Lợi nhuận của các ngân hàng năm 2022

Ba tháng đầu năm, một vài ngân hàng báo mức tăng lợi nhuận cao hơn mặt bằng chung như VPBank, SHB, Eximbank, LienVietPostBank, Sacombank, SeABank.

Đặc biệt với lợi nhuận khủng, VPBank đã soán ngôi đầu bảng lợi nhuận của Vietcombank do ghi nhận khoản thu nhập bất thường hơn 7.000 tỷ đồng – cao hơn nhiều so với lợi nhuận tạo ra được từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Phần lớn khoản thu bất thường này đến từ việc ghi nhận doanh thu trả trước từ hợp đồng bảo hiểm độc quyền vừa được tái ký với AIA.

Trong khi phần lớn ngân hàng chọn cách phân bổ khoản phí trả trước ra nhiều năm, VPBank ghi nhận phần lớn vào một kỳ dẫn đến kết quả kinh doanh quý đầu năm nhảy vọt. Nếu trừ đi khoản thu nhập bất thường, lợi nhuận từ hoạt động chính của VPBank vẫn thua xa so với Vietcombank.

Một nhà băng khác cũng có kết quả quý đầu năm tốt hơn hẳn so với mặt bằng là SHB, nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng tới 90% do thu lãi tiền vay tăng tốt còn chi phí huy động lại giảm.

Xu hướng chung của ngành là lợi nhuận tăng trưởng tích cực, nhưng vẫn có một vài ngoại lệ là VietinBank và OCB. Lợi nhuận của VietinBank và OCB đều giảm mạnh, chủ yếu do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ăn mòn vào lợi nhuận. Đây cũng là hai nhà băng tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mạnh nhất trong ba tháng đầu năm.

Đơn cử tại VietinBank, lợi nhuận giảm tới 28% so với cùng kỳ do chi phí dự phòng tăng gần 230% cộng hưởng với thu nhập từ hoạt động tín dụng sụt giảm do có nhóm khách hàng bị ảnh hưởng vì Covid-19. VietinBank cũng là nhà băng có số dư nợ xấu tiềm tàng lớn với dư nợ cơ cấu vì Covid-19 cao gấp 2,5 lần số dư nợ xấu thực tế [tính đến cuối quý III/2021].

Tuy nhiên nhìn vào điểm tích cực, VietinBank nằm trong nhóm ngân hàng tín dụng bật tăng mạnh ngay quý đầu năm – điều không thường thấy ở các năm trước. Dư nợ tín dụng của ngân hàng quốc doanh này tăng 9% so với đầu năm, gần sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp.

Tín dụng toàn hệ thống cũng cho thấy sự tăng tốc khi tăng hơn 5% so với đầu năm, trong khi mức tăng cùng kỳ năm ngoái chưa tới 2,2%. Một số ngân hàng tư nhân ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng so với mặt bằng chung bao gồm MB, Techcombank, TPBank và HDBank nhờ vào cho vay và mở rộng danh mục trái phiếu [trừ HDBank].

Bên cạnh thu nhập chính từ hoạt động tín dụng, nguồn thu dịch vụ là yếu tố quan trọng đóng góp tích cực vào mức tăng lợi nhuận của các ngân hàng tư nhân trong ba tháng đầu năm.

Nhóm ngân hàng tư nhân ghi nhận lãi thuần từ dịch vụ tăng tốt nhưng ngược lại, ba ngân hàng có vốn nhà nước Vietcombank, BIDV, VietinBank bị giảm khoản thu này. Lãi thuần từ dịch vụ tại VietinBank đi ngang và giảm mạnh tại Vietcombank [-20%], BIDV [-10%], có thể là do chương trình miễn phí chuyển tiền trực tuyến được khởi động trong vài tháng gần đây.

Nhìn chung, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều tăng trưởng so với cùng kỳ [trừ OCB]. Tuy nhiên, mức độ tăng lợi nhuận trước thuế sẽ có sự biến đổi, tuỳ thuộc vào khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ. Bên cạnh việc trích dự phòng để có nguồn xử lý nợ xấu khi không thu hồi được nợ, các ngân hàng cũng phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu vì Covid-19 đang được giữ nguyên nhóm.

Năm nay là năm thứ hai các ngân hàng phải trích lập cho nợ tái cơ cấu vì Covid-19 theo lộ trình ba năm. Trước áp lực này, phần đông ngân hàng đều đẩy chi phí dự phòng lên. Còn tại các nhà băng đã chủ động trích lập đủ 100% cho dư nợ tái cơ cấu như Techcombank, ACB và Vietcombank, gánh nặng trích lập giảm xuống trong quý đầu năm nay.

Việc tăng trích lập dự phòng là xu hướng chủ đạo khi tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng "xấu" hơn so với đầu năm. Nợ quá hạn nhưng chưa thành nợ xấu [nợ nhóm 2] cũng gia tăng tại hầu hết ngân hàng, đặc biệt tại SHB [tăng 90%] và OCB [tăng 97%].

