Hạch toán chi phí tư vấn xây dựng

Việc đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp có thể tự thực hiện hoặc giao thầu cho một đơn vị khác. Với trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng thì cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng như thế nào? thông qua tài khoản gì theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Thực tiễn, các doanh nghiệp thường phát sinh các dự án đầu tư xây dựng cơ bản như: Mua sắm TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ, xây dựng các công trình hay sửa chữa, cải tạo… Vậy những nội dung liên quan đến XDCB là gì và cụ thể hơn là cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng ra sao? SAPP Academy xin giải đáp những thắc mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản hạch toán kế toán xây dựng

  • Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 214 dùng để hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang.

  • TK 214 - xây dựng cơ bản dở dang là tài khoản phản ánh chi phí thực hiện và tình hình quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp có phát sinh việc mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và đầu tư XDCB.

  • Kết cấu tài khoản 214

Bên Nợ

Bên Có

  • Chí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình và vô hình;

  • Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ và các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận TSCĐ ban đầu;

  • Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư có giai đoạn đầu tư xây dựng và chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu bất động sản đầu tư;

  • Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư.

  • Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng;

  • Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành và được kết chuyển khi quyết toán;

  • Giá trị bất động sản đầu tư có giai đoạn đầu tư xây dựng đã hoàn thành;

  • Kết chuyển giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí loại bỏ khác khi quyết toán được duyệt;

  • Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu bất động sản đầu tư và TSCĐ được kết chuyển

  • Số dư bên Nợ TK 214 bao gồm:

  • Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và đầu tư xây dựng còn dở dang;

  • Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ hoặc đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện nhưng chưa được bàn giao để đưa vào sử dụng hoặc chưa quyết toán;

  • Giá trị bất động sản đầu tư có giai đoạn đầu tư xây dựng còn dở dang

2. Lưu ý khi đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức tự làm

  • Phương thức tự làm chỉ áp dụng với chủ đầu tư có đủ điều kiện và năng lực khi thực hiện dự án và từng công việc cụ thể, cấp công trình của dự án đó.

  • Các chi phí liên quan khi doanh nghiệp sử dụng lao động, máy móc của mình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được theo dõi và hạch toán qua tài khoản 2412 - xây dựng cơ bản. Tài khoản 241 cần theo dõi chi tiết đến từng dự án, từng hạng mục và hạch toán 

  • Tất cả các chi phí liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư cần được chi tiết theo từng nội dung chi phí như: chi phí khảo sát, thiết kế, chi phí xây dựng, thiết bị, nhân công, tư vấn đầu tư, quản lý dự án, bồi thường… và tập hợp vào TK 2412.

  • Kế toán xây dựng cơ bản theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ theo dõi và hạch toán trong một hệ thống sổ sách.

3. Hướng dẫn cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng

3.1. Phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản phát sinh thực tế

  • Trường hợp đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế theo phương pháp khấu trừ sử dụng công trình xây dựng hoàn thành, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 2412: Giá trị XDCB dở dang chưa bao gồm thuế GTGT

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 334

  • Trường hợp đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng công trình xây dựng hoàn thành, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 2412: Giá trị XDCB dở dang đã bao gồm thuế GTGT

Có TK 111, 112, 152, 334

3.2. Khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng

Nợ TK 211, 213: Giá trị TSCĐ

Có TK 152, 153

Có TK 2412: Xây dựng cơ bản dở dang [theo giá đã được quyết toán hoặc giá tạm tính]

  • Sau khi quyết toán, kế toán cần điều chỉnh lại giá tạm tính, ghi:

Nợ TK 211, 213: Giá trị TSCĐ

Nợ TK 152, 153

Nợ TK 138: Phải thu khác

Có TK 2412: Chênh lệch khi giá quyết toán lớn hơn giá tạm tính

Nếu giá tạm tính lớn hơn giá được duyệt thì kế toán ghi ngược lại bút toán trên.

  • Trường hợp công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng thì kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản 241 để theo dõi riêng.

3.3. Doanh nghiệp liên doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

  • Mua bất động sản về và đầu tư thêm, ghi:

Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331

  • Khi phát sinh các chi phí đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 152, 153…

  • Bất động sản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, ghi

Nợ các TK 217, 156: Bất động sản đầu tư, hàng hóa…

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

  • Một số trường hợp được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư như: chi phí cải tạo, nâng cấp giúp cho bất động sản đầu tư chắc chắn tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức đánh giá ban đầu hoặc nghĩa vụ của doanh nghiệp cần những chi phí đó để đưa bất động sản đầu tư vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 241: XDCB dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 153…

Khi bàn giao ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư:

Nợ TK 217: bất động sản đầu tư

Có TK 241: XDCB dở dang.

3.4. Quyết toán vốn đầu tư được duyệt

Căn cứ vào mục đích đầu tư cũng như nguồn vốn đầu tư để hạch toán chuyển nguồn.

  • Trường hợp tài sản cố định dùng sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn ngân sách về đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển, khi quyết toán vốn đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cho phép tăng thêm nguồn vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 441, TK 414: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411: Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu

  • Trường hợp tài sản cố định được hình thành bằng quỹ phúc lợi, chủ đầu tư duyệt quyết toán thì kế toán tiến hành ghi:

Nợ TK 3532: Quỹ phúc lợi

Có TK 3533: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Như vậy nội dung bài viết, SAPP Academy đã chia sẻ những kiến thức về cách hạch toán chi phí tự xây dựng nhà xưởng một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn kế toán và nếu còn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực kế toán, liên hệ với SAPP để được giải đáp nhé!

Liên hệ với chúng tôi tại: //www.facebook.com/sapp.edu.vn

8571 by Luật Nghiệp Thành , 7 Tháng Sáu, 2018

 Hỏi: Công ty CP VĐ đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản trong KCN, phát sinh các khoản chi phí như: chi phí quản lý hạ tầng của bên ban quản lý KCN xuất cho công ty, chi phí tiền lương nhân viên quản lý dự án. Vậy các khoản chi phí có tính chất như vậy hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản hay hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trả lời:

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn  như sau:

Hạch toán chi phí quản lý phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản

Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP N25/03/2015 – Nghị định quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thông tư 200/2014/TT-BTC N22/12/2014 – Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Quyết định số 79/QĐ-BXD N15/02/2017 – Quyết định công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

NỘI DUNGTƯ VẤNCĂN CỨ PHÁP LÝ
Xác định tài khoản hạch toán chi phí quản lý.Các khoản chi phí nêu trên được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản – khoản mục chi phí quản lý dự án.

Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp [bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án]; ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng.

–  Hướng dẫn tại điều 23.2 Nghị Định 32/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Điều 46 thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về nguyên tắc hạch toán kế toán đối với tài khoản “ Xây dựng cơ bản dở dang”.

Kết luận: Tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB đều được hạch toán vào tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang.

Chi phí XDCB bao gồm các khoản mục chi phí: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác.

Tài khoản 241 – xây dựng cơ bản dở dang phải được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàng thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Ngoài ra công ty nên xây dựng dự toán định mức các khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục xây dựng theo quy định tại các văn bản pháp luật: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 – Nghị định quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 – Quyết định công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Công ty Luật Nghiệp Thành về việc hạch toán chi phí quản lý phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Xem thêm bài viết liên quan đến thuế tại đây.

Biên tập: Trần Thị Phương – CEO Khanh Binh Co.,Ltd

Luật sư tư vấn: Luật sư Nguyễn Ngọc Thuận.

Video liên quan

Chủ Đề