Luộc sò huyết bao lâu thì chín

Mô tả sản phẩm

SÒ HUYẾT TRẦN

  Đến Hương Duyên, trước khi ăn món lẩu, nhiều khách hàng nhất định phải gọi một đĩa sò huyết trần, hấp với chút sả, ớt, lá chanh hoặc nướng. Sò huyết Quảng ninh ngon và bổ có tiếng. Nhưng không phải khi nào và ở đâu bạn cũng có thể kiếm đựơc đĩa sò ngon, ăn vào đã miệng như tại nhà hàng Hương Duyên. Bởi không khéo bạn vớ phải đĩa sò nuôi gầy, không khéo sò trần không đúng cách, chỉ nhanh chậm một vài giây thôi, sò quá sống hoặc quá chín, sò dai, nhạt hoặc tanh, cái vị ngon, bổ đặc biệt của sò coi như “ bay” luôn. Ở Hương Duyên chỉ duy nhất  sò loại 1, đánh bắt trong tự nhiên, được chọn kĩ, đảm bảo tươi, chắc và béo. Bạn sẽ có được đĩa sò trần, nướng hoặc hấp đúng như bạn muốn. Con sò vừa chín tới, thịt sò béo, đầy căng miệng vỏ, màu hồng tươi xen lẫn gạch vàng, huyết sò còn nguyên màu hồng tươi, dường như sống mà đã chín bởi  không thấy vị tanh chỉ thấy sự  giòn sần sật, ngọt và ngậy bùi, thêm chút tương ớt hoặc mù tạt, ăn đến đâu thấy thích thú,tuyệt vời đến đó. Và nếu bạn nghiện món sò nhà hàng Hương Duyên với những con sò chắc mẩy, cách chế biến đảm bảo giữ nguyên độ tươi, bổ, béo bạn sẽ có cơ hội tăng cường khí huyết, nâng cao sinh lực. Nào, mời bạn hãy cùng thưởng thức.

Nói tới sò huyết là nói đến một loại nhuyễn thể hai mảnh sống ở các vùng dầm, phá, bãi bùn ven biển. Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có 81,3g moistue, 11,7 g protein, 1,2 g lipid,các khoags chất magiee, kẽm, có hàm lượng Omega cao, các loại vi tamin A, B1, B2, C, giá trị năng lượng 71,2 Klal. Với giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, các món ăn từ sò huyết có tác dụng tốt trong việc chữa các loại bệnh:tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi, tim mạch, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, tốt cho da, tóc, chức năng miễn dịch và tăng cường tầm nhìn.

Có nhiều cách chế biến và thưởng thức sò huyết: Trần , nướng, hấp sả bia, sào chua ngọt, xòa sa tế, nấu cháo…v…v…

Ở Quảng Ninh, người ta hay đãi khách nơi xa tới bằng món sò huyết như một cách giới thiệu món ngon của vùng quê biển. Đã có câu” “ chưa ăn sò huyết, chưa biết Quảng ninh” như một cách khen ngợi chất lượng sò huyết ở vùng này. Mà quả thật, ai đã được thưởng thức món sò huyết do người QN chế biến đều không tiếc một lời khen dành cho món ngon giàu bổ dưỡng này. Tất nhiên đó phải là loại sò mới bắt về, đang kì béo, không quá già cũng không quá non. Nếu đó là sò bắt được từ vùng bãi Hoành bồ, Quảng Yên, Tuần Châu, Tiên Yên, Quan Lạn thì càng tuyệt vời hơn.

Những năm gần đây, các vùng bãi triều bị thu hẹp, sò huyết ngày cũng một ít đi. Tại các chợ người ta bán nhiều sò nuôi, còn gọi là sò gạo hay sò lông, na ná gióng sò huyết nhưng vị ngon thì thua kém một tời một vực và cũng không bổ bằng sò huyết. Khách nơi xa đến, không quen rất dễ mua nhầm. Xin giới thiệu với các bạn một địa chỉ bán sò huyết chính hiệu. Đó là CỬA HÀNG HẢI SẢN HIỀN NHUNG. Được cung ứng từ các vùng biển có tiếng là sò ngon, và chỉ nhập bán sò tươi mới bắt, không qua bảo quản nhiều ngày nên sò huyết của CỬA HÀNG HIỀN NHUNG đều chắc mẩy, dày thịt, khi ăn có độ ngậy, bùi, ngọt và giòn sật với nước sò còn tươi màu hồng và mang hươn vị rất đặc trưng.

Mua sò huyết của  CỬA HÀNG HIỀN NHUNG  bạn hoàn toàn yên tâm không mua phải sò op, gầy, sò chết. Có lẽ vì vậy mà đây đã là là địa chỉ mua sò huyết của nhiều người sành ăn đồ biển ở Hạ Long. Và bây giờ, với món sò huyết tươi của  CỬA HÀNG HẢI SẢN HIỀN NHƯNG bạn hãy vào bếp làm món sò luộc, sò nướng hay trần, tùy theo khẩu vị mà mình và gia đình yêu thích hoặc hãy mua nó tặng bạn bè như một món quà biển yêu thích của người Hạ Long.

Sò huyết là món ăn quen thuộc với mọi nhà. Nhưng không phải ai cũng biết về cách nấu sò huyết sao cho thơm ngon, chuẩn vị. Mà không bị mất chất dinh dưỡng cũng như độ tươi ngon của nó. Hãy để Cần Thơ Plus giúp bạn lựa sò huyết tươi sống và chế biến chúng sao cho thật chuẩn nhé!

GIỚI THIỆU

Đối với người mê hải sản, chắc hẳn sẽ không xa lạ với món sò huyết đầy bổ dưỡng. Đây là một loài nhuyễn thể hai mảnh, thường sống ở khu vực đầm phá, ven biển. Thức ăn yêu thích của chúng là các thực vật hữu cơ, tảo đơn bào, sinh vật phù du. Thoạt nhìn, sò huyết trông khá giống với hến ở nước ngọt. Nhưng vỏ ngoài của chúng có màu sáng hơn, tròn mẩy hơn và có gai ở các đường vân dọc. Bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng thông qua màu sắc thịt bên trong. Đúng như tên gọi của mình, sò huyết có phần thịt mà đỏ tươi như máu rất đặc trưng. Sò huyết có rất nhiều cách chế biến từ xào cho đến nấu cháo đều ngon.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SÒ HUYẾT

Sò huyết là một trong những món ăn chứa rất nhiều dinh dưỡng trong hầu hết các loại sò. Sò huyết có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như đạm, magie, kẽm, omega-3 cao. Đối với nhiều người sành ăn sò huyết không chỉ là đơn thuần là món ăn. Mà nó còn là một bài thuốc hữu hiệu trong nhiều trường hợp. Trong Đông Y, sò huyết được xem là một “thần dược” với vị mặn, ngọt thanh, và tính ấm của nó có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Sò huyết có đến 9 tác dụng chữa bệnh không thể ngờ đến:

  • Chữa chứng suy nhược cơ thể.
  • Chữa lao phổi hiệu quả.
  • Chữa kinh nguyệt ra nhiều ở phụ nữ.
  • Chữa tăng huyết áp, béo phì.
  • Chữa đau dạ dày, ợ chua.
  • Chữa đại tiện ra máu.
  • Chữa cam răng.
  • Chữa tụ máu, bầm tím. 
  • “Thần dược” cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.

Luộc sò huyết bao lâu thì chín

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN SÒ HUYẾT

Tuy sò huyết chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu ăn không đúng cách, Nó sẽ là một mối nguy hiểm cho chính người ăn chúng.

Gây dị tật thai nhi

Do hàm lượng retinol có trong sò huyết quá cao. chúng có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy với phụ nữ mang thai và và trong quá trình cho con bú tuyệt đối không được ăn sò huyết.

Gây ngộ độc cho trẻ nhỏ

Ngoài ra, trẻ nhỏ không được khuyến khích ăn sò huyết. vì nếu sò huyết không được nấu chín thì sẽ gây ngộ độc cấp tính cho trẻ nhỏ. Khi mua sò huyết để chế biến món cho con, mẹ tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon. Sau chế biến phải đảm bảo sò huyết chín kỹ. Không được cho trẻ ăn sò sống hay sò tái dưới bất kì hình thức nào. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, không nên cho trẻ ăn sò huyết quá sớm. Vì trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn so với người trưởng thành và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ ăn sò huyết nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Dễ gây dị ứng

Do sò huyết sống sâu trong bùn đất. Nên sò huyết sống có thể chứa nhiều virus và vi khuẩn. Bao gồm cả vi khuẩn gây viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Nó có thể gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng… cho người ăn. Vì vậy, những người có hệ tiêu hóa yếu, hoặc cơ địa dễ bị dị ứng tốt nhất không nên ăn. khi dùng sò huyết bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn sò huyết sống.

Lưu ý: Khi bị dị huyết với sò huyết sẽ xuất hiện các biểu hiện gây nên tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy. Do đó sau khi bị dị ứng sò huyết, bạn nên ngưng ăn và đến khám tại các trung tâm y tế gần nhất.

