Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Câu ca dao nổi tiếng nói về vẻ đẹp của bông sen mang nhiều ý nghĩa hơn bạn tưởng. Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung phân tích giá trị … khoa học của câu cuối, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Ta biết tới phép ẩn dụ của những câu ca dao, về phẩm chất cao quý của hoa sen và cũng là những cá nhân thanh cao được ví với nó. Xuyên suốt nền văn minh nhân loại, từ Ai Cập cổ đại và Hindu giáo tới cả thời hiện đại ngày nay, hoa sen gắn liền với khả năng sinh sôi, cái đẹp, sự thanh khiết, khai sáng và phép hồi sinh. Một trong "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn", và cũng là chân ngôn lâu đời và quan trọng nhất của Đạo Phật đó là “om mani padme hum”, tức “om, ngọc quý trong hoa sen”.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Tạm dịch là hiệu ứng “hoa” sen nhưng thực chất, lá sen mới có phẩm chất đặc biệt: khả năng siêu kháng nước - ultrahydrophobicity, khiến bụi bẩn không thể bám trên lá sen. Ngoài lá sen, tự nhiên kỳ diệu ban tặng khả năng đặc biệt cho một số loài cây khác và xuất hiện cả trên cánh của nhiều loại côn trùng.

Với sức căng bề mặt lớn, một giọt nước có thể tồn tại dưới dạng hình cầu. Khi giọt nước chạm một bề mặt bất kỳ, lực bám khiến giọt nước lan ra bề mặt va chạm và làm ướt nó. Nhưng bởi lá sen có đặc tính riêng, lực bám giữa bề mặt và giọt nước giảm đáng kể, đó là lúc hiệu ứng tự làm sạch của lá sen xuất hiện.

Lớp biểu bì bề mặt lá sen được cấu thành từ những cột nhú siêu nhỏ chỉ cao 10-20 micromet, đường kính 10-15 micromet, rải lên trên hàng cột này là lớp sáp epicuticular mỏng có khả năng kháng nước và tự tái tạo khi bị tổn thương. Đặc tính hóa sinh này cho phép bề mặt lá sen có thể kháng nước tốt.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Khả năng kháng nước của bề mặt còn được tính bằng góc tiếp xúc giữa bề mặt và giọt nước. Góc tiếp xúc càng lớn, khả năng kháng nước càng cao: bề mặt với góc tiếp xúc <90 độ sẽ thấm nước, >90 độ tức là kháng nước. Khi góc tiếp xúc đạt từ 90 tới 160 độ, ta sẽ có đặc tính siêu kháng nước.

Lớp biểu bì của lá sen có thẻ đạt góc tiếp xúc lên tới 170 độ, diện tích tiếp xúc của giọt nước với lá sen chỉ đạt 0,6% tổng diện tích giọt nước. Và khi giọt nước lăn trên lá, ta chứng kiến khả năng tự làm sạch xuất hiện, khi những hạt bụi bám trên lá sen sẽ bị giọt nước cuốn đi.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Việc dọn sạch bụi bẩn trên bề mặt lá cũng sẽ tăng khả năng quang hợp - khi diện tích lá tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời tăng lên, bên cạnh đó đây cũng là cơ chế tự vệ của cây cỏ trước nấm và tảo. Một số sinh vật không có khả năng tự làm sạch mình (như bướm, chuồn chuồn, …) cũng mang khả năng siêu kháng nước trên cánh, lợi dụng giọt nước nhỏ để tự làm sạch cơ thể.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Hiện tượng siêu kháng nước đã được nghiên cứu bởi hai nhà khoa học Rulon E. Johnson Jr. và Robert H. Dettre từ năm 1964, tận dụng sức mạnh mới xuất hiện của mô hình giả lập máy tính. Thế nhưng đến tận năm 1977, Wilhelm Barthlott và Ehler mới chính thức nghiên cứu về hiệu ứng tự làm sạch của khả năng siêu kháng nước, đây mới là thời điểm cụm từ “hiệu ứng hoa sen” xuất hiện.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

May mắn thay, bản chất của khả năng này mang tính vật lý-hóa học nhiều hơn là thuần hóa học, nhờ công nghệ kính hiển vi để quan sát rõ ràng bề mặt siêu kháng nước, khoa học vật chất đã có thể bắt chước tự nhiên để tự tạo ra những thứ vật liệu kháng nước của riêng mình.

Một số nhà khoa học nano đã tạo ra được những loại sơn phủ, gạch ngói, vải và một số lớp phủ bề mặt có khả năng siêu kháng nước và tự làm sạch. Thì ra cây sen mang thêm một ý nghĩa quan trọng nữa: giúp cho khoa học tiếp tục cải thiện cuộc sống con người.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là gì

Việc đặt cái tên Lotus cho mạng xã hội của người Việt theo nhiều người suy đoán, chắc cũng ít nhiều mang ý nghĩa: nội dung có ảnh hưởng xấu tới xã hội sẽ tự động bị gột rửa, từ đó lan truyền những giá trị tốt đẹp, đúng như ý nghĩa khoa học của cụm từ Lotus Effect - “hiệu ứng hoa sen”.

Hôm nay, ngày 16 tháng Chín năm 2019, sự kiện ra mắt mạng xã hội Lotus sẽ chính thức diễn ra vào lúc 19h30 trên Lotus.vn. Bạn nhớ đón xem nhé!

GẦN BÙN MÀ CHẲNG HÔI TANH MÙI BÙN Hoa sen là loài hoa không xa lạ với người Việt Nam. Hoa sen được hãng hàng không lớn của Việt Nam lấy hình làm logo. Nhiều nhà hàng, khách sạn cũng chọn hoa sen làm biểu tượng cho thương hiệu của mình như muốn nói vẻ đẹp, vẻ tinh tế của mình. Hoa Sen được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Đồng thời, hoa Sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức. Đặc biệt, hoa Sen có tám đặc tính tuyệt diệu mà không loài hoa nào có được. 4 câu thơ quen thuộc diễn tả về đặc tính phong cách của hoa sen : “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Rất đơn giản chứ không có gì phức tạp để mô tả về vẻ đẹp của sen. Ở trong bùn, gần bùn nhưng không hề ô nhiễm. Có thể nói, khi nghĩ về hoa sen ta có thể hình dung về cuộc đời của Chúa Giêsu cho dễ hiểu. Chúa Giêsu từ Trời cao xuống thế làm người, sống như con người, giống con người ngoại trừ tội lỗi. Và rồi, những ai Chúa chọn, Chúa gọi làm môn đệ cũng phải như Ngài. Chúa Giêsu không úp mở : “Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian” Thật vậy, rất khó sống lời Chúa nói chứ không phải là chuyện đơn giản. Đơn giản bởi lẽ con người vẫn là con người đang hiện hữu, đang sống trong trần gian chứ không phải là thần thánh. Vẫn mang trong mình cái kiếp người, cái phận người nặng nề của xác thịt để rồi nói theo kiểu Chúa Giêsu đã khó và thật khó khi sống với lời của Chúa. Quả thế, trong đời sống làm người, đối diện với kiếp người và nhất là trong lúc gặp cay đắng mùi đời, Chúa Giêsu đã hơn một lần thốt lên : “Nhân sao Chúa bỏ con ?”. Đó là tiếng kêu được Chúa Giêsu đang hấp hối thốt lên trên thập giá (Mt 27, 46; Mc 15, 34). Thánh Vịnh ghi lại không ít những giây phút con người cảm thấy Chúa như bỏ rơi họ. Lạy Chúa… Người nỡ lòng ruồng bỏ con sao? Dù con thảm thiết kêu gào, nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời! (Tv 22,2) Lạy Chúa, thân con đây, Chúa nỡ nào ruồng rẫy, ẩn mặt đi mà chẳng đoái hoài (Tv 88,15) Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn, Tiếng con kêu, mong được thấu tới Người. Buổi con gặp gian truân, xin Người đừng ẩn mặt, Trong ngày con cầu cứu, xin Người lắng tai nghe (Tv 102,2-3) Bị bỏ rơi dường như bởi tất cả các người thân của mình, bị các môn đệ phản bội và chối từ, bị bao vây bởi những kẻ phỉ báng, nhục mạ Người. Chúa Giêsu đang bị đè bẹp dưới sức nặng của một sứ mạng mà Người phải trải qua bằng sự khinh bỉ và bị tiêu diệt. Và chính trên Thánh Giá, Chúa Giêsu khi sắp lìa đời, đã hướng về