Hồ baikal ở đâu

Hồ Baikal nằm ở phía Đông Siberia [Nga] với độ sâu trung bình là 744 m rộng 31.722 km2. Là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Đồng thời hồ cũng ẩn chứa rất nhiều bí ẩn chưa được sáng tỏ.

Hồ Baikal ở nước Nga rộng lớn được mệnh danh là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới

Đặt vé  máy bay đi Nga 2020 sẽ là một thiếu xót lớn nếu trong hành trình du ngoạn nước Nga xinh đẹp. Nếu bạn không ghé thăm hồ Baikal – hồ nước ngọt lớn và sâu nhất trên thế giới. Hồ có độ trung bình là 744 m rộng 31.722 km2.

Hồ Baikal ở nước Nga rộng lớn được mệnh danh là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới

Trước đây Baikal  vốn là một chỗ lõm sâu 7.000m và bị một lớp trầm tích lấp trong 25 – 30 triệu năm. Bởi vậy là một trong các hồ cổ xưa nhất trong lịch sử địa chất. Thú vị hơn, Baikal có hơn 1.700 loài động thực vật và động vật sinh tồn, 2/3 trong đó khó có thể được tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.

Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm ở đâu?

Hồ nằm ở phía Đông Siberia nước Nga. Đây cũng được xem là hồ nước ngọt rộng và sâu nhất thế giới, đồng thời ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa được sáng tỏ. Theo tính toán của các nhà khoa học, tổng lượng nước trong hồ có thể đáp ứng nhu cầu nước ngọt của trái đất trong 5 năm.

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được số tuổi của hồ Baikal. Đa số giả thuyết cho rằng độ tuổi của hồ nước này vào khoảng 25-30 triệu năm. Nếu đúng với giả thuyết thì đây cũng chính là hồ lâu đời nhất trong số các hồ nước cổ xưa.

Hiện nay, có 1.200 loài động vật sống ở hồ Baikal. Phần lớn các động vật này không hề có ở nơi nào khác trên trái đất như loài hải cẩu đặc biệt gọi là Nerpa Baikal, loài cá Golomianka…. Đặc biệt, Chiều dài của hồ Baikal này là 640km, tương đương với khoảng cách giữa Moscow và Saint Peterburg.

Thăm quan hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

Chính vì vậy, các dân tộc Nga sống xung quanh gọi Baikal là biển hồ. Người ta thống kế được rằng có 27 hòn đảo nhỏ. Trong đó nhiều hòn đảo với những ngọn núi gồ ghề Ushkani thích hợp cho những người thích leo núi, bán đảo Cape “Chúa Thánh Thần” với suối nước nóng Zmeiny thuộc vào nơi nổi tiếng của thế giới. Còn Olkhon Island lại là hòn đảo lớn nhất của hồ Baikal với chiều dài 71km, rộng 12km nằm ở giữa hồ.

Những bí ẩn về hồ Baikal hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt dài nhất thế giới

Năm 1982 một nhà khoa học đã khám phá ra hiện tượng phát sáng của nước hồ Baikal. Theo nhiều khảo sát của các nhà khoa học cho thấy cường độ phát quang của nước hồ. Giảm theo chiều sâu và phạm vi của sự biến đổi từ bề mặt xuống đáy theo thời gian trong năm.

Những bí ẩn về hồ Baikal hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt dài nhất thế giới

Vào năm 1999 người ta phát hiện những vòng tròn trên mặt hồ Baikal khi nước đã đóng băng. Sau đó hiện tượng này tiếp tục xảy ra vào những năm 2005, 2008, 2009. Nhiều người cho rằng đó là dấu vết của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên các nhà khoa học lý giải đây là hiệu ứng của khí thải methane từ trầm tích dưới đáy hồ.

Không chỉ có độ đa dạng sinh học cao mà hồ Baikal còn là một phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ. Các nhà bác học trên thế giới thống nhất rằng có thể nghiên cứu biển hồ này trong nhiều thế kỷ, nhưng không thể khám phá hết tất cả mọi bí mật của nó.

Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã, hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Đặc điểm dễ nhớ này khiến cho những người không giỏi địa lý cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó trên bản đồ nước Nga.

Hồ Baikal thấp thoáng những lùm cây trên bờ

Baikal là một trong những vùng nước cổ xưa nhất trên hành tinh của chúng ta. Nhưng trên hết, nó được biết đến là hồ sâu nhất trên Trái đất và đồng thời là hồ chứa nước ngọt tự nhiên lớn nhất - chiếm 19% tổng trữ lượng thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm. Diện tích mặt nước Baikal là hơn 31.700 km² [không tính các đảo], xấp xỉ diện tích nước Bỉ. Diện tích lưu vực hồ là 571.000 km². Chiều dài đường bờ hồ là hơn 2000km, còn hồ dài 600km, tương đương khoảng cách từ Matxcơva tới St. Petersburg.

Baikal cũng là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa hiện nay là 1.637m. Theo số liệu nghiên cứu, có 336 con sông và suối đổ nước vào Baikal trong khi chỉ có một con sông đưa nước ra khỏi hồ là sông Angara. Các con sông lớn nhất chảy vào Baikal là Selenga, Angara Thượng, Barguzin, Turka, Snezhnaya, Kichera, Tyya, Goloustnaya, Buguldeika.

Hồ ở dạng trũng, được bao bọc bốn bên là các dãy núi và đồi, tạo nên phong cảnh trùng điệp, vô cùng kỳ vĩ. Có lẽ, phải gọi Baikal là biển, vì khi đứng trên bờ, phóng tầm mắt ra xa chỉ thấy mênh mông nước và trời, cùng một tông màu xanh thẫm, hòa quyện vào nhau. Sóng từng đợt vỗ nhẹ vào bờ chẳng khác gì sóng biển.

Cả Baikal và các vùng ven bờ đều được phân biệt bởi hệ thực vật và động vật phong phú, làm cho những nơi này thực sự độc đáo, luôn hấp dẫn các nhà khoa học và đông đảo những người yêu thích du lịch và những người tìm kiếm mạo hiểm thực sự.

Có hơn 2.600 loài động vật và hơn 1.000 loài thực vật sinh sống ở hồ Baikal và khu vực ven hồ, trong đó có rất nhiều loại động thực vật độc đáo. Đáng lưu ý nhất trong số này là loài hải cẩu nước ngọt Baikal và cá hồi trắng Omul. Một trong những trải nghiệm, có lẽ nên có khi đến Baikal, đó là thưởng thức món cá Omul xông khói - đặc sản “vàng” của vùng này.

Đến Baikal, chúng ta sẽ được nghe câu chuyện tình giữa nàng Angara, con gái của Baikal, với chàng Yenisey. Theo hướng dẫn viên du lịch của thành phố Ulan-Ude Natalia Khandadorzieva, thì truyền thuyết kể lại rằng nàng Angara, con gái của Baikal, đem lòng yêu chàng trai Yenisey. Để con gái mình không chạy theo chàng Yenisey, người cha Baikal đã dùng một tảng đá chặn dòng chảy của Angara. Tuy nhiên nước sông Angara vẫn đổ vào sông Yenisey. Hồ Baikla mùa nào cũng đẹp. 

Nhưng theo cảm nhận riêng của chị Natalia thì hồ đẹp nhất vào mùa đông: “Mùa đông rất lạnh, gió lạnh nhưng rất đẹp. Nếu bạn định đến vào mùa đông thì phải mặc ấm, đeo khẩu trang, kính râm chống nắng. Lúc đó có thể thấy hồ Baikal trong vắt, trên băng cách xa bờ hồ vẫn có thể nhìn đấy đá ở dưới đáy.  Nhưng mỗi năm quang cảnh lại một khác. Có năm mặt nước là mặt phẳng dài hàng km, có năm đến bạn sẽ thấy mặt nước là những tảng băng lởm chởm. Có năm thì do gió mặt nước đóng băng tạo thành những hang động, rất đa dạng”.

Chị Natalia không biết chính xác về lượng khách du lịch đến thăm hồ Baikal, nhưng qua công việc hàng ngày, chị nhận thấy số lượng ngày càng đông hơn. Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên chủ yếu là khách nội địa và tăng hơn các năm trước. Còn theo thống kê của địa phương, thì số lượng khách du lịch đến Baikal trong 5 năm gần đây tăng gần 80%.

Năm 1996 hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới./.

