Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Informational

  • 1. 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH Nhận Viết Thuê Luận Văn  Điểm Cao – Uy Tín  Chất Lượng – Đúng Hẹn  Zalo trao đổi : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
  • 2. 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH Nhận Viết Thuê Luận Văn  Điểm Cao – Uy Tín  Chất Lượng – Đúng Hẹn  Zalo trao đổi : 0932.091.562 Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN
  • 3. cam đoan Luận văn: "Quản lýhoạt động đánhgiá giáoviên theo ChuẩnnghềnghiệpởcácTrườngTHCSthị xãQuảngYên,tỉnhQuảngNinh" là của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn sử dụng những thông tin được ghi rõ nguồn gốc, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. TháiNguyên, ngày24 tháng 8 năm 2018 Tác giả Phạm Văn Bình
  • 4. hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cơ quan, trường học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên, các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên; cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để việc điều tra nghiên cứu và hoàn thành luận văn được thuận lợi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến chỉ bảo, góp ý xây dựng của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Văn Bình
  • 5. ĐOAN.......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT....................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ.................................................................vii MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6 Chương 1. Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động ĐánhGiá Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Theo Chuẩn 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.......................................... 9 1.2.1. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ................................................... 9 1.2.2. Đánh giá và đánh giá trong giáo dục................................................... 11 1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ............................................................. 14 1.3. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ....................................... 16 1.3.1. Đánh giá giáo viên............................................................................. 16 1.3.2. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ....................................... 17 1.3.3. Nguyên tắc, yêu cầu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp......... 17 1.4. Quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS ......................................................................... 22
  • 6. trường THCS - Chủ thể quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ...................................................... 22 1.4.2. Hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp................................................. 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS........................................ 26 1.3.1. Các yếu tố chủ quan........................................................................... 26 1.3.2. Các yếu tố khách quan....................................................................... 26 Tiểu kết chương 1....................................................................................... 28 Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáoviên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường thcs thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh.......................................................................29 2.1. Khái quát về kinh tế xã hội, giáo dục THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 29 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên..................... 29 2.1.2. Tình hình giáo dục THCS của thị xã Quảng Yên................................. 29 2.2. Tổ chức khảo sát ............................................................................... 32 2.2.1. Mục đíchkhảo sát.............................................................................. 32 2.2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 32 2.2.3. Nội dung khảo sát.............................................................................. 33 2.2.4. Phương pháp khảo sát........................................................................ 33 2.3. Thực trạng công tác đánh giá giáo viên THCS thị xã Quảng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp..................................................................... 34 2.3.1. Thực trạng mức độ sử dụng bộ công cụ đánh giá theo Chuẩn của giáo viên............................................................................................ 34 2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên ........... 38
  • 7. đánh giá GV THCS thị xã Quảng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS trong3nămgần đây(2015 -2018)..................... 43 2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá giáo viên THCS................................................................... 45 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên...................................... 51 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.................................................... 51 2.4.2. Thực trạng tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.................................................... 52 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên...................................... 54 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩnnghềnghiệp ở các trườngTHCS thịxãQuảngYên......... 56 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên ........................................................................................ 57 Tiểu kết chương 2....................................................................................... 59 Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáoviên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường thcs thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh.......................................................................60 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..................................................................... 60 3.1.1. Cơ sở pháp lý..................................................................................... 60 3.1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 60 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................... 60 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống...................................................... 60 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................ 60 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp.......................... 61
  • 8. đảm bảo tính khả thi của các biện pháp............................. 61 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên...................................... 61 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích,ýnghĩacủaviệc đánhgiá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ....................................................................................... 61 3.3.2. Kế hoạch hóa hoạt dộngđánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn.......... 66 3.3.3. Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả........................................... 69 3.3.4. Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp vớiviệc xây dựng, pháttriển, bồidưỡng, sửdụngđộingũGV................. 71 3.3.5. Có cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên...... 73 3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá, xếp loại của GV, phối hợp đồng bộ với đánh giá, xếp loại của các Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng................................................................................... 76 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.............................................. 79 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp............... 79 3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm...................................................................... 79 3.5.2. Cách đánh giá.................................................................................... 79 3.5.3. Kết quả đánh giá................................................................................ 80 Tiểu kết chương 3....................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 84 1. Kết luận.................................................................................................. 84 2. Khuyến nghị............................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 88 PHỤ LỤC
  • 9. CỤM TỪ VIẾT TẮT BGDĐT : Bộ giáo dục và đào tạo CBGV : Cán bộ giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh CNH & HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐG, XLGV : Đánh giá, xếp loại giáo viên ĐG : Đánh giá ĐGGV : Đánh giá giáo viên GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh PHHS : Phụ huynh học sinh QL : Quản lý QLGD : Quảnlý giáo dục THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân
  • 10. BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT - BGD&ĐT, ngày 22/10/2009.............. 19 Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS.......................... 30 Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua............................................ 30 Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua ............................................. 31 Bảng 2.4: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua.................................................. 32 Bảng 2.5: Thực trạngmức độ chínhxác củaviệc đánhgiáGV bằngChuẩn.... 34 Bảng 2.6: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THCS................................ 36 Bảng 2.7: Thực trạng mức độ thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩnnghềnghiệp củacác trườngTHCSthịxã QuảngYên.......... 38 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do GV tự đánh giá.................................................. 43 Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do Tổ CM đánh giá................................................. 43 Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do Hiệu trưởng đánh giá......................................... 43 Bảng 2.11: Những khó khăn củaGVtrongquátrìnhtự đánhgiá theo Chuẩn.... 45 Bảng 2.12: Những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá GV theo Chuẩn........................................................................ 47 Bảng 2.13: Những khó khăn đối với HT trong việc triển khai và áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV........................................... 49 Bảng 2.14: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn của các trường THCS thị xã Quảng Yên.................................... 51 Bảng 2.15: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp................................................................... 53 Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp................................................................... 55
  • 11. trạng kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ..................................................... 56 Bảng 2.18: Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 58 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.............................................................................. 80
  • 12. ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn.......................................................................... 35 Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất..................................................... 81
  • 13. do chọn đề tài Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đại hội XI của Đảng xác định “Phát triển giáo dụclà quốc sách hàng đầu.Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốctế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, pháttriển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Để thực hiện được mục tiêu đó, đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục vì giáo viên, trước hết là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình và qua các hoạt động giáo dục mà tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách học sinh. Trong vai trò truyền thụ tri thức, người thầy là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn để người học thực hiện mọi nhiệm vụ nhận thức và phát triển kĩ năng. Hơn nữa, người giáo viên, ngoài năng lực dạy học còn phải có năng lực cảm hóa người học, năng lực giúp hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn trong những mối tương tác đa dạng với con người, xã hội, tự nhiên. Chỉ với vai trò đó, người giáo viên mới có thể đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cải cách chương trình giáo dục phổ thông trong những năm tiếp theo thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề cấp thiết hiện nay.
