Làm giàn cây trên sân thượng

Hiện nay xu thế trồng rau xanh trên sân thượng đang được nhiều gia đình ở thành phố ưa chuộng. Cùng Hoà Phát tìm hiểu cách làm giàn phơi cho dây leo nhé.

Hiện nay xu thế trồng rau xanh trên sân thượng đang được nhiều gia đình sống ở thành phố ưa chuộng. Tuy nhiên nếu bạn thích trồng những loại cây leo như bí mướp, khổ qua, bầu...thì bắt buộc phải có giàn để chúng sinh sống và phát triển. Vậy làm giàn cho cây leo thế nào?

Hãy cùng giàn phơi Hòa Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm của những cây leo giàn

Cây leo thường có thân hình dáng dài, mượt và thường hay rủ xuống. Loại cây này thường có hoa và quả theo mùa. Ngoài ra chúng còn có màu sắc khá đa dạng và bắt mắt. Cây leo có khả năng chịu nắng rất tốt nên vị trí trồng cây leo giàn cũng rất đa dạng và phức tạp.

Công dụng của cây ngoài việc cho ra quả thì chúng còn giúp giảm tiếng ồn cũng như đào thải được các chất độc hại có trong không khí cũng như khói bụi phát sinh từ ngoài môi trường xung quanh. Đây chính là lý do mà có rất nhiều người lựa chọn cây leo giàn cho sân thượng nhà mình.

Chuẩn bị dụng cụ làm giàn cây leo

 Để tạo được những chiếc giàn cho cây leo chắc chắn nhất, tiện ích nhất và sử dụng được nhiều nhất thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những loại vật dụng dưới đây:

  • Cọc để cây leo có thể là sắt, gỗ, thân tre hoặc bê tông (nên chuẩn bị cọc có độ dài dao động từ 1,5m cho tới 2,5m).
  • Lưới làm dây leo. 

Làm giàn cây trên sân thượng

Cách làm giàn cho cây leo

2. Cách thiết kế giàn dây leo 

Giàn leo cho cây phải được thiết kế chắc chắn và cố định để cho cây có thể leo bám mà không lo bị đổ. Giàn càng vững chắc thì gốc của cây sẽ càng cố định. Nhờ thế cây cũng sinh trưởng và phát triển tốt cũng như có tỉ lệ ra hoa kết trái cao. Dưới đây là 2 cách làm giàn cho cây leo được nhiều người ứng dụng nhất:

1. Làm giàn kiểu chữ A

Để có một chiếc giàn chữ A chắc chắn thì bạn thực hiện theo đúng 2 bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Sử dụng cọc tre cố định xuống dưới đất theo hình chữ A để có thể tạo thành khung sườn của giàn. 

Bước 2: Sử dụng lưới hoặc dây kẽm để liên kết các khung sườn của giàn lại với nhau. Trong bước này cần phải chú ý nếu như bạn sử dụng lưới để liên kết khung sườn giàn thì cần lựa chọn nguyên liệu có độ bền chắc cao cũng như có thể chống chọi được thời tiết và mưa gió ở ngoài môi trường.

Bước 3: Dùng tấm lưới vắt lên xà ngang bên trên của khung sườn sau đó kéo căng và trải đều khắp giàn. 

Bước 4: Cố định lưới bằng cách dùng dây buộc vào phần khung sườn của giàn. 

Làm giàn cây trên sân thượng

2. Cách làm giàn cây leo kiểu đứng

Đối với cách làm giàn này thì bạn có thể thực hiện theo 4 bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Sử dụng cây làm giàn leo thường là cọc tre cắm xuống dưới đất song song với nhau. Mỗi cọc sẽ có khoảng cách với nhau từ 30 cho tới 40cm.

Bước 2: Giăng dây lên nóc của các cọc còn phía bên dưới mép chân cóc sẽ tạo ra khung sườn cho giàn.

