Luộc rau có nên cho muối không

Luộc rau có nên cho muối không
6 bi quyet giup luoc rau xanh va giu nguyen chat dinh duong

1. Cho thêm muối vào nước luộc rau

– Ngoài khả năng nêm nếm giúp tạo độ đậm đà cho món ăn thì muối còn có khả năng giúp cho rau giữ được màu xanh nguyên thủy vốn có, cách làm chỉ cần thêm một chút muối vào nồi luộc rau với tỷ lệ 1 thìa muối nhỏ trên mỗi nửa lít nước luộc.

Luộc rau có nên cho muối không

– Lưu ý để nước thật sôi rồi bỏ muối vào sau đó tắt bếp và bỏ rau vào dùng đũa xơ nhẹ để để rau được thấm đều.

2. Chờ nước thật sôi mới cho rau vào 

– Như đã nói ở lưu ý mục 1 thì bạn nên chờ nước thật sôi rồi hãy cho rau vào luộc, do trong rau có rất nhiều Vitamin nên khi cho vào nước các chất dinh dưỡng này dễ bị hòa tan, nên hãy đợi nước thật sôi cho rau vào sơ nhẹ đến khi thấy rau chuyển sang màu xanh đậm thì nhanh chóng vớt ra.

Luộc rau có nên cho muối không

3. Thêm dầu ăn vào nước luộc rau

– Trong quá trình luộc chúng ta có thể cho 1 ít dầu ăn vào nồi nước luộc, dầu ăn sẽ giúp món rau của bạn xanh và bóng hơn do phủ một lớp mỏng dầu ăn bên ngoài bề mặt rau.

Luộc rau có nên cho muối không

– Bằng việc sử dụng cách này sẽ giúp rau của bạn được xanh lâu hơn và không bị đổi màu, nhưng đối với người có tiền sử bệnh tim mạch và mỡ trong máu thì không nên dùng cách này, do nước luộc sẽ có màu vàng của váng dầu mỡ nên hãy cân nhắc trước khi thực hiện.

4. Ngâm rau vào trong nước đá sau khi luộc xong 

– Khi vừa vớt rau từ nồi luộc ra bạn hãy nhanh cho cho rau vào 1 tô nước đá viên. Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ giúp rau có màu xanh đẹp mắt đồng thời giữ được các Vitamin và khoáng chất có trong rau, ngoài ra nước đá còn giúp tăng độ giòn của rau không bị ỉu như khư ta vớt ra để nguội.

Luộc rau có nên cho muối không

5. Nên luộc rau ở lửa lớn

– Nhiều bạn sợ rau quá chín và mất chất dinh dưỡng nên chỉ bật lửa nhỏ khi luộc, đây là suy nghĩ không đúng, cũng như phản tác dụng và sẽ làm rau của bạn bị nhàu nát không còn ngon nữa. Như đã đề cập ở trên thì rau ngâm trong nước càng lâu thì càng không tốt, do các Vitamin trong rau dễ bị hòa tan trong nước. 

Luộc rau có nên cho muối không

– Cách tốt nhất là mở lửa lớn để nước thật sôi,sau đó tắt bếp rồi bỏ rau vào cách này sẽ giúp thời gian luộc rau giảm đi và các Vitamin trong rau sẽ không bị mất đi quá nhiều.

6. Sử dụng chanh hoặc giấm

– Cho vài giọt nước chanh hoặc giấm ăn vào nồi luộc rau sẽ rất hữu ích trong việc giữ màu sắc cho một số thực phẩm như: Súp lơ, Cà rốt, Khoai tây… Ngoài việc giúp rau giữ được màu sắc nguyên thủy thì việc thêm nước chanh hoặc giấm sẽ giúp tạo thêm hương vị cho món rau.

Luộc rau có nên cho muối không

– Lưu ý: Với cách trên chỉ cần cho 3 – 4 giọt hoặc khoảng một đầu muỗng cà phê vào nồi nước luộc, tránh cho quá nhiều sẽ tạo vị chua rất khó ăn.

Thông qua một số mẹo vặt trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ giúp bạn được phần nào trong việc giữ lại các chất dinh dưỡng và Vitamin có trong rau luộc. Và đừng quên chia sẽ những mẹo vặt trên với gia đình và bạn bè.

Hà Anh   -   Thứ tư, 24/02/2021 17:06 (GMT+7)

Cho rau luộc vào nước đá

Một bí kíp giúp rau luộc luôn xanh tươi và giữ nguyên màu trong nhiều giờ đó chính là cho vào tô nước lọc có vài viên đá lạnh nhỏ trong đó. Sau đó để rau đã nguội hoàn toàn rồi mới vớt ra, để ráo rồi chuyển ra dĩa.

Cho dầu ăn vào nước luộc

Cho dầu ăn vào nồi nước để luộc rau thì không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Nhờ lớp dầu phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau khi luộc xanh và bóng hơn.

Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp cho rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu.

Tuy nhiên nước luộc rau bằng cách này sẽ có ít váng mỡ, tùy theo khẩu vị của từng gia đình mà có thể sử dụng hay không và bạn có thể lựa chọn cách luộc rau cho phù hợp nhé.

Thêm giấm/ chanh vào nước luộc rau

Với 1 -1.5 lít nước luộc rau, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê nước cốt chanh/ giấm (gạo, táo,...). Đợi nước sôi nhẹ, bạn cho chanh hoặc giấm vào và đợi nước sôi bùng rồi luộc rau như bình thường.

Nước cốt chanh/ giấm sẽ giúp rau có màu đậm hơn. Nhất là đối với các loại củ quả có màu cam đỏ như rốt, củ đền. Hương chanh cũng giúp rau có hương vị tươi hơn.

Luộc rau có nên cho muối không
Sử dụng bí quyết để luộc rau củ quả xanh và đẹp mắt. Ảnh: GG

Thêm muối trắng vào nước luộc rau

Cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi nước luộc rau khoảng 1 - 1.5 lít nước. Sau đó đợi nước sôi già thì cho rau vào luộc. Khi rau chín lập tức với ngay ra ngoài, tránh để rau mềm hơn.

Muối có tác dụng làm tăng độ nóng của nước luộc giúp thúc đẩy quá trình chín nhanh của rau, giúp rau xanh mướt. Bên cạnh đó, muối còn làm rau đậm vị hơn.

Quy tắc luộc rau đúng cách

Có 3 điểm bạn cần nhớ trước khi luộc rau:

Đợi nước sôi già: Không nên cho rau vào nước lạnh hoặc nước chưa sôi già. Điều này sẽ kéo dài quá trình chín của rau làm rau củ mềm, không còn giữ được độ giòn. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ được dưỡng chất có trong rau củ.

Không đậy nắp khi luộc rau: Việc làm này sẽ làm hơi nước giữ lại trong nồi, rau củ nhất là đậu bắp, rau mồng tơi,... sẽ nhanh vàng hơn.

Luôn để rau ráo nước sau khi luộc: Nhiều bạn có thói quen lấy rau từ nồi và cho vào đĩa trực tiếp bảo quản, phần nước từ rau đọng phía dưới làm rau mau nhớt và hỏng hơn.

Thứ năm, 22/08/2019, 07:49 GMT+7

Rửa rau thế nào cho sạch, có nên đậy nắp nồi khi luộc rau hay không, làm sao để rau giữ được hương vị, màu sắc và giá trị dinh dưỡng nhất trong quá trình luộc,...

Cho một ít muối vào nồi nước,  đun lửa lớn đến khi thật sôi mới bỏ rau vào luộc, 

bạn sẽ giữ được dinh dưỡng tối đa cho món ăn.

Luộc rau có nên cho muối không
      
Luộc rau có nên cho muối không

Luộc rau có nên cho muối không

Luộc rau được nhiều người cho là một trong những công việc nấu ăn đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch rau, cho vào nước sôi và đợi rau chín là đã hoàn thành. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta cần nhiều kỹ năng hơn thế, ví dụ như rửa rau thế nào cho sạch, có nên đậy nắp nồi khi luộc rau hay không, làm sao để rau giữ được hương vị, màu sắc và giá trị dinh dưỡng nhất trong quá trình luộc,...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi luộc rau các vitamin C, B1 và folate ngấm vào nước. Khi rau tiếp xúc với nhiệt càng lâu thì lượng vitamin mất đi càng nhiều. Đặc biệt các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bông cải xanh có thể mất hơn 50% chất chống oxy hóa khi đun sôi.

Theo nguyên tắc chung, khi luộc rau, tốt nhất là giữ thời gian nấu, nhiệt độ và lượng chất lỏng ở mức tối thiểu để giữ dinh dưỡng cho rau. Đó là lý do tại sao hấp là một trong những cách tốt nhất để nấu cho hầu hết các loại rau.

Với các loại củ quả như cà rốt, khoai tây, su hào... nên thái thành miếng nhỏ, càng nhỏ càng tốt để thời gian chín nhanh hơn. Khi đó thực phẩm sẽ mất ít chất dinh dưỡng hơn, lại giữ được độ giòn. Kích thước các miếng nên được thái đồng đều để thời gian chín đều.

Khi rửa rau, bạn không được chà xát rau quá mạnh mà rửa nhẹ nhàng với nước sạch. Rửa xong, không nên để rau quá lâu trước khi đun sôi, bởi như vậy rau sẽ mất độ tươi. Nên đun nước sôi sau đó mới cho rau vào, không nên cho rau vào cùng với nước lạnh ngay lúc đầu, rau sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bạn cần đun nước với ngọn lửa thật lớn, để cho nước sôi thật già thì mới cho rau.

Luộc rau có nên cho muối không

Nên luộc rau nhỏ lửa, cho muối vào nước sôi để rau giữ được độ xanh.

Nhiều người thắc mắc về câu hỏi có nên đậy vung hay mở vung khi luộc rau. Các nghiên cứu cho biết, mở vung khi nấu sẽ làm rau giữ được độ xanh tươi. Nếu đậy nắp, các axit và chất diệp lục trong rau phản ứng với nước sôi, rau sẽ mất màu. Tuy nhiên khi mở nắp, rau sẽ lâu chín hơn, từ đó mất nhiều chất dinh dưỡng.

Vì vậy, để rau vừa xanh tươi, vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể cho thêm một muỗng nhỏ muối vào nước sôi và đậy nắp kín trước khi cho rau vào luộc. Muối vừa giữ được màu xanh của rau, vừa làm hao ít lượng vitamin trong rau hơn so với khi mở nắp. Chúng cũng làm tăng hương vị của rau, khi ăn vừa ngon vừa bổ.

Hãy nếm thử khi rau đến độ chín vừa, đừng để rau sôi quá lâu. Nên ăn hết rau ngay khi còn nóng. Ăn rau nguội sẽ làm mất đi một lượng vitamin đáng kể. Đặc biệt không để rau qua đêm.