CÁCH CHỌN SÒ HUYẾT TƯƠI NGON

Khi chọn sò huyết, sò huyết có kích cỡ lớn vừa là ngon nhất, không quá to cũng không quá nhỏ. Những con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo lại, còn con sò lớn quá khi ăn lại dễ bị dai.

Cách đơn giản để phân biệt sò huyết sống và sò huyết chết. Nếu sò huyết còn sống chúng sẽ thò lưỡi ra ngoài, vỏ sò sẽ đóng mở tự nhiên. Vì thế khi bạn nhìn thấy miệng của sò đang hé mở ra mà bạn chạm nhẹ tay vào. Chắc chắn rằng chúng sẽ tự động đóng miệng của mình lại mà không cần đến sự can thiệp nào. Nếu cẩn thận hơn, bạn nên lựa từng con sò. Nếu sò ngậm miệng, bạn vẫn có thể biết được sò sống hay chết bằng cách ngửi sò, nếu có mùi hôi thì tuyệt đối không mua.

Khi mang sò về, bạn nên ngâm nước khoảng 2 đến 3 tiếng cho sò nhả sạch bùn đất. Đây cũng là lúc kiểm tra lại xem có lẫn sò chết không trước khi chế biến.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của nhiều người dân nuôi sò huyết lâu năm. Bạn không nên mua đồ hải sản như tôm, cua, sò… vào các ngày giữa tháng âm lịch. Vì lúc đó đồ hải sản thường kém ngon hơn so với các thời điểm khác.

CÁCH NẤU CHÁO SÒ HUYẾT

Nguyên liệu

  • 200g gạo tẻ
  • 500g sò huyết tươi
  • 1 quả trứng muối
  • Gừng
  • Hành
  • Gia vị cần thiết

Luộc sò huyết bao lâu thì chín

Cách nấu

Bước 1: Sò huyết mua về bạn cần ngâm trong nước với ít ớt trong khoảng 2 tiếng. Sau đó rửa sạch lớp bùn đất bên ngoài, vớt ra để ráo.

Bước 2: Gạo tẻ bạn đem đi rang cho vàng đều hạt gạo. Sau đó đem đi nấu nhừ thành cháo.

Bước 3: Nấu nồi nước sôi rồi cho sò huyết vào khoảng 5 phút cho sò mở miệng thì vớt ra lấy thịt.

Bước 4: Phần thịt sò huyết bạn tiến hành xào chung với dầu ăn và gia vị cho thơm.

Bước 5: khi cháo đã chín, cho trứng muối cùng sò huyết vừa xào vào nồi, khuấy đều là có thể dùng được, có thể cho thêm gừng và hành thêm nếu thích.

CÁCH NẤU SÒ HUYẾT RANG ME

Nguyên liệu

  • Sò huyết: 400g
  • Me vắt: 1 bát nhỏ
  • Đường, nước mắm, tương ớt
  • Tỏi, ớt băm
  • Rau răm (hoặc rau mùi)
  • Dầu ăn
  • Đậu phộng rang (nếu có)

Luộc sò huyết bao lâu thì chín

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế sò huyết và các nguyên liệu khác

  • Ngâm sò huyết trong nước với vài lát ớt khoảng 2 giờ. Sau đó đem Sò huyết chà sạch, rửa lại nhiều lần với nước cho kỹ. Ở đây bạn có thể luộc sơ qua sò huyết để khi xào cho nhanh hơn, hoặc để ráo sò huyết rồi đem xào (như vậy sò huyết sẽ ngọt hơn).
  • Rau răm (rau mùi) nhặt sạch, rửa và để ráo.

Bước 2: Làm nước me

  • Cho thêm chút nước vào me vắt cùng đường, bóp nhẹ tay rồi lọc lấy nước, bỏ hạt. (Tùy lượng đường bạn cho, vì có thể cho thêm đường vào điều chỉnh sau nên không nên cho quá nhiều đường).
  • Nếu dùng me hạt, bạn hòa me hột với nước và đường (có thể thêm đường lúc sau nếu nếm thấy chưa đủ ngọt). Lọc hoặc gạn bỏ hạt.

Bước 3: Cho dầu vào chảo, bật bếp và làm nóng dầu ăn. Sau đó cho tỏi, ớt băm vào phi thơm. Tiếp tục cho sò huyết vào, đảo đều tay cho sò huyết trộn đều cùng dầu ăn. Sau đó cho nước me vào, thêm nước mắm (cho vừa phải). Thêm chút tương ớt nếu bạn thích cay và đảo đều cho đến khi nước me sệt lại. Nếu sò huyết không luộc sơ qua, bạn thử dùng đũa để mở nắp sò, nếu thấy mở ra dễ dàng là sò đã chín.

Bước 4: Nếm lại món ăn cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Thưởng thức khi món ăn còn nóng hổi để cảm nhận rõ vị ngon ngọt của sò huyết xào me. Không nên để nguội vì cũng giống như các loại hải sản khác, sò huyết sẽ bị tanh và mất vị ngon ban đầu. Nếu thích, bạn có thể rắc thêm một chút đậu phộng (lạc) rang lên trên để có thêm vị bùi bùi, béo béo, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.

CÁCH NẤU SÒ HUYẾT XÀO BƠ TỎI

Nguyên liệu

  • 2 củ tỏi
  • 20g bơ
  • 1,5 kg sò huyết
  • Rau răm
  • Gia vị cần thiết

Luộc sò huyết bao lâu thì chín

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế sò huyết và các nguyên liệu khác

  • Sò huyết sau khi mua về rửa sạch với nước, ngâm sò huyết với vài lát ớt để sò nhả hết bùn đất hoặc ngâm sò với nước vo gạo đặc. Rửa sò huyết lại lần nữa cho sạch rồi để ráo.
  • Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Rau răm rửa sạch.

Bước 2: Phi thơm tỏi băm với chút dầu ăn rồi cho 20g bơ vào đợi tan chảy. Khi thấy tỏi thơm và chuyển sang màu vàng, vớt phần tỏi ra bát nhỏ.

Bước 3: Cho sò huyết vào xào đảo đều tay đến khi sò huyết mở miệng thì thêm chút đường, bột nêm, tiêu rồi lắc đều lần nữa, cuối cùng cho phần tỏi.

Bước 4: Cho sò huyết ra đĩa ăn kèm với rau răm.

CÁCH NẤU SÒ HUYẾT RANG MUỐI

Nguyên liệu

  • 1 kg sò huyết
  • 4 quả ớt
  • 1 củ tỏi
  • Rau răm
  • Dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, muối

Luộc sò huyết bao lâu thì chín

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế sò huyết và các nguyên liệu khác

  • Sò huyết ngâm nước vo gạo khoảng 3 – 4 tiếng để sò nhả sạch cát. Chà rửa bên ngoài vỏ sò. Rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Rau răm rửa sạch, để ráo.
  • Ớt rửa sạch, bỏ cuống, để ráo.

Bước 2: Làm muối ớt: Cho 2 muỗng muối + 4 quả ớt + nửa muỗng bột ngọt vào cối giã nát.

Bước 3: Sò huyết cho hết vào tô, trút muối ớt vào xóc đều.

Bước 4: Phi thơm tỏi băm với dầu ăn rồi trút hết sò huyết vào xào với lửa lớn khoảng 3 phút.

Bước 5: Múc sò ra đĩa, cho rau răm lên trên, ăn lúc còn nóng. Tránh ăn nguội vì khi nguội sò sẽ bị tanh.

CÁCH NẤU SÒ HUYẾT LUỘC SẢ

Nguyên liệu

  • Sò huyết 500 gram
  • Sả 3 cây
  • Ớt hiểm 3 trái
  • Rau răm
  • Muối, bột ngọt
  • Nước lọc

Luộc sò huyết bao lâu thì chín

Cách nấu

Bước 1:  Sò huyết ngâm nước vo gạo khoảng 3 – 4 tiếng để sò nhả sạch cát. Chà rửa bên ngoài vỏ sò. Rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

Bước 2:  Sả bóc vỏ ngoài, rửa sạch, chặt làm 3 khúc. Sau đó đập nát. Phần đuôi chứa nhiều hương vị nên sau khi đập dập thì cắt sợi.

Bước 3: Bỏ xả vào nồi nước, đem đun sôi. Nếu thích ăn cay có thể thái ớt bỏ vào cùng.

Bước 4: Chờ nước sôi, bỏ sò huyết vào, đậy vung, chờ khoảng 1-2 phút rồi vớt ra ngay. Hoặc nếu muốn ăn chín thì chờ đến khi sò mở miệng rồi vớt ra. Dùng cùng muối tiêu chanh và rau răm.

Cần Thơ Plus gợi ý cho bạn một số cách chế biến sò huyết sao cho thơm ngon, chuẩn vị nhất. Bạn có thể dùng sò huyết cho các bữa chiêu đãi người thân, bạn bè. Hay đơn giản là bữa cơm gia đình. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo cách nấu canh chua thơm ngon, cách nấu cháo giải cảm cho gia đình tại Cần Thơ plus nhé.

Luộc sò huyết bao lâu thì chín