có được xác định theo giá trị tối thiểu là 2 triệu đồng để tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra không? Hay giá trị thẩm tra bắt buộc phải xác định theo chi phí xây dựng là 0 đồng?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư [dự án PPP], việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các Thông tư hướng dẫn.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Link gốc:

Dự án không có cấu phần xây dựng nằm trong dự án đầu tư công, sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công trong quá trình triển khai dự án. Vậy dự án không có cấu phần xây dựng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về dự án không có cấu phần xây dựng? Tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Dự án không có cấu phần xây dựng là gì?

Dự án không có cấu phần xây dựng được hiểu là dự án mua tài sản hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay mua, sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị, máy móc và các dự án khác không nằm trong dự án có cấu phần xây dựng. Căn cứ vào tính chất và mức độ quan trọng mà dự án không có cấu phần xây dựng sẽ được phân chia thành dự án quan trọng của quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.

Thẩm quyền thẩm định dự án không có cấu phần xây dựng

Cơ quan thẩm quyền thẩm định dự án không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:

Dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư: sở Kế hoạch đầu tư sẽ chủ trì thẩm định dự án cấp tỉnh quản lý, Phòng Tài chính kế hoạch sẽ chủ trì thẩm định dự án cấp huyện quản lý, bộ phận chuyên môn UBND cấp xã thẩm định dự án do cấp xã quản lý

Dự án ứng dụng công nghệ do Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư: sở Thông tin truyền thông tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và chi tiết trong báo cáo, ngoại trừ những dự án thuộc thẩm quyền thẩm định Bộ Thông tin truyền thông. Trường hợp Sở thông tin truyền thông là chủ đầu tư thì cần phải thành lập hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật

Dự án có người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định đầu tư: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tổ chức hoạt động thẩm định dự án

Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán dự án không có cấu phần xây dựng

Quy định về thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán dự án không có cấu phần xây dựng như sau:

Đối với dự án thiết kế một bước: Người có thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán dự án được quy định giống như mục 2 đã trình bày ở trên

Đối với dự án thiết kế hai bước: Chủ đầu tư sẽ là người tổ chức thẩm định

Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán dự án không có cấu phần xây dựng

Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán dự án không có cấu phần xây dựng được quy định:

Đối với dự án thiết kế một bước

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án nhóm A, B, C do cấp tỉnh quản lý

Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư dự án nhóm B, C do cấp huyện, xã quản lý

Ủy quyền cho Giám đốc các Sở quản lý công trình chuyên ngành, dự án sử dụng vốn chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo. nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất

Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư dự án sử dụng vốn chi thường xuyên để thực hiện công trình có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị do đơn vị quản lý

Đối với dự án thiết kế hai bước: Chủ đầu tư sẽ là người tổ chức thẩm định quyết định dự án

Mỗi hạng mục khác nhau thì người có thẩm quyền thẩm định dự án sẽ có sự khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm bắt được những thông tin chính xác nhất về quy định này. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Bà Oanh hỏi, với dự án nêu trên, chi phí thẩm tra thiết kế và dự toán có được xác định theo giá trị tối thiểu là 2 triệu đồng để tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra không? Hay giá trị thẩm tra bắt buộc phải xác định theo chi phí xây dựng là 0 đồng?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư [dự án PPP], việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các Thông tư hướng dẫn.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Chinhphu.vn


Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Dự án đầu tư công là gì?

Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công theo khoản 13 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019.

Trong đó, vốn đầu tư công được quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng bao gồm:

- Tờ trình thẩm định dự án, bao gồm:

+ Sự cần thiết đầu tư dự án;

+ Mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

+ Kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư công 2019;

- Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án theo quy định tại Điều 74 Luật Đầu tư công 2019;

- Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư công [nếu có].

* Lưu ý: Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ.

3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

Việc thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

- Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công 2019;

- Sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án gắn với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; đánh giá các chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong quá trình khai thác dự án;

- Tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững.

4. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

Cụ thể tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

- Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;

- Chương trình đầu tư công [không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia]: Không quá 45 ngày;

- Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;

- Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày;

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư công 2019, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án cho phép gia hạn thời gian thẩm định.

Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định trên.

[Khoản 2 và 4 Điều 19 Nghị định 40/2020/NĐ-CP]

>>> Xem thêm: Thế nào là dự án đầu tư công? Dựa vào những tiêu chí nào để có thể phân loại dự án đầu tư công?

Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công thuộc các nhóm A, nhóm B, nhóm C gồm những gì?

Dự án đầu tư công tại nước ngoài là gì? Việc quản lý nguồn vốn đầu tư công cho dự án đầu tư công tại nước ngoài được quy định như thế nào?

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề