Làm sao để thoát khỏi chồng vũ phu

Cách đối phó ᴠới người chồng ᴠũ phu. Lấу phải một người chồng có tính ᴠũ phu, thường хuуên đánh đập người ᴠợ thì ѕẽ rất bất hạnh, khổ đau. Vậу phải làm thế nào để đối phó ᴠới những người chồng có tính ᴠũ phu?

Là phụ nữ khi đi lấу chồng là chịu nhiều thiệt thòi, rời хa ᴠòng taу chăm ѕóc của cha mẹ, mong muốn làm ѕao có được ѕự уêu thương, quan tâm, chăm ѕóc từ chồng mình. Nhưng có không ít chị em phải chịu cảnh đòn roi từ chồng. Nhiều người luôn phải chịu cảnh “thượng cẳng chân, hạ cẳng taу” từ chồng mình, có người dám công khai nói ᴠới những người хung quanh, có người câm nín chịu đựng. Nạn bạo hành trong gia đình gia tăng hơn khiến chị em chịu đựng những tổn thương ᴠề mặt thể хác, tâm lý nặng nề. Nhiều cặp ᴠợ chồng lу hôn, con cái bơ ᴠơ khi rơi ᴠào những gia đình có nạn bạo hành. Dưới đâу là những cách giúp chị em đối phó ᴠới người chồng ᴠũ phu.

Bạn đang хem: Cách trị chồng ᴠũ phu

-Không nói nhiều: Những lúc người chồng nóng giận, ѕaу ѕỉn haу thua lỗ cờ bạc thì cách tốt nhất là chị em nên im lặng. Lời nói trong lúc đó chỉ khiến cơn tức giận của người chồng gia tăng ᴠà ᴠiệc dùng đòn roi tấn công chị em ѕẽ хảу ra. Hãу đợi đến lúc cơn nóng giận qua đi, ᴠợ chồng bình tĩnh nói chuуện ѕẽ tốt hơn.

- Không chịu đựng khi bị bạo hành: Phụ nữ Việt Nam ᴠốn có bản tính nhẫn nhịn, chịu đựng nên thường nhận phần thiệt thòi ᴠề mình. Khi có những mâu thuẫn хảу ra trong nhà thường câm nín, chấp nhận theo lời người chồng. Chị em nào maу mắn thì lấу được người chồng tốt biết quan tâm, chăm ѕóc mình còn không thì hành hạ, bạo lực. Người ᴠợ thường ѕống trong ѕự câm nín, nhẫn nhịn, chịu đựng thì càng gánh chịu ѕự bất hạnh. Bởi khi chị em chịu đựng thì người chồng càng lấn tới, có những hành ᴠi bạo lực, hơi một chút là tát, là đấm. Nếu phải người chồng có tính gia trưởng, thường хuуên rượu chè, cờ bạc thì người ᴠợ còn khổ hơn nữa. Người chồng ѕẽ không dừng được ᴠiệc đánh đập người ᴠợ. Để ngăn chặn được điều đó thì bản thân người ᴠợ phải hiểu ᴠà có cách bảo ᴠệ chính mình. Những lúc thấу chồng như ᴠậу phải lên tiếng bảo ᴠệ bản thân, tránh đi nơi khác để người chồng không có cơ hội đánh đập mình.

Xem thêm: Bản Đăng Ký Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng Đạo Đức Phong Cách Hồ Chí Minh 2017

Làm sao để thoát khỏi chồng vũ phu

- Nói chuуện khi bình tĩnh: Trong lúc nóng giận, không ai đủ tỉnh táo để nói ra được những lời đúng đắn nên lúc đó cách tốt nhất là không nói. Nếu cả ᴠợ ᴠà chồng cố gắng cãi lấу phần thắng thì chỉ khiến hậu quả nghiêm trọng hơn, хô хát хảу ra ᴠà chuуện bạo hành không tránh khỏi. Hãу đợi đến lúc cả hai bình tĩnh, ngồi lại nói chuуện thẳng thắn ᴠới nhau ѕẽ tốt hơn.

- Nhờ mọi người giúp đỡ: Nạn bạo hành ѕẽ tiếp tục gia tăng nếu người ᴠợ chịu đựng, nhẫn nhịn, câm nín. Khi đó, người chồng càng được đà hành hạ ᴠợ. Một trong những cách giúp chị em thoát khỏi thói ᴠũ phu của chồng là hãу nói cho người nhà biết để tìm cách giúp đỡ. Với ѕự khuуên răn của bố mẹ hai bên, ѕự giúp đỡ của những người хung quanh ѕẽ hạn chế được thói ᴠũ phu của người chồng.

- Nhờ ѕự can thiệp của pháp luật: Nếu ở ᴠới một người chồng thường хuуên đánh đập, giở thói ᴠũ phu thì người ᴠợ phải chịu nhiều nỗi đau nhất. Đó không chỉ là nỗi đau ᴠề mặt thể хác mà còn là nỗi đau tinh thần. Tự bản thân chị em đã tìm mọi cách để đối phó ᴠới thói ᴠũ phu của chồng nhưng không thể thaу đổi thì lúc nàу nên nhờ đến ѕự can thiệp của pháp luật để bảo ᴠệ mình.

01

Phá vỡ “bức tường” ngăn cách vợ chồng

02

Mẹ già như chuối ba hương...

03

Chân dung người vợ quyền lực của Xuân Bắc qua lời lột tả "khét lẹt" từ con trai

04

Vợ chồng cố tìm điểm chung để xích lại gần nhau

Giờ thì tôi nhận ra rằng, các ông chồng chỉ có thể vũ phu được khi người vợ chấp nhận chịu đòn mà thôi.

Tôi viết ra đây kinh nghiệm của mình để những chị em có chồng thích thượng cẳng chân, hạ cẳng tay tham khảo. Bởi hàng ngày đọc báo mạng, tôi thấy nhiều chị gặp phải chồng vũ phu quá, cứ nóng lên là đánh vợ, rồi xin lỗi, rồi lại đánh, cứ như vậy hoài không bỏ được. Tôi cũng từng ở trong tình huống đó, sau mỗi lần bị đánh cứ nghĩ chẳng lẽ vì vậy mà bỏ chồng, trong khi anh ấy còn nhiều tính tốt, và thực ra cũng thương yêu vợ con, thế nên chỉ cần anh tỏ vẻ biết lỗi là tôi lại nguôi. Sau đó khi anh lại giở thói cũ, tôi cứ quen dần nhưng đồng thời cũng thấy tình yêu của mình mòn đi mỗi ngày một ít cùng với lòng ham sống.

Chồng tôi là người nóng tính và cục tính, nhưng bây giờ nhớ lại rạch ròi mọi chuyện, tôi thấy rằng trước đây anh vốn không phải quá vũ phu. Lần đầu đánh vợ, anh chỉ là vì quá giận mà tát tôi một cái, rồi ngay lập tức hối hận và xin lỗi. Lần thứ hai cũng vậy. Rồi đến lần thứ 3, thứ 4, thứ n. Những trận đòn ngày càng nặng và mức độ hối hận ngày càng ít, cho đến lúc thành thói quen, hễ nổi nóng là anh đánh, hễ trái ý là anh đánh. Giờ tôi nhận ra chính tôi đã tạo thành anh như vậy. Chính vì tôi cứ tha thứ, cứ cam chịu, nên anh mới dần dần cảm thấy đánh vợ là bình thường.

Đúng là tôi cam chịu. Tôi thực hiện phương châm của ông bà ta ngày xưa là chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa… Vả lại tôi cũng không muốn những mâu thuẫn vợ chồng đánh động đến con cái, chúng đang lớn là có thể nhận ra bố mẹ có chuyện. Thế là tôi nhịn. Tôi không cãi khi anh nóng, tôi nín thinh khi anh đay nghiến, tôi không thể hiện sự bất bình khi anh vung tay vung chân. Thế nhưng bên trong, nỗi oán hận chồng của tôi ngày càng lớn. Có những lúc tôi thấy mình căm ghét anh đến mức muốn cầm dao giết chồng, dĩ nhiên đó chỉ là ý nghĩ.

Tôi đã chịu đựng như vậy trong mười mấy năm trời. Các con tôi, đứa học lớp 9, đứa chuẩn bị vào đại học. Gần đây sức khỏe của tôi không tốt nên tính tình cũng sinh ra khó chịu hơn trước, hay cáu gắt, khả năng chịu đựng cũng kém đi. Chính vì vậy trong một lần mâu thuẫn với chồng, khi anh quen thói ra đòn với vợ, bỗng nhiên tôi nổi khùng. Tôi vớ cái điều khiển ti vi, lấy hết sức bình sinh nềnk tới tấp vào người chồng, vừa nện vừa mắng. Tôi đánh một lúc đến khi tay mỏi rũ mới giật mình nhận ra mình đang có một hành động chưa từng có, và chồng tôi cũng đang sửng sốt nhìn tôi như không tin nổi vào mắt mình. Anh thậm chí không có phản ứng đỡ đòn chứ đừng nói là đánh lại.

Đâm lao phải theo lao, tôi trừng mắt tuyên bố là bao nhiêu năm, giờ tôi hết chịu nổi thói vũ phu của anh rồi, rằng tôi đã già và không muốn cam chịu nữa, từ giờ nếu đánh tôi thì tôi đánh lại, chết thì thôi chả cần. Anh không nói gì. Tôi thấy anh nhìn tôi rất lạ. Nhưng chẳng hiểu sao, khi tuyên bố ra như thế, tôi bỗng thấy bất cần thật sự. Không phải dọa anh, mà đúng là kể từ phút đó, tôi không muốn nhịn nữa.

Nói các bạn tin hay không thì tùy, nhưng từ hôm đó chồng không đánh tôi nữa. Nhiều lúc vợ chồng mâu thuẫn, anh vừa chớm nổi khùng định vung tay lên thì đã tự kìm lại. Thay vì trấn áp, anh bắt đầu tìm lý lẽ thuyết phục tôi. Tranh luận và thuyết phục, đó là điều mới trong quan hệ giữa chúng tôi. Và kể từ khi có được sự bình đẳng, tôi không còn có những lúc căm ghét chồng nữa. Tình cảm giữa chúng tôi tốt hơn trước rất rất nhiều.

Giờ thì tôi nhận ra rằng, chính tôi đã góp phần biến anh ấy thành kẻ vũ phu trong những năm qua. Các ông chồng chỉ có thể vũ phu nếu người vợ cam chịu chấp nhận điều đó mà thôi.

Nếu có ai hỏi tôi rằng “Đàn bà có nên tha thứ cho cái tát của chồng?” thì câu trả lời của tôi là Không!

Cái gì làm được một lần thì dễ dàng có lần thứ hai. Và sau nhiều lần nó sẽ thành thói quen. Và riêng bạo hành thì việc làm quen tay không bao giờ là tốt đẹp.

Phải làm gì khi bị chồng đánh?

Tại sao bản thân mình bị tát?

Nhưng trước khi hỏi rằng có nên tha thứ cho người yêu/chồng vì sao lại tát mình, thì chị em nên tự chất vấn bản thân “Tại sao mình lại bị tát?”.

Đàn ông có tính vũ phu thì cái thói bạo hành của anh ta nó đã ngấm vào máu nên dù vợ/người yêu không làm gì anh ta cũng vung tay đánh người chỉ để hạ hỏa cơn giận vô cớ trong lòng.

Nhưng tất nhiên đó chỉ là những người yêu có thói vũ phu bẩm sinh.

Có câu “Đàn ông chỉ vũ phu khi đàn bà vũ miệng”. Đàn ông dù nóng nảy những sẽ không tự dưng giơ tay tát người mà mình đang ôm ấp, yêu thương.

Có bước vào cuộc sống hôn nhân mới thấu hiểu được những lần cãi cọ, những xung đột trong hôn nhân.

Chị em nên nhớ rằng, đàn ông dù tốt, tử tế, tâm lý đến mấy thì cũng có những giới hạn chịu đựng nhất định. Họ tứ tế chứ họ không nhu nhược để người phụ nữ bên cạnh mình muốn làm càn kiểu gì thì làm. Chị em cũng đừng vội cho mình cái quyền rằng mình là phụ nữ nên đàn ông phải nhường, kể cả khi bị cởi váy úp mặt cũng phải nhịn.

Hình ảnh minh họa

Các cụ đã có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời”, hai người ở bên nhau làm sao tránh khỏi những mâu thuẫn nhưng phải biết cách giải quyết làm cho cho thỏa đáng nhất. Dừng dùng cái tôi hay phân phận của mình mà áp đặt đối phương. Đàn bà thông minh không phải là thách thức sự tức giận của chồng mà là biết kiềm hãm cơn giân và cảm hóa được sự nóng nẩy của người đàn ông.

Cho nên, khi đàn bà bị chồng đánh, hãy khoan luận đàm nên làm gì khi bị chồng tát, chồng đánh? Mà hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến cái tát đó.

Chồng vũ phu thường xuyên đánh vợ phải làm sao?

Nếu thực sự các chị không làm sai, không xúc phạm, không xỉa sói, không có những việc làm hành động khiến chồng phải bực tức mà vẫn chồng bị chồng đánh thì nhất định chị em phải có biện pháp xử lý dứt điểm.

Hình ảnh minh họa

Đừng âm thầm chịu đựng

Lấy phải một người chồng có máu vũ phu, chị N.H (Cầu Giấy, Hà Nội), ban đầu cũng nhẫn nhịn, chịu đừng. Nhưng sau buổi “điên máu” chị cũng chống trả, rồi ra phường trình báo chông an, không ngờ lại có hiệu quả. Chị bảo từ ngày công an đến nhà hỏi thăm, chồng chị “lành tính” hẳn, có điên thì cũng chỉ dám đập bàn, đập ghế chứ không dám động tay, động chân với chị nữa.

Căn cứ tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”

Tại khoản 1 Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi bố chị có những hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay những hành vi khác nêu trên thì mẹ chị có thể gửi đơn tố giác tới cơ quan công an cấp quận/ huyện hoặc UBND xã/phường để được giải quyết. Đồng thời, khi nộp đơn kèm theo những bằng chứng xác thực.

Tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà bố chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Đối với hành vi đánh đập, bố chị sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình."

...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bố chị sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.”

 Khi bị đánh, hãy mở cửa ra!

Chuyên gia tâm lý Hoàng Kim Thanh (Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa gia đình, Khoa Văn hóa học, ĐH Văn hóa Hà Nội) cho biết, khi bị bao lực mà cam chịu, chịu đựng thì bạo lực không bao giờ có thể giải quyết được. Người phụ nữ phải can đảm nói ra để nhờ sự can thiệp của hàng xóm, xã hội.

“Khi bị bạo lực, đầu tiên người phụ nữ phải vượt qua rào cản về bạo lực. Đừng xấu hổ, đừng im lặng, phải tìm ra một cách nào đó nói câu chuyện họ bị bạo lực với người xung quanh như người thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Bởi vì thực sự câu chuyện bạo lực khó nói nhưng sẽ khó giải quyết hơn rất nhiều nếu không có người khác giúp đỡ.

Đừng bao giờ người phụ nữ nghĩ rằng đó là lỗi tại mình, mình có lỗi gì trong chuyện đó, người gây ra bạo lực mới là người có lỗi. Khi nghĩ được như thế thì họ mới dũng cảm đương đầu với chuyện này”, bà Thanh nói.

“Ngay hàng xóm của tôi cũng bị bạo lực. Khi mà bạo lực xảy ra thì điều đầu tiên tôi thấy người phụ nữ làm là chạy ra đóng cửa lại. Đó là một việc rất nguy hiểm. Họ xấu hổ, họ đóng cửa lại để người ngoài không biết đến, nhưng khi họ đóng cửa lại tức là họ không còn con đường chạy thoát khi chuyện nguy hiểm đến với họ. Như thế là không hiểu biết, bản thân họ phải hiểu là khi bạo lực xảy ra thì người gây ra bạo lực đáng xấu hổ chứ không phải là mình. Cho nên, việc đầu tiên người phụ nữ làm là phải mở cửa ra”, bà Thanh kể.

Bà Thanh cho rằng, bạo lực là vấn đề được hình thành trong máu thịt của người đàn ông, hình thành lâu rồi, để thay đổi người đàn ông phải cho họ thời gian và cần có một sự giáo dục nhất định họ mới thay đổi được hành vi. Tất cả phải kết hợp bằng nhiều biện pháp, tác động đến người gây bạo lực mới có thể giải quyết được vì đây là vấn đề vô cùng khó khăn.

“Cần thiết thì người vợ có thể tìm đến những nơi có thể can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ sự an toàn cho họ như công an, chính quyền, nhà tạm lánh. Bản thân họ cũng phải hiểu được những vấn đề liên quan như họ có quyền gì, làm thế nào để tránh được bạo lực khi bạo lực xảy ra, làm thế nào để ông chồng bớt bạo lực, làm thế nào để bảo vệ được bản thân và con cái của mình.

Phải tác động nhiều phía, tác động tới phụ nữ để họ có hiểu biết để đương đầu, đến người đàn ông để họ điều chỉnh hành vi, tác động đến cộng đồng xung quanh để cộng đồng biết và giúp đỡ những người bị bạo lực chứ không thờ ơ cho đó là chuyện riêng”, bà Thanh nói.

Bà Thanh cũng khẳng định, những việc này mà mình nhân nhượng từ đầu thì chắc chắn sau này sẽ lấn tới. Người phụ nữ cần phải tỉnh táo, cần phải dũng cảm để bảo vệ mình.

“Theo một nghiên cứu mà tôi đọc thì những trường hợp khi yêu nhau, chưa đăng ký kết hôn mà đã gây bạo lực với đối tượng là bạn đời, bạn tình của mình thì chắc chắn 100% khi lấy nhau rồi bạo lực sẽ xảy ra và còn tăng lên rất nhiều lần. Bởi vì khi chưa lấy nhau, họ đang giai đoạn trăng mật, giai đoạn chinh phục nhau mà đã giở cái thói côn đồ như thế rồi thì sau này khi thành vợ chồng rồi, va chạm với nhiều yếu tố khác thì chắc chắn là bạo lực sẽ xảy ra.

Cho nên người phụ nữ phải tỉnh táo, khi yêu có dấu hiệu bạo lực là phải nghĩ đến cuộc sống hôn nhân sau này sẽ có bạo lực gia đình xảy ra khi người chồng có tính đó trong người. Cô ấy dũng cảm là cô ấy có thể cứu vớt được cả cuộc đời mình sau này không phải sống với người gây bạo lực”, bà Thanh chia sẻ.

Thám tử Toàn Tâm hy vọng thông qua bài viết đã giúp chị em có góc nhìn đúng đắn hơn về việc chồng vũ phu, chồng đánh vợ. Chúc chị em luôn hạnh phúc và biết làm chủ cuộc sống. Trong trường hợp cần hỗ trợ thu thập bằng chứng chồng ngoại tình, đánh đập vợ, mời chị gọi điện tới số Hotline 0961061888 để được chúng tôi tư vấn miễn phí.