Tỷ lệ nợ xấu tăng so với cuối năm 2021 tại nhiều ngân hàng nhưng cũng đang được kiểm soát dưới mức năm 2020 và 2019. Công ty chứng khoán SSI cũng đánh giá, chất lượng tài sản tại nhiều ngân hàng xấu đi do một số khoản vay hết thời hạn cơ cấu, nhưng đây cũng chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Tất nhiên, áp lực dự phòng với nhiều ngân hàng vẫn ở mức cao.

SSI cũng cho rằng, kết quả kinh doanh tích cực của ngân hàng quý đầu năm chưa phản ánh đầy đủ tác động của những động thái siết hoạt động cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gần đây.

Dự báo cho cả năm, nhiều đơn vị đều đánh giá lợi nhuận toàn ngành vẫn tăng trưởng tích cực nhưng sẽ có mức độ phân hóa rõ rệt. Theo công ty chứng khoán Vietcombank, tiềm năng tăng trưởng thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân tiếp tục hạ được chi phí vốn. Các ngân hàng có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 20% bao gồm BIDV, MB, Techcombank, ACB, TPBank, MSB. Bên cạnh đó, Vietcombank và MB là hai cái tên có lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 nhờ kế hoạch tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng "0 đồng".

Quỳnh Trang

Năm 2021 là năm đầu tiên có 2 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất vượt mốc 1 tỷ USD. Có tới 8 nhà băng đạt trên 10.000 tỷ lợi nhuận.

Bất chấp một năm khó khăn bởi dịch bệnh, tất cả các ngân hàng trong TOP 10 đều ghi nhận lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng dương so với năm 2020.

Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của 10 ngân hàng năm 2021 đạt hơn 155 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 32.500 tỷ so với năm 2020.

Những cái tên góp mặt vào Top 10 vẫn tương tự như năm ngoái: Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MB, VPBank, Agribank, BIDV, ACB, HDBank, VIB. Tuy nhiên, thứ hạng có sự xáo trộn mạnh.

"Quán quân" năm nay vẫn là Vietcombank với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.375 tỷ đồng. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Vietcombank duy trì được vị trí này.

Techcombank vượt VietinBank để trở thành "á quân" trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 23.200 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng thứ 2, sau Vietcombank, có thể cán mốc lợi nhuận 1 tỷ USD tại Vietcombank. Đáng chú ý là khoảng cách giữa "quán quân" và "á quân" đã được rút ngắn xuống còn hơn 4.000 tỷ đồng.

VietinBank lùi xuống vị trí thứ 3 với lợi nhuận trước thuế đạt 17.589 tỷ đồng.

MB có một năm kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận đạt hơn 16.500 tỷ đồng, vượt cả VPBank [14.580 tỷ đồng] và Agribank [14.500 tỷ đồng].

4 ngân hàng tiếp theo lọt Top 10 lần lượt là BIDV [13.601 tỷ đồng], ACB [12.000 tỷ đồng], HDBank [8.069 tỷ đồng] và VIB [8.011 tỷ đồng].

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng có sự bứt phá về lợi nhuận

Lợi nhuận quý I/2022 phân hóa mạnh

Thống kê các công bố cũng như ước tính, dự báo kết quả kinh doanh quý I/2022 của ngành ngân hàng cho thấy, VPBank đang dẫn đầu về lợi nhuận trước thuế khi đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2021.

Xếp thứ hai về lợi nhuận quý đầu năm 2022 là Vietcombank khi ước đạt 9.500 - 10.000 tỷ đồng, tăng 10 - 16% so với cùng kỳ.

Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng dự kiến là VietinBank, dù Bộ phận Nghiên cứu Công ty Chứng khoán SSI [SSI Research] dự báo, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này có thể tăng trưởng âm do so sánh với nền cao năm 2021 và do chưa tính phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với Manulife.

Quý I năm ngoái, VietinBank là ngân hàng dẫn đầu bảng xếp hạng với hơn 8.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lũy kế cả năm 2021, VietinBank lãi 17.589 tỷ đồng [nằm trong Top 3], vượt 4,7% kế hoạch, nhưng chỉ tăng 2,7% so với năm 2020, “hụt hơi” so với mức tăng trưởng chung của ngành. Riêng quý IV/2021, lợi nhuận của VietinBank giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt 3.678 tỷ đồng, do chi phí dự phòng rủi ro tăng cao, gấp 6,2 lần cùng kỳ và “ngốn” đến hơn 54% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Những ngân hàng có khả năng đẩy mạnh tín dụng và thu nhập ngoài lãi [bancassurance] dự kiến sẽ gia tăng thứ hạng về lợi nhuận.

Cạnh tranh vị trí Top 3 lợi nhuận quý I/2022 với VietinBank là Techcombank, lợi nhuận trước thuế được dự báo đạt 6.500 - 6.700 tỷ đồng, tăng 18 - 21% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh và chi phí tín dụng giảm.

Trước đó, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều ngân hàng đã có một năm kinh doanh ấn tượng, lợi nhuận trước thuế vượt 10.000 tỷ đồng, thậm chí có 2 ngân hàng vượt mốc 1 tỷ USD. Techcombank trở thành ngân hàng thứ hai đạt lợi nhuận tỷ USD sau Vietcombank. Với lợi nhuận trước thuế đạt gần 23.240 tỷ đồng năm 2021, tăng 47% so với năm 2020, Techcombank đã vượt VietinBank để giữ vị trí á quân lợi nhuận toàn ngành, chỉ còn cách Vietcombank hơn 4.000 tỷ đồng.

Vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng lợi nhuận quý I/2022 là MB, lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.500 tỷ đồng. Ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc MB cho hay, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 3/2022 đạt 10 - 11% so với đầu năm. MB đã được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tạm thời ở mức 15% và kỳ vọng sẽ được tăng thêm trong thời gian tới. Năm 2022, MB có kế hoạch tăng trưởng tín dụng 20%, chuẩn bị cho các kịch bản tăng trưởng đột biến.

ACB công bố đạt 4.200 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2022, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021; mức tăng trưởng tín dụng là 5%; tiến độ thu hồi nợ xấu tốt; chất lượng tài sản ổn định.

Đối với BIDV, tăng trưởng tín dụng đến cuối quý I/2022 là 4,7% so với đầu năm, nợ xấu duy trì ở mức dưới 1%, lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.

Theo SSI Research, xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, SHB thuộc nhóm dẫn đầu trong quý I/2022, với lợi nhuận trước thuế tăng 92%, đạt 3.200 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng 5%, tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm, biên lãi ròng [NIM] ổn định; tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5%.

Kế hoạch lợi nhuận năm 2022

Theo Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner, kỷ lục lợi nhuận năm 2021 của Ngân hàng đến từ nỗ lực thực thi mô hình kinh doanh tập trung vào chuyển đổi và đầu tư công nghệ số, góp phần thúc đẩy giá trị giao dịch ngân hàng điện tử, tăng thu ngoài lãi. Trong năm qua, Techcombank đã thu hút thêm 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 9,6 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân đạt 652 triệu giao dịch và 9,1 triệu tỷ đồng, tăng lần lượt 70% và gần 81% so với năm trước đó. Đáng chú ý, Ngân hàng xác lập kỷ lục mới về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn [CASA] trong toàn ngành, đạt 50,5% tính đến cuối năm 2021. Số dư CASA là 158.900 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân [tăng 30,8% so với cuối năm 2020]. Hoạt động kinh doanh của Techcombank trong quý I/2022 tiếp tục khả quan, mục tiêu lợi nhuận cả năm là 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021.

VPBank và Vietcombank lần lượt giữ vị trí thứ nhất và thứ hai trong bảng xếp hạng lợi nhuận quý I/2022, còn VietinBank và Techcombank đang cạnh tranh vị trí thứ ba.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank cho biết, trong quý đầu năm 2022, tín dụng của Ngân hàng tăng 6,9% so với hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp là 10%. Vietcombank kỳ vọng, hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 sẽ được tăng lên 15%.

Năm nay, Vietcombank xây dựng kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12%, tổng tài sản tăng 8%, dư nợ tín dụng tăng 15%, huy động vốn tăng 9%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. Kết thúc quý I, nợ xấu được Ngân hàng kiểm soát ở mức 0,8%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 400%.

Tại VPBank, lợi nhuận quý I/2022 tăng mạnh nhờ ghi nhận đầy đủ phí trả trước từ hợp đồng hợp tác phân phối bảo hiểm [bancassurance] với AIA; tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 7% và 12% so với cùng kỳ năm 2021. Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của VPBank là đạt tổng tài sản 697.000 tỷ đồng, tăng 27%; tiền gửi tăng 28%; tín dụng tăng 35%; lợi nhuận trước thuế ở mức 29.662 tỷ đồng, tăng 107% so năm 2021.

Trong khi đó, MB dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 20.328 tỷ đồng, tăng trưởng 23%.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho rằng, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam không còn áp dụng biện pháp phong tỏa, giúp hoạt động xuất khẩu được duy trì. Cùng với đó, năm 2022, Chính phủ có kế hoạch tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, kích thích khu vực kinh tế tư nhân…, sẽ giúp sức mua tăng trở lại, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng phát triển. Năm nay, OCB xây dựng mục tiêu lợi nhuận trước thuế 7.100 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 tăng 25% [căn cứ theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước].

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích chứng khoán, Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhận định, những ngân hàng có khả năng đẩy mạnh tín dụng và thu nhập ngoài lãi [bancassurance] sẽ gia tăng thứ hạng về lợi nhuận. Trong đó, ngân hàng cho vay cá nhân nhiều thì có biên lãi suất cao hơn, trong bối cảnh lãi suất đầu vào đang có xu hướng nhích lên. Các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt sẽ có nhiều cơ hội trong năm 2022.

Vân Linh

Video liên quan

Chủ Đề