Chúa Cha và kêu lên: “Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con?” (Mc 15,34; Mt 27,46). Chính Chúa cũng cảm thấy đau khổ và ta, có khi ta cũng cảm thấy đau khổ nhưng rồi Thiên Chúa không bao giờ Thiên Chúa bỏ ta. Có thể trong ồn ào, trong náo động ta không nhận ra đâu là thân phận, đâu là kiếp người của ta thật. Trong lắng đọng, ta nhìn thấy thân phận, cuộc đời của ta vắn vỏi. Một thầy em nhắn tin : “Cha ơi ! Xin Cha thêm lời cầu nguyện cho cô Bảy của con bị ung thư”. Một người khác cũng nhắn : “Xin Cha cầu nguyện cho 2 sơ đang bị ung thư đón nhận cái chết nhẹ nhàng”. Một cha khác cũng đang chính morphin cho giảm cơn đau đớn. Mẹ con cũng vậy, những ngày cuối đời cũng phải chích thuốc giảm đau vì ung thư đã di căn. Không chỉ ung thư nhưng bệnh nào mà ai nào đó bị cũng sẽ dần dần khép cuộc đời trần thế người đó lại. Và, căn cốt Thánh Vịnh mà ta thường đọc nhắc nhớ chúng ta mà chúng ta quên đó thôi : “Mạnh giỏi chăng là được tám mươi mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ. Cuộc đời thấm thoắc chúng con đã khuất rồi. Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, để ngỏ hầu tâm trí được khôn ngoan” Thế đó ! Thân phận con người mong manh và như tầm gửi ở trần gian này. Cùng lắm như 1 cha già và thầy già kia người thì 102 tuổi và người thì 103 tuổi cũng chết. Và như vậy, câu nói của Chúa Giêsu : Nước tôi không thuộc về thế gian này quả là chân lý. Khởi đi từ chân lý đó, nhắc nhớ mỗi người chúng ta, chúng ta là con cái của Thiên Chúa và quê hương chúng ta ở trên trời. Có câu chuyện kể để ta suy nghĩ : Ngày xưa, bên sườn của một núi lớn có một tổ chim đại bàng. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng ấy. Đến ngày kia trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Cũng chẳng lâu sau con đại bàng đó cũng tin tưởng nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. “ Ồ đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay lên giống những chú chim đó”. Bầy gà cười ầm lên “anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thực sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. Bài học con đại bàng để lại đã nhắc nhở chúng ta vai trò của niềm tin cuộc sống. Nó lay tỉnh những con người đang ngủ quên trong sự bằng lòng với cuộc sống tầm thường của hiện tại, bị những định kiến xã hội làm cho mềm yếu, hãy biết sống cho ước mơ, hãy biết khẳng định bản thân qua những hành động cụ thể. Đó là con đường dẫn con người đến chân trời của thành công và hạnh phúc. Ta là con cái của “đại bàng” chứ không phải là đàn gà cứ mãi mãi thui thủi trong trần gian hệ lụy này. Để được hưởng phúc Thiên Đàng với Chúa Giêsu và Chúa Cha thì ta phải sống tâm hồn nhẹ nhàng thư thái với của cải, quyền lực trần gian và quyến rũ của trần gian. Như Thánh Phao lô nói : “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co. (1 Cr 7, 29-35) Xin Chúa cho chúng ta luôn luôn nhận ra cuộc bộ mặt thế gian này đang biến đi và một ngày qua đi là một ngày mà ta gần đất xa trời hơn đê ta sống nhẹ nhàng thanh thoát với quyền lực, của cải thế gian để ta thấy lời Chúa nói hôm nay với chúng ta là kim chỉ nam hướng dẫn đời sống của ta. Xin cho ta luôn luôn hướng lòng về trời cao và chọn lựa những giá trị sống ở Nước Trời dù đang còn sống giữa thế gian. HUỆ MINH