NgaHồ nước rộng không thấy bờ, động băng giống Phong Nha... là những gì khách Việt cảm nhận khi thăm hồ Baikal.

Hồ Baikal được ghi nhận là hồ sâu nhất thế giới bởi Sách kỷ lục Guinness. Hồ lưu trữ 20% lượng nước ngọt trên Trái đất, có diện tích bằng nước Bỉ. Ngoài những kỷ lục, Baikal còn là một thiên đường du lịch dành cho những du khách yêu khám phá. Có nhiều tên gọi như "Suối nguồn thế giới", "Hòn ngọc nước Nga", "Biển hồ vô vàn giọt nước mắt", Baikal hoang sơ còn ẩn chứa nhiều điều ít người biết và không phải ai cũng có cơ hội đến thăm nơi này. Điều này đã thôi thúc một nhóm bạn trẻ Việt Nam đang học tập tại Nga lên đường khám phá.

8 bạn trẻ người Việt yêu khám phá, quyết định lựa chọn Baikal là điểm đến khi đi du học tại Nga. Ảnh: NVCC

"Tôi đã thực sự bất ngờ khi đặt chân đến đây. Nó không chỉ là một hồ nước, mà hùng vĩ hơn tôi tưởng tượng rất rất nhiều. Tôi đã cảm thấy mình thật nhỏ bé và hạn hẹp khi đứng giữa hồ nước lập kỷ lục thế giới này", Lưu Ngọc, một khách trong đoàn, chia sẻ. Trong chuyến đi, nhóm bạn đã trải nghiệm vô số bất ngờ.

Hồ nước rộng không thấy bờ

Điều bất ngờ đầu tiên mà đoàn khách chứng kiến là Baikal dường như không có điểm kết thúc, khiến họ không nhìn thấy bờ khi đi giữa hồ. Khi lên đỉnh núi Shamanka [còn gọi là Cape Burkhan] để ngắm toàn cảnh hồ, họ bất ngờ khi bờ đất trước mặt là một hòn đảo lớn chứ không phải đất liền. Khi tham quan hồ vào buổi đêm, nhóm bạn đã bị lạc, và mất nửa tiếng để tìm được mốc dẫn về nơi dù nó chỉ cách đó khoảng 200 m.

"Không chỉ có băng và nước, Baikal thu hút bởi cảnh quan bao la, hùng vỹ. Hồ nước rộng mênh mông, những dãy núi dài vạn dặm phủ đầy tuyết. Chuyến đi của chúng tôi kéo dài 4 ngày 4 đêm, chỉ loanh quanh các địa điểm trên và xung quanh hồ nhưng tôi không hề cảm thấy nhàm chán", du khách Minh Châu chia sẻ.

Phần núi phía trước thực chất là một hòn đảo giữa hồ. Ảnh: Quân Trần

Mặc dù là hồ sâu nhất thế giới với chiều sâu hàng trăm mét, đoạn sâu nhất là 1,642 m với lớp băng bao phủ phía trên dày 1,5-2 m nhưng du khách đứng trên mặt băng vẫn có thể nhìn đáy. Điều này đã khiến những du khách Việt hoảng sợ trong khoảnh khắc đầu tiên bước xuống lòng hồ.

Trà Lê cho biết: "Băng ở mép gần hồ thì xanh nhạt và đục hơn, càng ra xa băng càng xanh và trong". Để đi trên mặt băng tự tin và chắc chắn, nhóm bạn trẻ chọn giày đế bám, có răng cưa hoặc giày thể thao đế nhiều rãnh.

"Băng khá trơn trượt, nên phải mất một thời gian để mình có thể làm quen và giữ thăng bằng. Không chỉ vậy, nhìn xuống dưới chân mình còn cảm thấy hồ nước không có đáy mà sâu hun hút, nước trong vắt, nên đã sợ còn sợ hơn", Minh Châu nhớ lại những bước chân đầu tiên trên mặt hồ.

Nhìn ngắm những động băng trên hồ Baikal, Tú Uyên lại nhớ Việt Nam. Những khối nhũ băng trong các hang bên hồ khiến cô liên tưởng đến Phong Nha - Kẻ Bàng của Quảng Bình.

Trái với Tú Uyên, Trà Lê lại cảm thấy mình như "Nữ hoàng Băng giá" trong phim hoạt hình Frozen khi ngồi giữa những tảng băng lớn để chụp ảnh. Ngoài ra, họ cũng bất ngờ khi nhiệt độ khoảng -10 độ C nhưng trời không quá lạnh. Các bạn trẻ có thể thoải mái mặc trang phục yêu thích để chụp những tấm hình để đời.

Đường cao tốc ngay trên hồ

Thời điểm 8 bạn trẻ người Việt khám phá Baikal là đầu tháng 3, trời đã ấm hơn nên băng bắt đầu tan và trơn trượt. Để đảm bảo an toàn, họ đi tour của người bản địa thay vì tự khám phá. Điều này không hạn chế những trải nghiệm thú vị. Bất ngờ tiếp theo mà nhóm khách Việt đánh giá đó là trải nghiệm đi đường cao tốc ngay trên hồ Baikal. Xe ô tô chuyên dụng chở cả đoàn đi tốc độ cao, nhiều đoạn xóc, khiến đoàn khách vừa thích thú vừa sợ hãi.

Đường cao tốc trên hồ Baikal

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới trở thành một nút giao thông quan trọng của người trong khu vực vào mùa đông. Video: NVCC

Baikal quyến rũ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng theo nhóm khách "phép màu thực sự bắt đầu vào mùa đông". Hồ Baikal giàu khí oxy và metan. Đáy hồ không rắn chắc mà là một lớp trầm tích giống đầm lầy - chứa rất nhiều khí, bao gồm methane.

Theo các nhà nghiên cứu, tổng khí methane hòa tan trong hồ là hơn 800 tấn. Khí được hình thành từ quá trình biến đổi các chất hữu cơ trong đá trầm tích nằm sâu dưới đáy hồ. Bong bóng oxy và khí methane đóng băng trong nước, tạo hiệu ứng đặc biệt. Chúng trông giống những chiếc kim, những bông hoa cẩm chướng bị đóng chặt trong băng.

Vào mùa đông, những bong bóng methane lớn có thể gây nguy hiểm cho xe cộ di chuyển trên mặt băng. Tại một số vùng hồ, bong bóng methane lớn đến mức có thể khiến ôtô sụp xuống. Vị trí của chúng thay đổi theo từng năm.

Nhóm bạn trẻ đứng trên mặt hồ, bên dưới là bọt khí metan đóng băng. Ảnh: Trang Dương

Vùng đất Baikal vẫn còn hoang sơ và ẩn chứa nhiều điều huyền bí. Người Buryat tại đây tin vào các pháp sư, được gọi là shaman, những người được tin là có khả năng chữa bệnh và kết nối con người với thế giới bên kia. Họ có truyền thống buộc những dải dây nhiều màu sắc trên cột. Mỗi dây, mỗi màu tượng trưng cho một điều ước. Màu vàng để cầu giàu sang, phú quý; màu đỏ cầu cho gia đình hạnh phúc, anh em hòa thuận; màu xanh nước biển cầu mọi thứ thuận lợi. Những cây cột này có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng và đời sống tâm linh của tín đồ Shaman giáo, xuất hiện trong đời sống và các lễ nghi. Khi buộc dây, người dân thường mang theo sữa và kẹo để cúng thần linh.

Những cây cột buộc dây quan trọng trong tín ngưỡng của người dân địa phương. Ảnh: Trang Dương

Theo chia sẻ của nhóm bạn, ẩm thực tại vùng Baikal cũng khác biệt so với phần châu Âu của nước Nga, với bữa ăn chủ yếu nhiều thịt và mỡ. Trong khi người Nga ở phía Tây thích ăn salad và bánh mì hơn. Đến Baikal, du khách có thể thưởng thức đặc sản cá hồi trắng Omul nổi tiếng.

Kết thúc chuyến đi, những bạn trẻ Việt có thêm động lực tiếp tục khám phá những điều độc đáo và bí ẩn khác của nước Nga. "Du lịch Baikal không hề khó mặc dù còn hoang sơ. Điều cần làm là trước chuyến đi tìm hiểu thật kỹ về nơi này. Người dân tại đây rất thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì, chỉ cần hỏi", Minh Châu chia sẻ.

Trung Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề