Digital tools là gì

Chúng ta đang ở một kỷ nguyên thống trị của Internet. Khi thực hiện các chiến dịch marketing, nếu không có những chiến lược phù hợp, bạn sẽ không thể tạo ra một chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu và theo dõi họ trong suốt hành trình của khách hàng – cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hành trình, cá tính của khách hàng, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số kỹ thuật số khác cần thiết để đi trước đối thủ cạnh tranh .

Vì thế, để hoàn thành tốt, là một digital marketer, ngoài những kỹ năng chuyên môn về Marketing thì bạn còn cần sự hỗ trợ từ các phần mềm/công cụ [Marketing tool] hỗ trợ và quản lý công việc. Sau đây bài viết của HEDIMA sẽ điểm lại một vài marketing tool điển hình cho những chiến dịch digital marketing nhé!

1. Phần mềm phân tích dữ liệu người dùng

Thực tế, trong bất kỳ một ngành hàng nào đều cần một phần mềm nghiên cứu thị trường thích hợp. Có thể thấy, một phần mềm nghiên cứu thị trường hỗ trợ doanh nghiệp trong từng phân khúc, bao gồm từ khi bắt đầu sản phẩm cho đến giai đoạn kết thúc và sau ra mắt.

Đối với ngành chăm sóc sức khỏe cũng không ngoại lệ, với phần mềm phân tích dữ liệu người dùng, các công ty/ doanh nghiệp dược phẩm tìm hiểu được các xu hướng hoàn toàn mới, hành vi của người tiêu dùng và các cơ hội kinh doanh không giới hạn. Qua đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường hiện tại, đối thủ cạnh tranh cũng như thói quen sử dụng thuốc của khách hàng cũng như là nhân khẩu học.

1.1. SurveyMonkey

SurveyMonkey là một trong những phần mềm nghiên cứu thị trường hàng đầu, nơi mà người dùng có thể dễ dàng thực hiện các khảo sát và nghiên cứu về thị trường. Người dùng cũng có thể nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu, đo lường mức độ nhận thức [awareness] về thương hiệu và có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm trong tương lai thông qua SurveyMonkey. Nó cũng là công cụ nghiên cứu thị trường hữu ích để so sánh chiến lược với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường và để xác định phân khúc thị trường hiệu quả.

1.2. Survey Gizmo

SurveyGizmo là phần mềm khảo sát các doanh nghiệp để công ty/ doanh nghiệp tham khảo thị trường một cách hiệu quả. Với sự trợ giúp của phân khúc và chọn lọc của phần mềm, người dùng có thể dễ dàng khiến cho sản phẩm thành công hơn trên thị trường. Dự báo độc quyền về tính năng xu hướng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Qua đó, người dùng có thể dễ dàng nhận được và đánh giá các phản hồi tích cực và tiêu cực về sản phẩm.

2. Phần mềm quét User ID [UID], email, SĐT, kết bạn

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao một ngày đẹp trời, tự dưng có một số điện thoại gọi điện cho bạn và bán những khóa học, dịch vụ bất động sản, bảo hiểm hay ngân hàng không? 

Chìa khóa ở đây chính là số điện thoại của bạn đã bị thu thập bởi các tools lấy số máy, hãy nhớ lại xem có phải bạn sử dụng chính số máy của mình để đăng ký account Facebook không. Những marketer sẽ có những công cụ như phần mềm thu thập số điện thoại trên Facebook để phục vụ cho việc tiếp cận người mua hàng. Những số máy này có thể đưa cho những bạn telesale gọi điện để mời chào bạn mua hàng hóa. Hoặc dễ hơn là họ sẽ dùng UID của bạn để đưa bạn vào trong danh sách ads hiển thị.

Simple UID

Simple UID có những tính năng sau đây:

  • Có thể quét Full ID của nguời sử dụng từ email, giới tính, danh sách bạn bè, nhóm hoạt động, số điện thoại…
  • Phần mềm còn có thể quét được tất cả thành viên nhóm kể cả nhóm kín hay bí mật bất kể số lượng thành viên.
  • Đặc biệt Simple UID có thể lấy được tương tác trên trên profile, fanpage hay nhóm mà người dùng có tham gia. Kết quả sau khi sử dụng phần mềm lấy địa chỉ email từ facebook  Simple UID là toàn bộ danh sách comment, like, share của người dùng đó.
  • Bạn có thể tùy chọn phương thức lọc theo số lượng post, khoảng thời gian để có được kết quả mong muốn.
  • Simple UID còn hỗ trợ build cộng đồng với chức năng tự động kick thành viên không tương tác.
  • Ngoài ra, phần mềm còn có khả năng quét được email đăng ký tài khoản Facebook.

3. Phần mềm quản lý cập nhật trên mạng xã hội

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực digital marketing/ social media, có thể bạn đã nghe nói đến Buffer và Hootsuite.

3.1. Hootsuite

Đây là nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội và như vậy, nó cho phép bạn quản lý các kênh truyền thông xã hội của mình; bạn cũng có thể sử dụng nó để ủy quyền nhiệm vụ với những người dùng khác. Chỉ với một nền tảng, người dùng có thể thực hiện những công việc đơn giản như quản lý nội dung thú vị và lên lịch cho các bài đăng cho đến quản lý các thành viên trong nhóm và đo lường ROI [return on investment] – tỷ suất hoàn vốn. Hootsuite lấy dữ liệu xã hội của người dùng, có thể tùy chỉnh theo mạng, từ khóa hoặc các tìm kiếm xã hội cụ thể. Hootsuite hỗ trợ hồ sơ twitter, hồ sơ facebook, trang và nhóm, hồ sơ linkedIn, nhóm và công ty, blog wordPress, hồ sơ instagram, kênh youTube và gần đây nhất đã tập trung vào việc bổ sung hỗ trợ video đầu tiên tốt hơn cho facebook, instagram, twitter, và youTube.

3.2. Buffer

Tương tự như Hootsuite, Buffer là một nền tảng sản xuất nội dung, cho phép bạn xuất bản và lên lịch nội dung lên các mạng xã hội, bằng cách cung cấp phương tiện để người dùng lên lịch đăng bài lên twitter, facebook, instagram, instagram stories, pinterest và linkedIn, cũng như phân tích kết quả và tham gia với cộng đồng của họ. Ứng dụng Buffer tương thích với ba nền tảng khác nhau:

  • Trình duyệt [browser]: cho phép ứng dụng hoạt động dưới dạng phần mở rộng đã tải xuống cho ba trình duyệt, Google Chrome, Safari và Mozilla Firefox.
  • Di động [mobile]: cho phép cài đặt ứng dụng trên hệ thống iOS và điện thoại Android.
  • Newsreader: cho phép ứng dụng được tích hợp với các ứng dụng newsreader khác nhau, chẳng hạn như Flipboard và Zite.

3. Phần mềm đo lường tracking 

3.1. Google Analytic

Trước khi chưa có google tag manager, việc tracking website dựa vào Google Analytic [GA]. Tuy nhiên, nếu nhiều web, nhiều mã sẽ dẫn tới quản lý không tập trung và dễ nhầm lẫn. Bây giờ, khi có công cụ GTM, bạn sẽ copy ID-GA dán vào GTM để quản lý. Và một trong những cách đo lường chính xác và phổ biến nhất hiện nay đó là Google Analytics với khả năng thu lại được toàn bộ hoạt động của người dùng trên website và cung cấp các báo cáo khá chi tiết.

GA có 3 cấp độ cài đặt:

  • Account: cấp độ thiết lập tài khoản tổng để quản lý [cấp cha]
  • Property: cấp độ con cho phép thiết lập các ID tracking cho từng web cụ thể
  • Views: cấp độ cháu cho phép bạn thiết lập ID view từng landing page bạn muốn tích hợp với Google Sheet

3.2. Kissmetrics

Kissmetrics là một nền tảng kinh doanh thông minh mạnh mẽ cho phép người dùng xác định, giám sát và nâng cao các chỉ số và các yếu tố khác quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp của họ. Với những thông tin như vậy được chuyển thành thông tin chi tiết hữu ích, Kissmetrics có những gì cần thiết để giúp bạn tạo chiến lược tiếp thị và cải thiện các phương pháp tiếp thị hiện có, nhưng do khả năng theo dõi và phân tích khách hàng nâng cao, bạn cũng sẽ sử dụng nó làm trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi nâng cao của mình. Không giống như những gì bạn mong đợi từ một công cụ kết hợp các tính năng tương tự, giá của Kissmetrics khá linh hoạt và có thể tiếp cận ngay cả với các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ.

3.3. GTM [Google Tag Management]

Là tools của Google giúp marketer có thể quản lý tổng thể các code tracking. Nhưng tại sao lại cần dùng GTM?

Câu trả lời là công cụ này cho phép chúng ta có thể vận hành dễ dàng hơn, triển khai và theo dõi, tối ưu nhanh hơn. Giúp người vận hành quyết định tracking hoặc analytics, tránh việc nhân sự tự ý gắn code lung tung thu thập dữ liệu của chiến dịch.

4. Phần mềm CRM [Customer Relationship Management]

CRM, viết tắt của từ Customer Relationship Management có nghĩa là quản trị quan hệ khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng thông qua các nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Hệ thống CRM có khả năng theo dõi các chiến dịch qua nhiều kênh marketing khác nhau như: thư và các cuộc gọi truyền thống, email, công cụ tìm kiếm và Mạng xã hội.

Việc sử dụng hệ thống CRM có thể mang lại lợi ích cho các tổ chức, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn, thông qua:

  • Có thể dễ dàng truy cập thông tin khách hàng như mua hàng trước đây và lịch sử tương tác có thể giúp đại diện hỗ trợ khách hàng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và nhanh hơn.
  • Việc thu thập và truy cập vào dữ liệu khách hàng có thể giúp các doanh nghiệp xác định xu hướng và hiểu biết sâu sắc về khách hàng của họ thông qua các tính năng báo cáo và hình ảnh hóa.
  • Tự động hóa phễu bán hàng và các nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng thường xuyên nhưng cần thiết.

5. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Khi thực hiện mô hình bán hàng đa kênh [omnichannel], điều khó khăn nhất có lẽ là quản lý thông tin một cách tập trung và đồng nhất với số lượng data bạn nhận được là vô cùng lớn. Vì thế, khi thưc hiện omnichannel bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ từ các phần mềm quản lý nhằm tối ưu vận hành và tăng hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

5.1. Haravan

Haravan là một nền tảng công nghệ cung cấp cho các doanh nghiệp các giải pháp về thương mại điện tử tương tự như Shopify: từ cửa hàng đến online, từ website đến facebook, diễn đàn, sàn thương mại điện tử. Haravan cho phép người dùng mở tài khoản và lập một gian hàng riêng với tên miền miễn phí hoặc bạn cũng có thể đầu tư để mua tên miền riêng cho nhãn hàng. Sau khi đăng kí tài khoản thành công, bạn sẽ được quyền quản trị web với tên miền mới trên nền tảng này. Từ đó, bạn có thể thay đổi giao diện dễ dàng với kho mẫu [template] có sẵn trong kho kèm tích hợp thêm nhiều tính năng [App Haravan] giúp hỗ trợ cho việc bán hàng. 

5.2. Kiotviet

Kiotviet đang là starup chiếm thị phần cao nhất trong thị trường phần mềm quản lý bán hàng tại Việt Nam với 11.88% thị phần. Với chi phí khá rẻ chỉ tầm vài trăm nghìn một tháng, các chủ shop kinh doanh sẽ có được các tool để quản lý bán hàng cực kỳ hiệu quả.

6. Phần mềm thiết kế landing page

6.1. WordPress

WordPress là tools đơn giản nhất, phổ biến nhất để tạo trang web hoặc blog của riêng bạn. Kể từ khi được phát hành vào năm 2003, WordPress đã trở thành một trong những nền tảng xuất bản web và quản lý nội dung phổ biến nhất [Content Management System – CMS]. Trên thực tế, WordPress chiếm hơn 40% tất cả các trang web trên Internet. Có – hơn 1/4 website mà bạn truy cập có khả năng được cung cấp bởi WordPress. Ưu điểm chính của việc sử dụng nền tảng WordPress là bạn không cần bất kỳ kỹ năng coding nào để đưa nội dung của mình lên mạng. WordPress sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ và sắp xếp tất cả dữ liệu của bạn, từ nội dung trong các bài đăng và trang của bạn đến tài khoản người dùng và URL trang web của bạn, nó thực hiện tất cả công việc cho bạn. Đây là lý do khiến nó trở thành một công cụ nhanh chóng và mạnh mẽ để xuất bản trực tuyến. Khi nói đến việc tạo một trang mới trên trang web của bạn hoặc một bài đăng trên blog, có một chút khác biệt giữa trình chỉnh sửa nội dung WordPress và trình xử lý văn bản trên máy tính để bàn thông thường của bạn. Nhập văn bản của bạn, thêm hình ảnh, nhấp vào “Publish” và WordPress tạo HTML cần thiết để nội dung của bạn xuất hiện trực tuyến.

Quan trọng nhất, WordPress được sử dụng miễn phí: không có phí thiết lập hoặc chi phí hàng năm ngoài dịch vụ lưu trữ. Với hàng nghìn chủ đề và plugin có sẵn, đây được coi là một trong những cách tốt nhất để các doanh nghiệp tạo một trang web thực sự tùy chỉnh.

6.2. Google Site

Các trang web của Google cho phép bạn tạo các trang web nội bộ cho tổ chức của mình hoặc các trang web bên ngoài cho toàn bộ trang Web rộng mà không cần biết HTML [nói cách khác là mạng nội bộ và mạng ngoại vi]. Khi bạn lần đầu tiên tạo trang web Google của mình, bạn sẽ được hỏi loại trang web bạn muốn tạo; mạng nội bộ có thể của văn phòng bác sĩ hoặc nha sĩ là một số mẫu bạn có thể chọn khi đã đưa ra quyết định cơ bản về việc chọn trang web hoặc trang web doanh nghiệp. Việc đặt quyền và tạo trang web cho các đối tượng khác nhau dễ dàng như thế nào. Chỉ bằng cách chọn một nút radio, bạn có thể cho phép chỉ một số cá nhân nhất định có quyền truy cập vào các trang web bạn tạo, làm cho tất cả những người trong công ty của bạn, một số người mà bạn chọn, hoặc đặt chúng ở chế độ công khai và mọi người đều có thể truy cập.

6.3. Weebly

Weebly là một trình tạo trang web trực tuyến trực quan và mạnh mẽ. Nó cho phép bạn xây dựng và chỉnh sửa các trang web đẹp mắt mà không bắt bạn phải học một ngôn ngữ thiết kế web bí mật. Tin tốt lành cho Weebly, Inc., là nó đang trong quá trình được Square, nhà phát triển ứng dụng tính tiền trên ipad, mua lại với giá 365 triệu USD. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thay đổi. Weebly vẫn có giao diện biên tập rõ ràng và đơn giản, thiết kế mẫu hấp dẫn, thương mại điện tử và khả năng tiếp thị bản tin được tích hợp. Tuy nhiên, việc triển khai thiết kế đáp ứng nghiêm ngặt của nó làm cho nó hạn chế hơn so với PCMag Editors ‘Choices Wix và Duda. Ngoài ra, nó còn thiếu khả năng hoàn tác phổ biến và không có khả năng sử dụng lại hình ảnh đã tải lên – những tiện ích có ở nhiều đối thủ cạnh tranh.

Tác giả

Video liên quan

Chủ Đề