Bước 3: Giăng lưới để làm làm giàn cho cây leo. Buộc các góc lưới vào các dây để chẳng liên kết trên và dưới cột khung sườn mỗi giàn. Cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên. Chú ý các mối cột sẽ cách nhau khoảng 0,5m.

Bước 4: Sử dụng lưới làm giàn dây leo kéo trải căng giống như trải bạt che nắng và phủ trên nóc giàn. Tất nhiên nếu bạn không muốn phủ nóc thì hoàn toàn có thể bỏ qua bước này. 

Làm giàn cây trên sân thượng

3. Hướng dẫn chăm sóc cho cây leo giàn

Khi cây đã leo giàn thì bạn cần phải phân bố cây đồng đều ở trên lưới.

Thường xuyên cắt tỉa những gốc và nhánh cây bị sâu bệnh để cho giàn cây được thông thoáng cũng như tập trung chất dinh dưỡng nuôi trái.

Sau khi thu hoạch, cắt dây để cho dây leo khô rồi mới tiến hành trồng thêm vụ mới. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm mẫu giàn phơi thông minh tại Hoà Phát để có thêm sáng tạo cho dàn leo của mình nhé.

Trên đây là những cách hướng dẫn giúp bạn có thể làm giàn cho cây leo một cách nhanh chóng và dễ dàng. Để có được một khu vườn bắt mắt, xanh mắt thì tùy theo diện tích cũng như loại cây trồng bạn hãy lựa chọn cho mình một loại giàn leo phù hợp nhé!  

Ai cũng mong muốn sở hữu một ngôi nhà đẹp và tự tay trang trí thiết kế theo sở thích của mình. Nhiều gia đình sở hữu khu vực sân thượng rộng nhưng lại không biết cách trang trí lên ý tưởng, nên bỏ trống rất lãng phí.

Trồng cây leo trên sân thượng là một trong những cách trang trí nhà bạn trở nên lung linh và đẹp hơn trong mắt mọi người. Cách trồng này dễ làm, không mất nhiều thời gian lại ít tốn kém. 

Làm giàn cây trên sân thượng
Trồng cây leo trên sân thượng là một trong những cách trang trí nhà

1. Cách trồng cây leo trên sân thượng

Các loại cây leo như cây huynh đệ, cây hồng anh, cây cát đẳng,…Chúng cần giàn leo để cây có thể phát triển và ra nhiều hoa. Đối với sân thượng nhà phố, việc làm giàn sẽ gây khó khăn cho bạn. 3S Landscape sẽ chia sẻ đến bạn cách làm giàn dây leo đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn có thể lựa chọn các vật liệu đơn giản dễ kiếm như tre, nứa, khung sắt để làm giàn. Hoặc sử dụng ống thép bọc nhựa với độ bền cao.

Độ cao cần thiết để cây leo phát triển tốt nhất là 1,5 – 2,5m, Vừa tạo độ thoáng và cây sẽ ra nhiều hoa đẹp.

Bước 2: Thiết kế kiểu giàn dây leo sân thượng

Làm giàn leo kiểu chữ A: 

Dùng cọc tre hoặc sử dụng ống thép bọc nhựa. Làm giàn cố định xuống đất tạo khung hình chữ A.
Sau đó, tiến hành liên kết khung giàn lại với nhau. Bằng dây kẽm hoặc kẹp giữ liên kết và khớp xoay để làm giàn dây leo.

Dùng lưới bầu làm giàn dây leo lên khung giàn. Kéo căng và đều sau đó cố định lưới làm giàn dây leo bằng kẽm. Hoặc dây rút chuyên dụng vào khung giàn.

Làm giàn cây trên sân thượng
Đối với sân thượng nhà phố, việc làm giàn sẽ gây khó khăn

 

Làm giàn kiểu đứng:

Cắm các cọc xuống đất song song với nhau. Và cách nhau khoảng 30 – 40cm. Liên kết bằng móc liên kết và khớp xoay nhựa.

Dùng lưới làm giàn dây leo lớn kéo rải căng ra phủ nóc cho giàn để cây leo tạo quả.

Làm giàn nghiêng vào vách tường:

Nếu trồng cây trong chậu hoặc trong thùng xốp trên sân thượng. Thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường. Hoặc lan can nhà rồi giăng lưới làm giàn dây leo.

Bước 3. Chăm sóc cây leo giàn

Khi cây leo lên giàn, dùng ống thép bọc nhựa làm giàn. Chú ý cho cây leo phân bố đều trên lưới.

Tỉa bỏ những nhánh gốc và nhánh sâu bệnh. Để giàn cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Sau mỗi vụ, cắt dây để dây leo khô thì mới tiến hành trồng vụ mới.

Làm giàn cây trên sân thượng
Giàn xây leo mọc trải xuống trước nhà

2. Các loại cây leo nên trồng trên sân thượng

Bên cạnh việc chuẩn bị một giàn leo chắc chắn cho cây. Khi có chỗ bám hoàn hảo và chế độ chăm sóc hợp lý, cây sẽ phủ tán rất nhanh.  Thì bạn sẽ cần có một sân thượng mát mẻ với các loại cây trồng khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sân vườn:

Cây huỳnh đệ

Huỳnh đệ được trồng cho leo bám lên giàn, vòm cổng hàng rào để che bớt đi những nét thô cứng. Vừa tạo nên sự mềm mại, tươi mới vừa đem lại không gian sân thượng mát mẻ. Với những ai yêu thích màu vàng thì huỳnh đệ là một lựa chọn hợp lý. 

Làm giàn cây trên sân thượng
Huỳnh đệ được trồng cho leo bám lên giàn

Cây hồng anh

Cây hồng anh có tên khoa là Mandevilla sanderi. Thuộc họ trúc đào Apocynaceae. Hồng anh được mệnh danh là nữ hoàng của loài cây dây leo. Hoa có hình dạng quả chuông màu hồng tươi sáng. Hoa màu hồng và có thể nở suốt mùa hè.

Làm giàn cây trên sân thượng
Hồng anh được mệnh danh là nữ hoàng của loài cây dây leo

Cây cát đằng

Cây cát đằng có tên khoa học là Thunbergia grandiflora. Thuộc họ thực vật: Acanthaceae (họ ô rô). Cát đằng là loài cây thân gỗ, thường xanh.  Thân,cành nhánh cây dài, mềm, quấn vào giàn. Với lá dạng hình tim, mép lá có răng cưa nhẹ.

Làm giàn cây trên sân thượng
Cây cát đằng có tên khoa học là Thunbergia grandiflora

Cây hoa hồng leo

Cây hồng leo rất phù hợp với những sân thượng đầy nắng bởi chúng rất thích nắng và sẽ phát triển mạnh mẽ. Vẻ đẹp của hồng leo làm cho triệu người mê mẩn, say đắm. Những khóm hồng làm cho ngôi nhà trở nên lãng mạn và đầy thơ mộng. Không còn gì tuyệt hơn khi có một sân thượng được che mát bởi những đóa hồng đang khoe sắc.

Làm giàn cây trên sân thượng
Cây hồng leo rất phù hợp với những sân thượng

Cây Sử quân tử

Hoa sử quân tử nhỏ nhưng mọc thành từng chùm nổi bật trên nền xanh mướt của lá. Ban công vừa xanh mát vừa nổi bật. Mỗi tối ngồi hóng mát, trò chuyện cùng gia đình trên ban công thoang thoảng hương thơm, làm tinh thần vô cùng thoải mái.

Làm giàn cây trên sân thượng
Hoa sử quân tử nhỏ

Ngoài ra, không thể bỏ qua những loại cây ăn quả. Cây leo giàn ăn được ngoài việc trang trí sân vườn và tạo bóng mát còn cho rau, quả ăn hằng ngày.

Cây bí xanh 

Cây bí xanh thường được sử dụng để trồng giàn; vừa để che bóng mát; vừa để lấy quả và đọt non làm thực phẩm sử dụng hằng ngày. Hiện nay, ở các sân vườn nhà phố hay trồng loại cây này để tạo cảnh quan đẹp; phủ xanh hàng rào… và có rau quả sạch sử dụng.

Làm giàn cây trên sân thượng
Cây bí xanh thường được sử dụng để trồng giàn

Cây chanh dây 

Cây chanh dây có một cái tên gọi khác là cây chanh leo; chúng có nguồn gốc từ Đài Loan. Cây nhanh cho quả nhưng lại có tuổi thọ ngắn chỉ từ 2 đến 3 năm.

Làm giàn cây trên sân thượng
Cây chanh dây có một cái tên gọi khác là cây chanh leo

Cây nho Ninh Thuận 

Nho chắc không ai xa lạ, chúng là một loại cây dây leo thường được trồng ở vùng đất đầy nắng và gió Ninh Thuận. Tuy nhiên mọi người rất ít ai biết rằng loài cây này hoàn toàn có thể trồng được ngay tại nhà.

Làm giàn cây trên sân thượng
Nho Ninh Thuận chắc không ai xa lạ

Dây thiên lý

Khi nhắc đến loài cây dây leo ăn được thì không thể không nhắc đến ứng cử viên sáng giá là cây thiên lý này. Chúng không chỉ leo giàn tốt mà còn cho hoa rất thơm và còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon.

Làm giàn cây trên sân thượng
Dây thiên lý leo giàn tốt còn là thực phẩm dinh dưỡng

Dây đậu biếc 

Cây đậu biếc là loại cây rất thông dụng trong sân vườn của nhiều gia đình hiện nay, chúng là một loài cây đa công dụng. Cây đậu biếc là loại cây ưa sáng nhưng cũng có thể chịu bóng. Chúng thích nơi ẩm ướt, màu mỡ và đất trồng phải thoát nước tốt.

Làm giàn cây trên sân thượng
Đậu biếc có rất nhiều công dụng

3. Lưu ý khi trồng cây leo trên sân thượng

Đảm bảo cây leo nhận được ánh nắng mặt trời vừa đủ

Bất kỳ loại cây trồng nào cũng cần nhiều ánh sáng. Riêng các loài cây che nắng sân thượng đều cần nhiều ánh sáng, vì chỉ khi có hấp thụ đầy đủ lượng ánh sáng, cây mới cho năng suất cao, hoa được nhiều trái và ít sâu bệnh.

Khi trồng cây leo trên sân thượng, bạn cần chú ý đến cách trồng cây và che nắng phù hợp, phụ thuộc vào hướng chính của sân thượng nhà bạn.

Làm giàn cây trên sân thượng
Phong cách thiết kế sân thượng hiện đại

Lắp đặt hệ thống xử lý thoát nước trên sân thượng

Việc xử lý thoát nước và chống thấm khi trồng cây trên sân thượng cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, nếu không chú ý kỹ về vấn đề này thì nước tưới cây có thể dần dần thấm vào lớp bê tông trên bề mặt sàn sân thượng, làm ảnh hưởng đến ngôi nhà về tuổi thọ.

Làm giàn cây trên sân thượng
Vườn leo sân thượng

Thường xuyên tưới nước để giúp cây quang hợp 

Sân thượng là vị trí hứng chịu nhiều ánh nắng chiếu gay gắt và gió. Điều đó làm cây trồng trên đó dễ bị thiếu nước. Vì vậy, khi trồng leo cây trên sân thư

Làm giàn cây trên sân thượng
ợng, cần tưới chậm và đều cho nước kịp thấm sâu bên dưới đất ở gốc cây. Nên tưới vào mỗi buổi chiều, và thường xuyên tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng.

Hy vọng với những chia sẻ trên về cách trồng cây leo trên sân thượng sẽ giúp quý khách thiết kế được một vườn cây trên sân thương nhà mình. Nếu cần tư vấn thi công thiết kế sân vườn, sân thượng hồ cá koi xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline 0933338993