  • 14. chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản về việc đánh giá giáo viên như: Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Quyết định số 16/2008/QĐ - BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, các văn bản trên chưa thực sự đưa ra được những chuẩn để đo lường, đánh giá các năng lực cần có của giáo viên, để từ đó thúc đẩy việc tự bồi dưỡng phát triển năng lực. Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT. Theo đó, Chuẩn nghề nghiệp là một hệ thống nội dung về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Các phẩm chất, năng lực được trình bày theo lối tiếp cận năng lực hoạt động, với cấu trúc phản ánh logic các công đoạn hoạt động giáo dục, dạy học. Mỗi hoạt động ở từng công đoạn được xác định bằng các hành động cấu thành các kĩ năng giáo dục, dạy học cụ thể. Như vậy, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có giá trị như là một thước đo năng lực hành nghề của giáo viên diễn ra trong bối cảnh thực tiễn giáo dục. Bên cạnh đó, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được ban hành còn nhằm hướng tới mục tiêu giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp để từ đó giáo viên tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tự phát triển. Kết quả đánh giá giáo viên còn là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch, chương trình tài liệu, phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp cho đội ngũ giáo viên trung học nói chung và bồi dưỡng cho giáo viên chưa đạt Chuẩn nói riêng; đồng thời sử dụng đội ngũ giáo viên hiệu quả và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giáo viên. Cho đến nay, ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh chưa có công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm giúp cho hoạt động đánh giá giáo viên THCS có hiệu quả.
  • 15. trọng đó, tác giả chọn vấn đề: "Quản lý hoạt động đánh giá giáoviêntheo Chuẩn nghềnghiệp ởcác Trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" làm đề tàiluận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cho các trường THCS thị xã Quảng Yên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạtđộngđánhgiágiáo viên theo Chuẩnnghề nghiệp ở các trườngTHCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định, song còn chưa đồng bộ ở các khâu, chưa chính xác hoá được thang đo các mức độ trong từng tiêu chí của Chuẩn để áp dụng thống nhất trong đánh giá GV. Tồn tại này do nhiều nguyên nhân trong đó có các biện pháp QL của Hiệu trưởng nhà trường. Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp hợp lý, đồng bộ thì hiệu quả QL hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ tốt hơn tác động tích cực đến chất lượng giáo viên của các trường THCS trên địa bàn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá giáo viên và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.
  • 16. phân tích thực trạng đánh giá giáo viên và các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý đánh giá giáo viên THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS. 6.2. Giới hạn về địa bàn, thời gian nghiên cứu Tiến hành khảo sát thực trạng, khảo nghiệm hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của 05 trường THCS trên địa bàn thịxã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong ba năm học 2015 - 2016, 2016 -2017 và năm học 2017 - 2018. 6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. - Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, tổ Chuyên môn của Phòng GD&ĐT liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý các trường THCS. 7. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nhiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và phân tích các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các văn bản có liên quan đến luận văn. - Phân loại, hệ thống, khái quát hoá các vấn đề lý luận, các văn bản về Chuẩn nghề nghiệp GV, quản lý hoạt động đánh giá gáo viên trong nhà trường phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp. - Nghiên cứu những quy định của ngành GD&ĐT có liên quan đến việc đánh giá giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp, nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận của luận văn.
  • 17. pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bằng phiếu hỏi dành cho CBQL và GV trường THCS để tìm hiểu thực trạng ĐGGV và thực trạng QL của Hiệu trưởng trong việc ĐGGV trường THCS theo Chuẩn nghề nghiệp (Các Phiếu hỏi ở phần phụ lục của luận văn). 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu Thiết kế các câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV về thực trạng ĐGGV và QL hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo viên và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, các sản phẩm hoạt động quản lý giáo viên của Hiệu trưởng. 7.2.4. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động ĐGGV và QL của Hiệu trưởng trong việc ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. 7.2.5. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này gồm: Các thày cô giáo khoa Tâm lí Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các đồng chí làm công tác quản lý Phòng GD&ĐT, CBQL và GV trường THCS có kinh nghiệm trong việc ĐGGV. 7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của các khách thể (CBQL và GV) về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã nêu. 7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu như tính trung bình cộng, độ lệch chuẩn, tính hệ số tương quan thứ bậc trong kết quả khảo sát…
  • 18. luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Chương3: Biện pháp quảnlý hoạtđộngđánhgiá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp củaHiệu trưởngcác trườngTHCSthịxãQuảngYên tỉnhQuảngNinh.
  • 19. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Dạy học là hoạt động chủ yếu trong nhà trường, là trung tâm của hoạt động QLGD. Vì vậy, việc kiểm tra - đánh giá chất lượng giảng dạy có vị trí vô cùng quan trọng, có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tiễn dạy học đã chứng minh rằng, muốn hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học thì không thể bỏ qua khâu kiểm tra - đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên và kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Thông qua đó, các nhà quản lý nói chung, các nhà QLGD nói riêng và đội ngũ các thầy, cô giáo (các nhà sư phạm) có được những thông tin ngược quan trọng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh quá trình dạy và học cho phù hợp với đối tượng và thực tiễn giảng dạy. Đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, Bộ GD&ĐT đã có Thông Tư số 30 [6]; Thông tư số 43 [4]; hay các nghiên cứu cứu của tác giả Trần Bá Hoành (2010) trong bài "Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học 2009"[14], ngoài ra còn nhiều nhà nghiên cứu trong đó những nhà giáo dục học, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy học như các tác giả: Trần Hồng Quân, Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Phạm Viết Vượng, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Đức Sơn... Quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn là một trong những hoạt động trung tâm của các cấp quản lý giáo dục và của các nhà trường, đồng thời đây
  • 20. dung quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học. Chính vì lẽ đó, vấn đề quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học như đề tài: các tác giả Trần Kiều và Lê Đức Phúc (2001) trong bài “Cơ sở khoa học để xác định Chuẩn cho Trường mầm non nông thôn trong công tác chỉ đạo” [16], đã đưa ra những vấn đề cơ bản như xác định khái niệm, thống nhất hệ thống chuẩn mực trong chỉ đạo thực hiện trên cơ sở mục tiêu giáo dục, Chuẩn và “vùng phát triển gần nhất của trẻ mầm non”, mối quan hệ giữa Chuẩn và điều kiện giáo dục, quan điểm hành động trong chỉ đạo. Các tác giả Phan Sắc Long (2005) trong bài “Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học với việc đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá GV” [18], Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007) trong bài “Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và việc thiết chế hóa việc đánh giá năng lực nghề nghiệp GV theo Chuẩn” [23], Trần Ngọc Giao (2007) trong bài phỏng vấn “Hiệu trưởng cũng là một nghề, cần phải có Chuẩn [12], đã nghiên cứu, bàn bạc xoay quanh các vấn đề về mục đích của Chuẩn, nội dung của Chuẩn, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đang hành nghề để đáp ứng tốt yêu cầu Chuẩn đưa ra đồng thời đề xuất một số kiến nghị và giải pháp. Ở bậc trung học, từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và Thông tư hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên [6], nhưng vận dụng Chuẩn vào đánh giá giáo viên và QL việc đánh giá như thế nào? Cho đến nay, theo những tài liệu mà tác giả có được còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả muốn xác định rõ hơn cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng năng lực QL của Hiệu trưởng trong viêc áp dụng Chuẩn vào ĐGGV. Từ đó, đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý cho Hiệu trưởng trong việc ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
  • 21. niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Quản lýgiáodục, quản lýnhà trường 1.2.1.1. Quản lý giáo dục Cũng như bất kỳ hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cần được tổ chức và quản lý với nhiều cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớp học…) nhằm thạc hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia. Theo từ điển Tiếng Việt, từ quản lý giáo dục được hiểu là: "Thực hành đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạtđộng giáo dục và tất nhiên cả các cấu phần tài chính, vật chất của các hoạt động đó nữa" [27]. Tác giả P.V Khuđôminxky cho rằng: "QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, cóý thức, có mụcđích của cácchủ thểquản lýở cáccấp khácnhau đến tấtcả cáckhâu của hệthống (từBộGD&ĐT đến trường học) nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hàihòa của họ trên cơ sở nhận thứcvà sử dụng cácquyluậtvề giáo dục, của sự pháttriển cũng như các quyluật khách quan của quá trình dạyhọc và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em" [dẫn theo 11, tr.341]. Tác giả Đặng Quốc Bảo thì cho rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phốihợp các lực lượng xã hội nhằm thúcđẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1]. Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân. Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
  • 22. hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. 1.2.1.2. Quản lý nhà trường Trường học là một tổ chức GD cơ sở của hệ thống GD quốc dân, trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ và các lực lượng lao động. Theo M.I.Kônđacốp thì: “Quản lý nhà trường là một hệ thống xã hội-sư phạm chuyên biệt. Hệ thống nàyđòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội-kinh tế, tổ chức sư phạm của quá trình dạyhọc và giáodục thế hệ đang trưởng thành” [dẫn theo 11, tr.373]. Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [15]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: "Quản lýnhà trườnglà quảnlýmột thiết chế vừa có tính sư phạm, vừa cótính kinh tế; trong đónhà trường trung họcphải xác định sứ mệnh là đàotạo HS trở thành ngườilớn có trách nhiệm tự lập với ba giấy thông hành đivào đời đó là: giấy thông hành họcvấn, giấy thông hành kỹ thuật nghề nghiệp và giấy thông hành kinh doanh" [1]. Cũng như các hoạt động quản lý khác, quản lý nhà trường được thực hiện thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Ngoài ra người quản lý trường học cần lưu ý các kỹ năng gắn kết với các chức năng đó là: công tác ra quyết định, điều chỉnh và xử lý phản hồi thông tin. Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình giáo dục - đào tạo. Tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo có rất nhiều nhân tố khác nhau: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, đội ngũ người dạy, tập thể người học, hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộ máy đào tạo, quy chế đào tạo. Quản lý nhà trường chính là quản lý các
  • 23. trong đó quản lý đội ngũ người dạy và tập thể người học được coi là trung tâm vì đây là các nhân tố tạo động lực của quá trình giáo dục - đào tạo. Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập - tự giáo dục của trò diễn ra trong quá trình dạy học - giáo dục. Như vậy, có thể nói quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học - giáo dục. 1.2.2. Đánh giá và đánh giá trong giáo dục 1.2.2.1. Đánh giá Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Nếu coi giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống, đánh giá có vai trò tíchcực trong điều chỉnh hệ thống, là cơ sở cho việc đổi mới giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy đánh giá là một trong những vấn đề được quan tâm. Có rất nhiều định nghĩa về đánh giá trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích đánh giá, cấp độ đánh giá và đối tượng đánh giá mà mỗi định nghĩa đều nhấn mạnh hơn vào khía cạnh nào đó của lĩnh vực cần đánh giá. Theo tác giả C.E. Beeby: “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằngchứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [dẫn theo 20, tr.8] Theo tác giả Trần Bá Hoành: "Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mụctiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyếtđịnh thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc" [13]. Theo tác giả Trần Khánh Đức: "Đánh giá là quá trình xem xét, bình phẩm về các đặc trưng, thuộc tính hay giá trị của một sự vật hoặc hoạt động, hiện
  • 24. theo các tiêu chí và chuẩn mực so sánh nhất định (định lượng hoặc định tính)" [11, tr. 574]. Như vậy có thể hiểu: Đánh giá là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định mức độ mà đối tượng đạt được các mục tiêu nhất định. Nó bao gồm sự mô tả về định tính hay định lượng những kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu đã xác định. Sự đánh giá cho phép xác định mục tiêu đặt ra có phù hợp hay không phù hợp, nó xác định mức độ đạt được mục tiêu cũng như tiến trình thực hiện mục tiêu như thế nào. 1.2.2.2. Đánh giá trong giáo dục Đánh giá trong giáo dục: là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đặt ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công việc. Đánh giá là biểu thị một thái độ, đòi hỏi một sự phù hợp, theo một chuẩn mực nhất định. Nhờ đó mà người đánh giá (CBQL, GV, nhà sư phạm) cho một thông tin tổng hợp, đôi khi là một con số, đối với người được đánh giá (giáo viên, học sinh). Trong giáo dục có các loại đánh giá chính sau: Đánh giá kết quả học tập; Đánh giá chương trình đào tạo; Đánh giá giáo viên, học sinh; Đánh giá khóa học; Đánh giá nhà trường (Xếp hạng hoặc kiểm định công nhận cơ sở đào tạo ). Như vậy đánh giá là một mắt xích trọng yếu trong quá trình dạy học. Nó được tiến hành có hệ thống không dừng lại ở sự giải thích thông tin về trình độ kiến thức, kĩ năng thái độ của đối tượng được đánh giá mà còn làm cơ sở để khắc phục, sửa chữa sai lầm và làm cơ sở cho những hành động giáo dục tiếp theo. 1.2.2.3. Chức năng của đánh giá Chức năng của kiểm tra, đánh giá là xác định mức độ đạt được mục tiêu của quá trình dạy học và góp phần trực tiếp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình dạy học.
  • 25. giá nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra đánh giá không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành có kết quả mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc bắt đầu xây dựng kế hoạch. Kiểm tra đánh giá có hiệu quả cao là kiểm tra đánh giá mang tính lường trước, phát hiện những sai sót từ khâu lập kế hoạch hay trong quá trình đang diễn ra. Kiểm tra đánh giá phải dựa vào kế hoạch, tiêu chuẩn cụ thể và trách nhiệm cụ thể của mỗi người, mỗi bộ phận đã được xác định. 1.2.2.4. Các quan điểm đánh giá trong giáo dục Các quan điểm đánh giá trong giáo dục bao gồm: Đánh giá khách quan và đánh giá toàn diện: - Đánh giá khách quan: Bảo đảm tính khách quan là một yêu cầu cơ bản của mọi hoạt động đánh giá, đặc biệt là trong lĩnh vực đánh giá giáo dục. Yêu cầu khách quan cần được thực hiện trong suốt quá trình đánh giá từ xác định mục đích, yêu cầu, quy trình và phương pháp đánh giá, hệ thống tiêu chí... nhằm phản ánh trung thực các kết quả, giá trị đạt được không bị chi phối bởi định kiến chủ quan của người đánh giá. - Đánh giá toàn diện: Hoạt động giáo dục là hoạt động trí tuệ đặc thù được thực hiện bởi cá nhân, nhóm người (bao gồm CBQL, GV và học sinh... trong một cơ sở giáo dục) trong môi trường và các điều kiện nhất định (môi trường giáo dục, trang thiết bị, kinh phí, thời gian, đầu tư nhân lực, mục tiêu giáo dục...) nên việc đánh giá cần xem xét một cách toàn diện mọi mặt, các nhân tố khách quan hoặc chủ quan tác động và ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu. Các kết quả và giá trị đạt được trong giáo dục cũng cần được đánh giá toàn diện về mục tiêu giáo dục, khoa học, kinh tế, xã hội, thông tin, đào tạo nhân lực...
  • 26. cụ và thang để đánh giá - Công cụ để đánh giá nói chung và đánh giá trong giáo dục nói riêng thường sử dụng đó là: + Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, quan sát để đánh giá như thông qua phản hồi của đối tượng giáo dục (các nhà giáo dục, PHHS, các sản phẩm đạt được của giáo dục...). + Sử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá (Quy định Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn đầu vào, đầu ra của kết quả giáo dục...). + Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê trong đánh giá (sử dụng bảng, sơ đồ để phân tích kết quả đạt được, quy trình thực hiện,...). + Sử dụng các phiếu hỏi để phản hồi về chất lượng đạt được hoặc kế hoạch mục tiêu dự kiến thực hiện. + Sử dụng các mẫu, chuẩn để đánh giá (dựa trên các kết quả đạt được từ đó so sánh với mục tiêu, chuẩn đề ra...). - Các thang đánh giá: Tùy thuộc vào mục đíchvà tính chất của từng loại hình đánh giá mà có thể vận dụng các loại thang điểm đánh giá khác nhau như: + Thang đối mặt: Tốt- Xấu; Đạt - Không đạt + Thang chia mức: 3-5 mức đánh giá: Rất tốt, Tốt, Khá, Trung bình, Kém... hoặc phân loại A, B, C, D,... + Thang điểm: 5, 10, 100,... 1.2.3. Chuẩn nghềnghiệp giáoviên a) Khái niệm: Chuẩn Theo từ điển Tiếng Việt, Chuẩn có ba nghĩa như sau: - Là cáiđược chọnlàmcăncứđểđốichiếu, đểhướngtheo đó làm cho đúng. - Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường. - Là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội. [27].
  • 27. Chuẩn nghề nghiệp - Chuẩn nghề nghiệp: là hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của một nghề nào đó được phân loại từ thấp đến cao [7]. - Năng lực nghề nghiệp: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Năng lực là là một tổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó" [26]. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. “Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức đạt mục tiêu đề ra” [22]. Như vậy có thể hiểu năng lực nghề nghiệp là một tổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đảm bảo cho người lao động thực hiện có kết quả hoạt động nghề nghiệp của mình. c) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đối với người giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục [7]. d) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học [7]. Như vậy Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là văn bản quy định những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực dạy học, năng lực giáo dục đối với người giáo viên trung học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học trong thời kì CNH & HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Nó là quy định về các mức độ, yêu cầu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của người giáo viên trung học phải đạt trong từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp.
  • 28. trung học do nhà nước ban hành và điều chỉnh đáp ứng yêu cầu theo từng giai đoạn. Đó là cách ghi nhận phẩm chất chính trị, năng lực sư phạm không ngừng được nâng cao của người giáo viên trung học đáp ứng yêu cầu cho giáo dục và xã hội. 1.2.4. Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Từ khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đánh giá trong giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, ta có thể hiểu quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động đánh giá giáo viên đến kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Về bản chất, quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý với công cụ là các tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tới các thành tố tham gia vào quá trình đánh giá giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp. 1.3. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 1.3.1. Đánh giá giáo viên Từ các khái niệm về đánh giá đã nêu ở trên thì ta có thể hiểu đánh giá giáo viên là: Quá trình thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên để từ đó đưa ra những nhận định xác thực trên cơ sở các thông tin thu được làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo viên. Đánh giá giáo viên thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người giáo viên. Năng lực sư phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề sư phạm. Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Năng lực sư phạm cơ bản của
  • 29. bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp [7]. 1.3.2. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của Chuẩn [7]. Trong khái niệm ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp một số thuật ngữ được hiếu như sau: - Tiêu chuẩn (Standard): là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn. - Tiêu chí (Criteria): là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. - Mức (Level): là trình độ đạt được về mỗi tiêu chí. - Minh chứng (Evidence): là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp [7]. 1.3.3. Nguyên tắc, yêu cầu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp a) Nguyên tắc - Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu: + Thứ nhất: Mục tiêu của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là nhằm làm rõ thực trạng chất lượng, năng lực nghề nghiệp của GV, từ đó các nhà trường, các cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV viên hiện có.
  • 30. Mục tiêu của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách, ưu đãi đối với giáo viên được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp. - Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ: Đảm bảo tính khách quan, dân chủ có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá nói chung và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng, vì khi đảm bảo các yêu cầu này trong đánh giá sẽ tạo được niềm tin trong đội ngũ giáo viên được đánh giá, từ đó họ sẽ có động lực trong việc cố gắng phấn đấu học tập rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp. - Đánh giá phải đảm bảo đúng quy trình: Đảm bảo đúng quy trình trong đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân trong đánh giá và tự đánh giá được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công khai, từ đó đảm bảo chất lượng của hoạt động đánh giá và đạt được mục tiêu, yêu cầu của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. - Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện: Thông qua đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp, giúp các cấp quản lý giáo dục nắm bắt được năng lực chuyên môn, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ GV, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV. b) Yêu cầu - Việc ĐGGV trung học theo Chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
  • 31. tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT, ngày22/10/2009 TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người GV 1. Phẩm chất chính trị 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Ứng xử với HS 4. Ứng xử với đồng nghiệp 5. Lối sống, tác phong 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 3. Năng lực dạy học 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 9. Đảm bảo kiến thức môn học 10. Đảm bảo chương trình môn học 11. Vận dụng các phương pháp dạy học 12. Sử dụng các phương tiện dạy học 13. Xây dựng môi trường học tập 14. Quản lý hồ sơ dạy học 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 4. Năng lực giáo dục 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 17. Giáo dục qua môn học 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức 5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 22. Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng 23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.
  • 32. tổ chức đánh giá [8]: - ĐGGVtheo Chuẩn gồm hai phần việc chủ yếu: + Tự ĐGGVtheo Chuẩn do bản thân GV thực hiện. + ĐGGV theo Chuẩn do người tham gia ĐG thực hiện. Theo qui định về Chuẩn nghề nghiệp, người tham gia ĐG đó là tổ chuyên môn, đồng nghiệp và Hiệu trưởng nhà trường. Khi cần thiết có thể tham khảo HS, cha mẹ HS và các tổ chức trong nhà trường. - ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo 3 bước [8]: Bước 1: GV tự đánh giá + Đây là khâu chủ yếu trong ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. GV tự khẳng định năng lực nghề nghiệp của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầu của Chuẩn. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng, phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp. + GV cần đưa ra các minh chứng cụ thể để tự ĐG, xếp loại theo mức điểm qui định trong Chuẩn, rồi ghi điểm vào phiếu ĐG theo Chuẩn. + Chỉ khi nào khâu tự ĐG hoàn thành tốt mới chuyển sang ĐG ở bước tiếp theo. Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá + Tổ chuyên môn, đồng nghiệp (còn gọi là bên thứ ba) tham gia ĐG thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chưa nhất trí với tự ĐG của GV) thường là những góp ý chân thành, động viên, phân tích giúp đỡ GV phát triển năng lực nghề nghiệp (trường hợp cần có sự trao đổi thống nhất nên đưa ra các minh chứng xác thực để thuyết phục, tránh ĐG cảm tính, hoặc bỏ phiếu gây căng thẳng không cần thiết). + Tổ trưởng có trách nhiệm thống nhất ý kiến giữa người được ĐG với các thành viên trong tổ, rồi ghi kết quả ĐG của tổ vào phiếu ĐG (trường hợp cần lấy ý kiến của tập thể GV cần làm danh sách riêng gửi Hiệu trưởng để giải quyết chung với các trường hợp của tổ khác).
