Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa hệ thần kinh ngày càng nặng dần, tuy nhiên hầu hết những người mắc bệnh Parkinson đều có thể có một cuộc sống tốt kéo dài nhiều năm nếu có kế hoạch chăm sóc thật tốt. Trong khi chưa có phương pháp nào được cho là “bảo vệ hệ thần kinh” hoặc “chữa lành bệnh” thì có một bằng chứng mạnh mẽ rằng bệnh nhân Parkinson có thể cải thiện chất lượng sống bằng cách dùng các biện pháp làm tăng cường thể chất và tinh thần của họ. Với sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia hàng đầu về thần kinh học và các chuyên gia rối loạn vận động trên khắp đất nước và cộng đồng, hội bệnh Parkinson và rối loạn vận động Việt Nam là cơ hội tốt để phát triển một đội ngũ quản lý chăm sóc sức khỏe. Hãy giữ tinh thần lạc quan và thực hiện đúng theo 10 điều sau mà bạn có thể làm ngay bây giờ.

Gắn kết với Bác sĩ điều trị

Bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc để điều trị các triệu chứng cho bạn. Quan trọng là bạn phải tuân theo nghiêm ngặt sự hướng dẫn của bác sĩ , nhưng phải thừa nhận rằng mỗi người sẽ có đáp ứng với thuốc trị Parkinson khác nhau. Hãy tự thực hiện các nghiên cứu riêng cho từng loại thuốc hiện có và thảo luận về các rủi ro và hiệu quả của mỗi loại với bác sĩ điều trị của bạn. Với một số người, nguy cơ tác dụng phụ vượt trên lợi ích. Bác sĩ cần sự hợp tác của bạn để tìm ra loại thuốc tốt nhất cho bạn.

Tập hợp thành nhóm, thành câu lạc bộ bệnh nhân

“Nhóm” chăm sóc của bạn không chỉ gồm bác sĩ và điều dưỡng, mà cần phải có các chuyên gia về sức khỏe khác như chuyên viên về âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu và hướng nghiệp, có thể giúp bạn sống tốt hơn khi mắc bệnh Parkinson. Nhiều người mắc bệnh Parkinson đều nhận thấy những phương pháp này có thể giúp họ giảm bớt các triệu chứng, làm giảm đau, và nâng cao đời sống. Kể cả khi bệnh tiến triển sớm, chuyên gia vật lý trị liệu vẫn có thể thiết lập cơ sở để theo dõi và giúp bạn lên một chương trình tập luyện. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cần cung cấp các khuyến cáo về việc điều trị và, nếu bạn cần, cung cấp thêm một giấy giới thiệu.

Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Trong khi tập thể dục góp phần trong việc trì hoãn sự tiến triển của bệnh và các triệu chứng vẫn còn đang được nghiên cứu, thì các nghiên cứu sinh đã liên tục đưa ra báo cáo rằng những người mắc bệnh Parkinson thường xuyên tập thể dục sẽ đáp ứng tốt hơn những người không tập thể dục. Rất nhiều chuyên gia đã khuyên rằng bạn nên tập thể dục ngoài trời với cường độ cao trong điều kiện môi trường thoải mái có thể đạt được lợi ích tối đa, nhưng các nghiên cứu sinh cũng đưa ra những lợi ích khác từ các hoạt động ít căng thẳng như đi bộ, nhảy tango và thái cự quyền [Tai chi]. Như mọi lần, cần xin ý kiến bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình luyện tập nào.

Ăn uống hợp lý

Không chấp nhận bất kỳ chế độ ăn kiêng hoặc chế độ tăng cân nào đối với người bệnh Parkinson, nhưng hầu hết đều đồng tình với lời khuyên rằng một chế độ ăn kiêng lành mạnh cùng uống thật nhiều nước là rất quan trọng. Việc ăn uống lành mạnh có thể giúp cho xương chắc, giảm nguy cơ gãy xương nếu vô tình té ngã. Nó cũng giúp bạn tránh khỏi táo bón, triệu chứng luôn đi kèm với bệnh parkinson.

Ngủ

Chúng ta đều biết một giấc ngủ ngon rất tốt cho thể chất và sức khỏe. Tuy nhiên, với những người bệnh Parkinson, giấc ngủ lại trở nên vô cùng quan trọng vì cơ thể cần nhiều thời gian để hồi phục và tự điều chỉnh lại. Rối loạn giấc ngủ là bệnh gắn liền với bệnh Parkinson, nhưng hãy nghỉ ngơi ngay khi bạn có thể.

Thay đổi phương pháp tập luyện

Các phương pháp khác thay thế và bổ sung để điều trị bệnh Parkinson gồm yoga, Thái cực quyền, thiền, hoặc mát xa. Xin ý kiến bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ đa khoa trước khi bắt đầu các khóa học. Cần tránh các học viên khuyên bạn điều trị bệnh Parkinson, những người khuyên bạn ngưng thuốc đột ngột hoặc những người đang bỏ uống thuốc [trừ khi bạn đã trao đổi trước với bác sĩ điều trị].

Đăng ký tham gia các thử nghiệm lâm sàng

Nghiên cứu khoa học là chìa khóa để hiểu thêm về bệnh Parkinson, phát triển những phương pháp điều trị tốt hơn, làm chậm tiến độ phát bệnh, và cuối cùng là tìm ra cách để chữa bệnh. Bằng việc tham gia vào các cuộc thử nghiệm lâm sàng, bạn đã đóng một vai trò tích cực trong việc tự chăm sóc sức khỏe và có thể đến gần hơn với một phương pháp điều trị bệnh Parkinson mới trước khi nó được phổ biến rộng rãi. Đã có nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng dành cho những phương pháp mới có nhiều tiềm năng và những phương pháp điều trị được phát triển với chi phí thấp nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện được vì quá ít người tình nguyện tham gia.

Trở thành phát ngôn viên

Bạn sẽ trở thành một phát ngôn viên về bệnh Parkinson một khi bạn tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống của cộng đồng những người mắc bệnh Parkinson. Dù lĩnh vực bạn chọn là nâng cao nhận thức, gây quỹ, làm từ thiện, tình nguyện viên, tham gia mạng lưới của hội Parkinson với tư cách là một phát ngôn viên online hoặc thậm chí là hỗ trợ vay vốn, thì công việc của mỗi phát ngôn viên đều làm tăng tiếng nói cho toàn thể cộng đồng người bệnh Parkinson.

Tham gia vào đội ngũ hỗ trợ

Hội Bệnh Parkinson và rối loạn vận động Việt Nam đã, đang và sẽ cung cấp rất nhiều chương trình cho những bệnh nhân Parkinson và các đội ngũ chăm sóc. Những chương trình này giúp các hộ gia đình giải quyết các vấn đề hàng ngày, tạo một diễn đàn để hội tụ những người mắc bệnh Parkinson và phục vụ như một nơi để kết bạn và trao đổi các kinh nghiệm lẫn nhau. Với những người mắc bệnh Parkinson, đội ngũ hỗ trợ của họ chính là cánh cổng dẫn vào một thế giới dành riêng cho người bệnh parkinson với sự ủng hộ nhiệt tình, sự giáo dục, và những dịch vụ có trong cộng đồng.

Nếu khu vực của bạn không có đội ngũ hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

Lên kế hoạch cho tương lai

Bệnh Parkinson có thể yêu cầu bạn phải lập một bản dự trù kinh phí cho tiền thuốc, sự thích nghi nhà ở, bảo hiểm và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe liên quan khác. Bạn cũng có thể tìm một công việc cho mình. Các thông tin để lập kế hoạch tài chính và các công cụ đều có sẵn trên các trang mạng trực tuyến và từ các nhà hoạch định tài chính và bất động sản, các luật sư chăm sóc cho người già và những tư vấn viên người khuyết tật.

[Theo APDA]

Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tới cách người bệnh đi lại, thể hiện cảm xúc…

Để cùng người thân vượt qua mọi thách thức về bệnh tật, người nhà nên chú ý tới một vài lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson trong bài viết sau:

Chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh

Khi người bệnh mất dần khả năng kiểm soát bệnh, kiểm soát cử động cũng như cuộc sống của chính họ, người thân có thể gặp phải các cảm xúc tiêu cực như khó chịu, lo lắng, thất vọng. Học hỏi về bệnh Parkinson là cách tốt để bạn vượt qua được những cảm xúc tiêu cực này.

Parkinson là một căn bệnh rất phức tạp, do đó bạn không nhất thiết phải hiểu rõ mọi khía cạnh của bệnh. Thay vào đó, hãy bắt đầu tìm hiểu từ những điều đơn giản nhất, ví dụ như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh Parkinson, các loại thuốc người bệnh cần uống [bao gồm cả các tác dụng phụ của thuốc]…

Người nhà cũng nên tìm hiểu khi nào bạn nên đề nghị giúp đỡ, khi nào bạn nên để người bệnh cố gắng tự thực hiện các công việc thường ngày. Càng hiểu rõ về bệnh Parkinson, bạn sẽ càng chăm sóc cho người bệnh dễ dàng hơn.

Học cách thích nghi

Một trong những điều khó chịu về bệnh Parkinson là các triệu chứng có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác [thậm chí liên tục thay đổi trong vòng một ngày]. Các triệu chứng mới cũng có thể đột ngột xuất hiện mà không báo trước. Điều này đòi hỏi người thân, người chăm sóc cho người bệnh Parkinson phải hết sức kiên nhẫn, cẩn thận vì bạn không thể dự đoán được chính xác mọi điều có thể xảy ra.

Dù việc duy trì một lịch trình, thói quen hàng ngày là rất tốt. Nhưng hãy lưu ý rằng mọi kế hoạch của bạn đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào và điều này cũng không sao cả.

Trong quá trình chăm sóc, người thân cần đặc biệt lưu ý tới lịch trình uống thuốc của người bệnh Parkinson. Theo đó, uống thuốc đúng giờ là “chìa khóa” để tránh các triệu chứng bệnh Parkinson một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, người nhà cũng nên cố gắng động viên người bệnh duy trì thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi chức năng [ví dụ như tập vật lý trị liệu, vận động nhẹ nhàng…] để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ phải nhập viện.

Quan sát các triệu chứng

Parkinson là một căn bệnh tiến triển dần theo thời gian. Do đó, các triệu chứng bệnh [bao gồm khả năng vận động và tâm trạng] cũng sẽ thay đổi dần theo thời gian. Khi chăm sóc cho bệnh nhân Parkinson, bạn nên chú ý quan sát kỹ các triệu chứng, khả năng vận động, cảm xúc cũng như mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh, từ đó xác định xem bạn cần giúp đỡ họ ở mức độ nào.

Sự cảnh giác của người chăm sóc là cần thiết, vì người bệnh Parkinson có thể không biết [hoặc cố ý phủ nhận] về việc các triệu chứng trở nặng hơn. Lúc này, bạn cũng có thể chủ động trao đổi với bác sỹ về những sự thay đổi này để kịp thời điều chỉnh các biện pháp điều trị.

Đối mặt với những thách thức về thể chất

Khi bệnh Parkinson dần tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng sẽ cần được chăm sóc, hỗ trợ ngày càng nhiều hơn. Cụ thể, họ có thể cần người thân giúp đỡ khi tắm, vệ sinh cá nhân, di chuyển từ ghế sang xe lăn… Bên cạnh việc hỗ trợ người bệnh, bạn cũng cần khuyến khích họ thực hiện các công việc trong khả năng của mình.

Để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ gây thương tích cho chính mình và người bệnh, người nhà có thể cần trao đổi với các chuyên gia vật lý trị liệu để biết cách chăm sóc người bệnh Parkinson đúng cách. Nếu bản thân cũng gặp nhiều hạn chế về mặt thể chất, bạn có thể trao đổi với các chuyên gia về việc để người bệnh sử dụng một số thiết bị, dụng cụ hỗ trợ trong nhà.

Đừng ngại tâm sự với mọi người xung quanh

Khi phải chăm sóc cho người bệnh Parkinson, điều quan trọng là bạn cần tìm được một người hoặc một nhóm người có thể chia sẻ, lắng nghe mình. Đôi khi bạn cũng cần giải phóng các cảm xúc cá nhân [cả tiêu cực lẫn tích cực], không để sự lo lắng, buồn rầu tích tụ ngày qua ngày có thể dẫn tới trầm cảm.

Bạn có thể cân nhắc tâm sự với những người có hoàn cảnh giống mình, tâm sự với bạn bè, người thân hoặc bác sỹ tâm lý.

Chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân

Dù bạn luôn nghĩ nhu cầu của người bệnh cần được đặt lên hàng đầu, nhưng trên thực tế, bạn cũng cần ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân. Bản thân bạn phải thật khỏe mạnh mới có thể chăm sóc được cho người khác.

Để làm được điều này, bạn nên cố gắng duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau củ, trái cây tươi và dành thời gian cho các sở thích cá nhân vài giờ/ngày.

Lên kế hoạch trước, tránh bị động về mặt tài chính

Ngoài căng thẳng về tinh thần và thể chất khi chăm sóc người thân mắc bệnh Parkinson, nhiều người còn gặp phải căng thẳng về mặt tài chính. Theo đó, việc phải chi trả tiền thuốc men, phí điều trị… cũng có thể là một điều bạn cần lo nghĩ tới, đặc biệt nếu thu nhập của bạn bị ảnh hưởng do phải dành thời gian chăm sóc cho người thân.

Tin tốt là với đa số người bệnh Parkinson, bệnh thường tiến triển chậm và điều này giúp gia đình của họ có thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị tài chính cho việc điều trị. 

Vi Bùi [Theo Verywellhealth]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề