Đọc hiểu văn bản Dòng sông mới điệu làm sao

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc (Lần 4) gồm 2 phần Đọc - Hiểu và Làm văn có đáp án tham khảo đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới, mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Lần 3)

Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

(Đề thi gồm 2 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.

(Trích Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

  1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
  2. Đoạn thơ làm theo thể thơ nào?
  3. Đọc đoạn thơ em liên tưởng đến văn bản nào trong chương trình Ngữ Văn 12 học kỳ I?
  4. Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả dùng biện pháp tu từ từ vựng nào? Tác dụng của những phép tu từ đó?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:

(1) Có rất nhiều lý do khiến những người tuyệt vọng trong tình yêu tự tìm đến cái chết. Người thì tự vẫn nhằm... "minh chứng tình yêu", lại có trường hợp chết để... "dằn vặt người tình" hay đôi khi chỉ vì "không còn thiết sống nữa"...

(2) Điều đáng nói là, các trường hợp tự tử vì yêu lại thường xảy ra với những người ở tuổi đời còn rất trẻ. Sự ra đi của họ như một dấu chấm hết, nhưng vẫn còn đó những lời đàm tiếu, những nỗi đau tột cùng mãi đeo đẳng, ám ảnh các đấng sinh thành, những người thân thuộc...

(Theo báo An ninh thế giới-Tháng 2/2016)

5. Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích trên.
6. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
7. Thao tác lập luận trong đoạn (1) là gì?
8. Viết một đoạn văn (không quá 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng: Các trường hợp tự tử vì yêu lại thường xảy ra với những người ở tuổi đời còn rất trẻ.

PHẦN II: LÀM VĂN (7, 0 ĐIỂM)

Câu 1. (3,0 điểm)

Tôn Vận Tuyền (1913-2006), nhà kinh tế, chính khách nổi tiếng người Đài Loan trong bức thư gửi con trai có viết: Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn có thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành là vũ khí ở trong tay mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu sự hiểu biết.

Viết một bài văn không quá 600 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung của lời khuyên trên?

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Mị đã chủ động cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình, còn ở tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân), trong bữa cơm ngày đói, người vợ nhặt đã nói: Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa... Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói....

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân vật Mị và người vợ nhặt qua hai chi tiết trên.