Đơn vị đo psi là gì

Các thiết bị đo áp suất được sử dụng rất phổ biến hiện nay như: đồng hồ đo áp suất; cảm biến áp suất…. Từ những ứng dụng đơn giản như đo áp suất đường ống nước đến các ứng dụng phức tạp trong nhà máy, công trình… Chúng ta thường hay thấy trên đồng hồ cơ đo áp suất có các chữ như: psi, bar, kg/cm2, mpa, kpa… Trong đó psi là thường thấy nhất. Vậy psi là gì ? Các chữ đó có ý nghĩa như thế nào ? Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin để trả lời những câu hỏi đó.

Đồng hồ đo áp suất dạng cơ có đơn vị psi

Theo wikipedia thì psi là chữ viết tắt của  pound per square inch hay một cách chính xác hơn là pound-force per square inch. Dịch sang tiếng việt thì psi có nghĩa là trọng lượng [đơn vị: pound] trên đơn vị diện tích [đơn vị: inch]. 1 pound = 0.45359237 kilograms1 inch = 2.54 centimeters.

Vậy tóm lại psi là gì ?  Có thể nói một cách ngắn gọn thì psi chính là đơn vị đo áp suất theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ. Tiêu biểu là nước Mỹ sẽ sử dụng psi trên các thiết bị đo áp suất của các hãng nước này sản xuất. Ngoài ra, trên thế giới còn có chuẩn đơn vị đo áp suất của châu Âu, Nhật Bản… Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chuyển đổi giữa các đơn vị áp suất với nhau.

Psi là gì ? Cách chuyển đổi giữa psi và các đơn vị áp suất khác

Tổng hợp các loại đơn vị đo áp suất

Như đã trình bày ở trên, psi thực chất chỉ là một đơn vị đo áp suất theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ. Trên thực tế, còn nhiều đơn vị đo áp suất khác phổ biến như: Pa, bar, Kpa, Mpa, mmHg, mmH2O, kg/cm2…. Do đó, câu hỏi psi là gì ? đã được giải quyết. 

Có rất nhiều đơn vị đo áp suất vậy làm sao để chuẩn hóa về một đơn vị chung mà cả thế giới phải sử dụng ? Điều này rất khó thực hiện được bởi vì các cường quốc công  nghiệp lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp… đều sử dụng một đơn vị áp suất riêng và các thiết bị sản xuất tại các nước này sẽ có đơn vị khác nhau. Do đó, chỉ có thể tìm hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị với nhau và cách chuyển đổi qua lại giữa chúng. Các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất của tôi để hiểu thêm vấn đề đó nhé.

 Cách chuyển đổi cơ bản giữa đơn vị psi, pa, bar, kpa…… Psi là gì ?

Cảm biến đo áp suất có màn hình LCD

Đối với dân kỹ thuật nói chung, việc tiếp xúc với các thiết bị đo áp suất là thường xuyên. Do đó, yêu cầu chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của các đơn vị này và mối liên hệ giữa chúng.

Cách đổi psi sang một số đơn vị chuẩn khác như sau:

1 psi = 68.95 mbar

1 psi = 0.0689 bar

1 psi = 6895 Pa

1 psi = 6.895 Kpa

1 psi = 0.006895 Mpa

1 psi = 703.8 mmH2O

1 psi = 51.715 mmHg

1 psi = 0.0704 kg/cm2

Với bảng trên, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại giữa đơn vị psi và các đơn vị đo khác. 

Trên thực tế, chúng ta còn gặp rất nhiều câu hỏi như: bar là gì ? psi là gì ? cảm biến áp suất là gì ? làm thế nào để chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất ? Trong các bài viết sau, tôi sẽ lần lượt đi trả lời những câu hỏi trên. 

Các đơn vị đo áp suất phổ biến khác ngoài psi

Tùy mỗi quốc gia hay khu vực sẽ quy định và sử dụng một loại đơn vị đo áp suất khác nhau. Ngoài đơn vị áp suất psi thì còn các đơn vị phổ biến khác như: bar, Pa, kg/cm2, mbar, mmHg… Vậy bạn có bao giờ hỏi các đơn vị này được sử dụng nhiều nhất ở đâu không ? Trong phần này tôi sẽ giới thiệu một số ứng dụng mà bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các đơn vị đo áp suất này.

♦ Cảm biến [đồng hồ] đo chênh áp không khí

Đồng hồ đo chênh áp không khí dạng cơ

Áp suất không khí rất nhỏ và đơn vị Pascal [Pa] thường được sử dụng để đo áp suất không khí. Đặc biệt là đo chênh áp ở phòng sạch hay chênh áp cầu thang báo cháy… Do đó bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy đơn vị Pa tại đồng hồ đo chênh áp không khí. Trong một số trường hợp bạn cũng có thể thấy đơn vị kPa trên đồng hồ này.

♦ Đồng hồ đo áp suất dạng cơ

Đồng hồ đo áp suất dạng cơ đơn vị psi, kg/cm2

Đồng hồ đo áp suất dạng cơ thường sử dụng đơn vị kg/cm2. Do đó bạn có thể dễ dàng thấy đơn vị này hoặc psi ở các đồng hồ cơ đo áp suất đường ống nước, áp suất máy nén khí… Trong một số trường hợp đồng hồ cơ này có thể có đơn vị Bar nhưng rất ít.

Cảm biến đo áp suất có màn hình hiển thị LCD

Cảm biến đo áp suất có màn hình hiển thị đơn vị

Trên cảm biến đo áp suất có màn hình LCD bạn sẽ dễ dàng thấy được đơn vị bar, mbar, psi… Vì cảm biến được thiết kế để đo được áp suất lớn. Đối với các loại cảm biến cao cấp hiện nay thì nó có thể quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất với nhau một cách chính xác. Bạn muốn sử dụng đơn vị nào thì chỉ cần lựa chọn và màn hình sẽ hiển thị đơn vị đó.

Kết luận, psi la gi ? Đối với lĩnh vực kỹ thuật thì psi chỉ là đơn vị đo áp suất. Còn đối với các lĩnh vực khác thì có thể psi còn có nhiều ý nghĩa khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn kỹ thuật hiểu hơn về áp suất; đơn vị đo áp suất; cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất. Mọi thắc mắc các bạn có thể cmt bên dưới hoặc liên hệ:

Hotline: 0868 31 39 86 [Mr. Dương]

Website: thietbigiare.net

Sản phẩm bán chạy

Bộ cách ly tín hiệu dòng 4-20mA

Đơn vị đo áp suất psi là gì? Đơn vị này có xuất xứ từ đâu? Nếu tình cờ bạn xem trên đồng hồ áp suất trong nhà máy thì trên đồng hồ có tới 2 đơn vị áp suất trên cùng một đồng hồ. Đơn vị áp suất thường dùng tại Việt Nam chúng ta là : kg/cm2, bar,…Nhưng đơn vị dùng đo áp suất là psi có khả năng cao sẽ đi kèm với các máy móc có xuất xứ từ Mỹ. Tại sao lại như vậy? Ở phạm vi bài viết này xin chia sẻ đến các bạn các đơn vị đo áp suất PSI. Cách qui đổi đơn vị PSI sang các đơn vị áp suất khác như thế nào?

Đồng hồ áp suất đơn vị bar/psi

PSI có xuất xứ như thế nào?

PSI là một đơn vị đo áp suất hoặc áp lực có xuất xứ từ Bắc Mỹ. Ký hiệu PSI là viết tắt của cụm từ ” Poundper Square Inch ” có nghĩa là áp lực tác động lên mỗi Inch vuông. Đơn vị PSI thường được thấy trên các đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất có xuất xứ từ Mỹ.

Đơn vị psi là đơn vị áp suất tiêu chuẩn của Mỹ luôn nhé các bạn. Giống như tốc độ xe chạy được tính theo mph [dặm] thay vì km/h như các nước khác. 1mph tương đương với 1.6km/h.

Cảm biến áp suất hãng Wika [0-10000 psi].

Nếu bạn đang có đồng hồ đo áp suất đơn vị PSI nhưng bạn muốn biết áp suất hiện tại là bao nhiêu bar hay kg/cm2 thì làm như thế nào đây? Để giúp các bạn dễ dàng chuyển đổi các đơn vị áp suất với nhau. Tôi xin giới thiệu bảng tra đơn vị áp suất sau.

Cách hoán đổi đơn vị áp suất

Dựa vào bảng qui đổi các đơn vị áp suất ta thực hiện trình tự như sau :

  • Bước 1: Chuẩn bị bảng quy đổi.
  • Bước 2: Tìm đơn vị đang muốn quy đổi ở cột dọc bên tay trái
  • Bước 3: Tìm đơn vị quy đổi đích – đơn vị muốn được quy đổi để ra kết quả cuối cùng nằm ở hàng trên cùng đầu tiên.
  • Bước 4: Gióng thẳng giá trị cột dọc và hàng ngang, điểm giao của hai giá trị này sẽ chính là kết quả bạn cần quy đổi. [psi là gì]

Ví dụ cụ thể như sau :

  • Nếu quy đổi từ Psi sang mbar, 1psi = 6.95mbar
  • Khi quy đổi từ Psi sang bar thì 1 psi = 0.0689 bar
  • Nếu quy đổi từ Psi sang atm, 1 psi = 0.0681 atm
  • Khi quy đổi từ Psi sang Pa thì 1 psi = 6895 Pa
  • Nếu quy đổi từ Psi sang Kpa, 1 psi = 6.895 Kpa
  • Khi quy đổi từ Psi sang thì 1 psi = 0.000895 Mpa
  • Nếu quy đổi từ Psi sang mmH2O, 1 psi = 703.8 mmH2O
  • Khi quy đổi từ Psi sang in.H2O thì 1 psi = 27.71 in.H2O
  • Nếu quy đổi từ Psi sang mmHg, 1 psi = 51.751 mmHg
  • Khi quy đổi từ Psi sang in.Hg thì 1 psi = 2.036 in.Hg
  • Nếu quy đổi từ Psi sang kg/cm2, 1 Kpa = 0.0704 kg/cm2

Cám ơn các bạn đã xem bài viết này nhé ! Thông qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết PSI nó là cái gì rồi đúng không nào? Cách đổi các đơn vị áp suất với nhau. Bài viết không tránh khỏi sai xót các bạn comment bên dưới để mình hoàn thiện các bài viết khác nhé !

Bài viết tham khảo : Đơn vị áp suất Kpa là gì?

Video liên quan

Chủ Đề