  • 33. trưởng đánh giá + Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Bởi vậy bên cạnh việc phát huy tính dân chủ, tập thể trong ĐG, người Hiệu trưởng có trách nhiệm cao trong đảm bảo sự ĐGGV chính xác, khách quan theo đúng quy định của Chuẩn. Qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra. Có thể nói việc thực hiện ĐGGV theo Chuẩn tại nhà trường có tốt hay không là do Hiệu trưởng nhà trường có nhận thức và QL việc ĐG đó tốt hay không tốt. + Hiệu trưởng ghi kết quả ĐG vào phiếu ĐG cho mỗi GV trường. + Hiệu trưởng cần thông qua kết quả ĐG với lãnh đạo nhà trường. Sau đó công khai kết quả ĐG trước tập thể nhà trường, lưu kết quả vào hồ sơ GV và báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên… d) Cách đánh giá cho điểm [8]: - Việc ĐGGV phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. - Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau: a) Đạt Chuẩn: - Loại xuất sắc:Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100. - Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89. - Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn. b) Chưa đạt Chuẩn - loại kém: Tổngsố điểm dưới25 hoặc từ25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
  • 34. đánh giá [8]: - ĐGGV được thực hiện hằng năm vào cuối học kì và cuối năm học. Đối với giáo viên trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành. - Các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên trung học theo quy định của Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả đánh giá về các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo mẫu. 1.4. Quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS 1.4.1. Hiệu trưởng trường THCS - Chủ thể quản lí hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Theo các khái niệm quản lý đã được phân tích ở trên thì có thể hiểu: Quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là những hoạt động phối hợp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm định hướng và kiểm soát quá trình ĐGGV để đạt mục tiêu. - Các mặt quản lý ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp: + Quản lý nội dung đánh giá theo Chuẩn (3 lĩnh vực, 15 tiêu chí). + Quản lý quy trình đánh giá. + Quản lý văn bản, tài liệu nguồn minh chứng về đánh giá GV. + Quản lý sử dụng kết quả đánh giá GV. 1.4.2. Hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp a) Hiệu trưởng trường THCS Điều 54 Luật Giáo dục có ghi: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học” [19].
  • 35. THCS do Chủ tịch UBND huyện, thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chính trước Phòng, Sở GD&ĐT, UBND huyện, tỉnh, Bộ GD&ĐT về quản lí toàn bộ hoạt động của nhà trường, là người trực tiếp và tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục của nhà trường theo nhiệm vụ, kế hoạch từng năm học và theo Luật Giáo dục. b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS [10]. Theo Điều 19 - Điều lệ trường Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã ghi rõ: Hiệu trưởng trường THCS có nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn sau đây: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; - Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này; - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; - Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; - Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
  • 36. các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; - Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. c) Vai trò quản lí của Hiệu trưởng trường THCS trong việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp - Vai trò của Hiệu trưởng với tư cách là chủ thể quản lý: Trong QL hoạt động đánh giá, xếp loại GV với tư cách là chủ thể quản lý, Hiệu trưởng là người quyết định cuối cùng về ĐGGV nhưng luôn phải đảm bảo sự công bằng và khách quan, tránh sử dụng quyền lực cá nhân trong đánh giá giáo viên. Hiệu trưởng phải căn cứ trên các minh chứng, chứng cứ cụ thể qua hoạt động nghề nghiệp để ĐGGV, không nên dùng hình thức bỏ phiếu kín. Tạo ra một môi trường tâm lý mà ở đó người được đánh giá, người đánh giá đều tự giác, khách quan khi phân tích những khía cạnh thành công và hạn chế trong nghề nghiệp. Hiệu trưởng quản lý nhà trường hướng đến phong cách đánh giá hoạt động giáo dục theo các quy Chuẩn chất lượng [9]. - Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với các bộ phận chức năng của nhà trường trong quản lý đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp: + Hiệu quả quản lý đánh gái xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của Hiệu trưởng. Để ra các quyết định QL đúng đắn Hiệu trưởng cần phải dựa vào sự hỗ trợ của Công đoàn, các Hiệu phó, Tổ chuyên môn; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lực lượng nòng cốt trong giáo viên và Hội cha mẹ học sinh để quản lý đánh giá. + Hiệu trưởng thành lập hội đồng đánh giá có các thành phần: BGH; Công đoàn; Đoàn thanh niên; Tổ trưởng chuyên môn do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, tham khảo ý kiến của hội đồng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về đánh giá, xếp loại giáo viên.
  • 37. việc xây dựng kế hoạch [9]. - Chủ trì xây dựng kế hoạch ĐG, XLGV theo Chuẩn theo từng năm học. - Bản kế hoạch đảm bảo mục tiêu, nội dung, các bước triển khai, đánh giá. - Bản kế hoạch phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của trường trung học phổ thông. - Có tính đồng bộ từ khâu giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá, đến Hiệu trưởng nhà trường đánh giá. - Bản kế hoạch có tính khả thi. e) Quản lý việc tổ chức bộ máy đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp [9]. - Thành lập Hội đồng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. - Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận. Tiến hành công việc theo kế hoạch. - Phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng bộ phận. - Tạo ra sự đồng bộ về cơ cấu và chức năng giữa các bộ phận. f) Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp [9]. - Chỉ đạo các bộ phận triển khai kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. - Động viên, góp ý cho giáo viên phấn đấu đạt Chuẩn. - Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá, xếp loại giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên. - Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng đánh giá từ phía nhà trường và các tổ chức có liên quan như Công đoàn; Đoàn thanh niên, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh các lớp. g) Kiểm tra kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp [9]. - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn giáo viên, các bộ phận tham gia bồi dưỡng, đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
  • 38. chặtchẽ các khâu đánh giá, phân loạigiáo viên từ khâu giáo viên tự đánh giá, xếp loạicho đến tổ chuyên môn và Hộiđồng đánh giá nhà trường. - Rút kinh nghiệm việc đánh giá, xếp loạigiáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS 1.3.1. Các yếu tố chủ quan - Những phẩm chất và năng lực quản lí của Hiệu trưởng: Muốn quản lí tốt hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS, Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, quản lí giáo viên trong trường bằng chính nhân cách, năng lực của mình, phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. - Hiệu trưởng phải là người có trình độ nghiệp vụ quản lí cao, có năng lực quản lí sâu đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lí của bản thân. - Để quản lí tốt việc ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp, Hiệu trưởng phải có kiến thức sâu về môn học mình được đào tạo, và hiểu biết cơ bản chương trình môn học khác, phải nắm vững các phương pháp giảng dạy, phải có năng lực kiểm tra đánh giá, vận dụng Chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên. - Hiệu trưởng phải khách quan trong ĐGGV, nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp trong từng năm học, có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị. 1.3.2. Các yếu tố khách quan - Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp quản lý cấp trên đối với các nhà trường, từ đó giúp Hiệu trưởng các nhà trường kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
  • 39. tác, phối hợp giữa Hiệu trưởng và CBGV, các tổ bộ phận trong nhà trường trong việc đánh giá GV. Để quản lí tốt việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức trong tập thể nhà trường để tạo nên chuyển biến về chất trong hoạt động quản lý đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp. - Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng ở trường THCS. - Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp. Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật là công cụ để đánh giá GV theo Chuẩn đảm bảo có hiệu quả và mang tính thực tiễn cao.
  • 40. 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày tóm lược một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. Các nội dung được đề cập đến gồm có: - Nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. - Nghiên cứu hoạt động đánh giá, xếp loại GV và quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS. - Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS. Việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến mục tiêu, nội dung, quy trình áp dụng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS chính là cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc khảo sát đánh giá thực trạng quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh ở các chương tiếp theo.
  • 41. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về kinh tế xã hội, giáo dục THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên - Vị trí địa lý: Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên: 31 919,34 ha (chiếm 5.3 diện tích toàn tỉnh). Dân số năm 2014 là 130 106 người (chiếm khoảng 11% dân số toàn tỉnh), với 19 đơn vị hành chính cấp xã, phường. - Điều kiện kinh tế: Đến năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã đã chiếm 37,1%; du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 29,5%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 33,4%. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chủ trương xây dựng là tỉnh trung tâm của vùng đông bắc đất nước, vì thế thị xã Quảng Yên sẽ có lợi thế để đẩy nhanh CNH - HĐH. - Về giáo dục - đào tạo: Toàn thị xã có 6 trường THPT, 19 trường THCS, 2 trường trung cấp nghề, 20 trường Tiểu học và 19 trường Mầm non. Thực hiện Nghị quyết 05/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 100% phường có trường THCS và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (có 6 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2). Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. 2.1.2. Tình hình giáo dục THCS của thị xã Quảng Yên Thị xã Quảng Yên có 19 trường trung học cơ sở. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh. Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
  • 42. mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS Năm học Số trường Số lớp Số HS Bình quân hs/lớp Học sinh lưu ban (%) Học sinh bỏ học (%) Tỷ lệ huy động vào lớp 6 (%) 2015-2016 19 256 8762 34,2 1,7 0,2 100 2016-2017 19 254 8654 34,1 1.5 0,2 100 2017-2018 19 250 8735 34,9 0,8 0,2 100 (Nguồn: Báo cáo Phòng GD&ĐT Quảng Yên) - Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở thị xã Quảng Yên ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng HS tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Về chất lượng giáo dụccác bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sửdụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua Năm học Số HS Hạnh kiểm ( %) Học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2015-2016 8762 63,1 29,55 7,2 0,15 19,1 37,8 34,86 7,7 0,54 2016-2017 8654 62,9 29,6 7,3 0,2 19,7 37,6 34,56 7,6 0,54 2017-2018 8735 66,6 28,2 5,03 0,17 21,2 42,6 33,5 2,4 0,3 (Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)
  • 43. ngũ CBQL: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực quản lý đã phát huy có hiệu quả trong công tác quản lý. Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua Năm học TS trường TSCB QL Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm ĐH CĐ Chưa đạt chuẩn Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 2015-2016 19 39 29 10 0 34 5 0 0 2016-2017 19 40 37 3 0 37 3 0 0 2017-2018 19 40 40 0 0 40 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL các trường THCS ngày một nâng cao. Hiện nay, số CBQL có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ cao (100%). Công tác đánh giá CBQL được Phòng GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những CBQL năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói riêng. - Về đội ngũ GV: GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả.
  • 44. ngũ GV THCS 3 năm qua Năm học T/Số lớp T/Số giáo viên Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm Danh hiệu thi đua ĐH CĐ T.cấp Tốt Khá TB Yếu Cấp Tỉnh Cấp thị xã 2015-2016 256 559 172 387 0 165 356 38 0 16 57 2016-2017 254 550 271 279 0 213 301 36 0 19 62 2017-2018 250 525 316 209 0 202 296 27 0 26 70 (Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT ĐT thị xã Quảng Yên) Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. - Về cơ sở vật chất Hiện nay tính riêng THCS có 19/19 trường học có phòng học cao tầng, hơn 250 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Tính đến hết năm học 2017 - 2018 toàn thị xã có 46 phòng học bộ môn, 100 % số trường có ít nhất 1 kho thiết bị, 19 trường có phòng thư viện cho GV và HS, 19/19 trường có ít nhất 1 phòng học tin học. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho GV và HS. 2.2. Tổ chức khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát Khảo sát thực trạng các biện pháp đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. 2.2.2. Đối tượng khảo sát - Khảo sát 5 đồng chí CBQL, chuyên viên Phòng GD&ĐT. - Khảo sát 10 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. - Khảo sát 10 đồng chí Tổ trưởng chuyên môn. - Khảo sát 75 giáo viên của 5 trường THCS thị xã Quảng Yên.
  • 45. khảosát Thực trạng về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của quảnlý đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp. Thực trạng về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của GV các nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp. Thực trạng công tác quản lý đánh giá giáo THCS học theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. Những khó khăn trong quản lý đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. 2.2.4. Phương pháp khảosát - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý Phòng giáo dục đào tạo thị xã Quảng Yên, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên các nhà trường làm sáng tỏ biện pháp quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. - Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.
  • 46. công tác đánh giá giáo viên THCS thị xã Quảng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp 2.3.1. Thực trạng mức độ sử dụng bộ công cụ đánhgiá theoChuẩn của giáoviên 2.3.1.1. Mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp Để khảo sát đánh giá của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và GV về tính chính xác khi đánh giá bằng Chuẩn, chúng tôiđã hỏiý kiến của 95 khách thể:bao gồm CBQL, TTCM và GV các nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5: Thực trạng mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn TT Đối tượng Mức độ chính xác khi đánh giá bằng Chuẩn  X Rất chính xác Tương đối chính xác Ít chính xác SL TL SL TL SL TL 1 CBQL 2 20 8 80 0 0 22 2.2 2 Tổ trưởng chuyên môn 0 0 8 80 2 20 18 1.8 3 Giáo viên 10 13.3 45 60 20 26.7 140 1.87 Tổng 12 12.6 61 64.2 22 23.2 180 1.89 Số liệu ở bảng khảo sát cho thấy: 64.2% các ý kiến cho rằng khi đánh giá GV theo Chuẩn thì tính chính xác là tương đối (trong đó ý kiến của hiệu trưởng và TTCM cùng là 80% và của GV là 60%). 23.2% các ý kiến cho rằng việc sử dụng Chuẩn giáo viên để đánh giá GV có ít tính chính xác (trong đó ý kiến của hiệu trưởng là 0%, của tổ trưởng chuyên môn là 20% và của giáo viên 26.7%). Qua điều tra có 12.6% các ý kiến cho rằng mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp là rất cao. Nếu so sánh nhận xét của hiệu trưởng với nhận xét của tổ trưởng chuyên môn và GV, chúng ta thấy sự đánh giá về mức độ chính xác của Chuẩn nghề nghiệp là tương đối đồng đều nhau.
  • 47. Chung Rất chínhxác Tương đốichính xác Ít chínhxác Xử lý kết quả theo cách tính điểm như sau: Rất chính xác: 3 điểm; tương đối chính xác: 2 điểm; ít chính xác: 1điểm. Xét điểm trung bình đánh giá X tương ứng với 3 mức: Rất chính xác: X ≥ 2.5 điểm; chính xác: 1.5 ≤ X ≤ 2.5và ít chínhxác: X ≤ 1.5. Kết quả thuđược X = 1.89. Kết quả trên đã được thể hiện trong biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn Kết quả trên cho thấy phương pháp đánh giá GV THCS bằng Chuẩn nghề nghiệp là tương đối chính xác. 2.3.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Như chúng tôi đã trình bày ở Chương 1, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV. Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này qua tham khảo ý kiến của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV THCS. Kết quả cụ thể như sau:
  • 48. mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THCS TT Các yếu tố Nhóm đánh giá Mức độ ảnh hưởng (%) Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng 1 Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp dụng khi triển khai Chuẩn CBQL 80 20 Giáo viên 60 40 TTCM 70 30 Chung 70 30 2 Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương CBQL 100 0 Giáo viên 73.3 26.7 TTCM 70 30 Chung 75.8 24.2 3 Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá CBQL 100 0 Giáo viên 86.7 13.3 TTCM 80 20 Chung 87.4 12.6 4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV CBQL 80 20 Giáo viên 93.3 6.7 TTCM 80 20 Chung 90.5 9.5 5 Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của GV CBQL 100 0 Giáo viên 93.3 6.7 TTCM 100 0 Chung 94.7 5.3 6 Điều kiện làm việc của GV CBQL 100 0 Giáo viên 96 4 TTCM 70 30 Chung 93.7 6.3 7 Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp CBQL 60 40 Giáo viên 86.7 13.3 TTCM 80 20 Chung 83.1 12.9
  • 49. sát cho thấy: Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng rất nhiều tới mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV các trường THCS thị xã Quảng Yên. Có thể kể đến các yếu tố khách quan như: Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp dụng khi triển khai Chuẩn (70%); Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương (75.8%); Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá (87.4%); Điều kiện làm việc của GV (93.7%); Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp (83.1%) và đặc biệt là yếu tố chủ quan: Đạo đức nghề nghiệp, năng lực của GV có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với (94.7%) ý kiến đánh giá. Theo số liệu khảo sát ở bảng trên, tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THCS nhằm đáp ứng các yêu cầu về đánh giá giáo viên theo Chuẩn. Trong đó yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất chính là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm của GV. Với những yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, GV không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. GV phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang phương pháp dạy tập trung vào vai trò của HS và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. Đặc biệt, trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch hướng giá trị GV trước hết phải là giáo dục có năng lực phát triển ở HS cảm xúc, hành vi, bảo đảm người học làm chủ và biết ứng dụng hợp lý tri thức đã học vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và có khả năng tương tác với trẻ. Bằng chính nhân cách của mình, GV tác động tích cực đến sự hình thành
  • 50. HS. Trong xã hội đang phát triển nhanh, người GV phải có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Đây là yếu tố quyết định GV có thể đáp ứng Chuẩn hay không và đáp ứng ở mức nào. 2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS được được trình bày thành 6 lĩnh vực gồm 25 tiêu chí. Nội dung đánh giá thực hiện theo Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010, Về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TTGDĐT. Để tìm hiểu về mức độ thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể về mức độ thực hiện các nội dung đánh giá theo Chuẩn. Cho điểm về mức độ thực hiện như sau: Thực hiện tốt = 3 điểm; thực hiện bình thường = 2 điểm; thực hiện chưa tốt = 1điểm. Sau đó tính điểm trung bình của từng tiêu chí và từng lĩnh vực để so sánh mức độ thực hiện. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.7:Thực trạng mức độ thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên TT Nội dung Mức độ thực hiện ∑ TB I Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 2 1 Phẩm chất chính trị 240 2.53 5 2 Đạo đức nghề nghiệp 265 2.79 1 3 Ứng xử với học sinh 262 2.76 2 4 Ứng xử với đồng nghiệp 262 2.76 2 5 Lối sống, tác phong 254 2.67 4 Trung bình 2.7
  • 51. độ thực hiện ∑ TB II Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 3 1 Tìm hiểu đối tượng giáo dục 255 2.68 1 2 Tìm hiểu môi trường giáo dục 250 2.63 2 Trung bình 2.65 III Năng lực dạy học 1 1 Xây dựng kế hoạch dạy học 268 2.82 2 2 Đảm bảo kiến thức môn học 270 2.84 1 3 Đảm bảo chương trình môn học 265 2.79 3 4 Vận dụng các phương pháp dạy học 265 2.79 3 5 Sử dụng các phương tiện dạy học 260 2.74 5 6 Xây dựng môi trường học tập 255 2.68 6 7 Quản lý hồ sơ dạy học 255 2.68 6 8 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 255 2.68 6 Trung bình 2.75 IV Năng lực giáo dục 4 1 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 255 2.68 1 2 Giáo dục qua môn học 255 2.68 1 3 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 248 2.61 5 4 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 243 2.56 6 5 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 252 2.65 3 6 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 252 2.65 3 Trung bình 2.64 V Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 6 1 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng 242 2.55 1 2 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội 238 2.5 2 Trung bình 2.52 VI Năng lực phát triển nghề nghiệp 5 1 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 248 2.61 1 2 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục 245 2.57 2 Trung bình 2.59