Máy kiểm tra hóa chất trong thực phẩm năm 2024

SKĐS - Nắm bắt được tâm lý lo ngại của người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để sắm một chiếc máy phát hiện hóa chất tồn dư trong thực phẩm, nhiều doanh nghiệp đã khuyếch trương giá trị của nó như một chiếc máy thần kỳ có thể phát hiện tất cả các hóa chất nguy hại.

Nắm bắt được tâm lý lo ngại của người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để sắm một chiếc máy phát hiện hóa chất tồn dư trong thực phẩm, nhiều doanh nghiệp đã khuyếch trương giá trị của nó như một chiếc máy thần kỳ có thể phát hiện tất cả các hóa chất nguy hại. Thông tin này đã được Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cảnh báo đến người tiêu dùng về việc quảng quá mức.

Có phát hiện được tất cả các hóa chất tồn dư?

Nghe bạn bè kể chuyện về tác dụng như thần của chiếc máy xét nghiệm nhanh thực phẩm, chị Thanh Thủy (Nguyễn Chánh - Cầu Giấy - Hà Nội) cũng tậu cho mình một chiếc. Chiếc máy nhỏ gọn này luôn đồng hành cùng chị mỗi khi chị đi chợ, siêu thị. Mua bất cứ sản phẩm thực phẩm nào từ thịt, rau, trái cây, chị Thủy đều lấy máy ra kiểm tra độ an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, chị Thủy cũng như nhiều chị em khác tỏ ra băn khoăn là không rõ kết quả của máy có phản ánh đúng độ an toàn của sản phẩm hay không nữa, bởi trên thực tế, các máy có nguồn gốc xuất xứ đa dạng này (Việt Nam, Nga, Trung Quốc) không thể phát hiện được tất cả các loại hóa chất tồn dư, mà chủ yếu chỉ phát hiện được nồng độ nitrat.

Máy kiểm tra hóa chất trong thực phẩm năm 2024

Máy không phát hiện được tất cả hóa chất tồn dư.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay sản phẩm máy xét nghiệm nhanh thực phẩm phổ biến nhất là hai loại máy với tên gọi là Soeks Nuc và Ecotester được thiết kế như một chiếc điện thoại di động và có giá bán khoảng 5 triệu đồng/cái. Cả hai loại máy này mặc dù xuất từ Nga nhưng đều được cài tiếng Việt và có dữ liệu chỉ số hàm lượng nitrat chuẩn của hơn 60 loại thực phẩm theo quy định cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Cách sử dụng thiết bị đo nitrat này cũng khá đơn giản, chỉ cần chọn ngẫu nhiên một loại thực phẩm, sau đó cắm ngập đầu thanh kim loại vào thực phẩm cần đo. Trong vòng 20 giây, chỉ số nồng độ nitrat sẽ hiển thị và ngay lập tức, máy sẽ đối chiếu với mức nitrat quy định và đưa ra khuyến cáo phù hợp cho người tiêu dùng.

Với chức năng như vậy, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, phải gọi chiếc máy này là máy đo dư lượng nitrat trong thực phẩm chứ không nên gọi là máy đo an toàn thực phẩm để người tiêu dùng tránh hiểu lầm về công năng của nó. Hơn nữa, việc đo nitrat bằng máy này sẽ khó có độ chính xác vì các nguyên nhân như việc bảo quản máy, đầu cắm... Bên cạnh đó, chiếc máy này chỉ đo được những thực phẩm có thể cắm đầu test vào nên các loại rau, sản phẩm dạng nước sẽ không đo được.

Khó có thể khẳng định kết quả chính xác hoàn toàn

Một số chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm và y tế cho rằng, hầu hết sản phẩm thiết bị test nhanh thực phẩm đang được bán trên thị trường đã “đánh” trúng vào tâm lý của người dân lo ngại trước tình trạng mất ATVSTP. Tuy nhiên người tiêu dùng không nên lạm dụng hay tin tưởng quá nhiều vào các sản phẩm, thiết bị này có thể phát hiện nhanh chóng, chính xác và ngăn chặn được các mối nguy hại trong thực phẩm. Hiện nay, hóa chất bảo vệ thực vật gây hại đến sức khỏe con người có trên 2.000 loại, cùng với đó là nhiều tác nhân nguy hại khác có trong thực phẩm. Trong khi các sản phẩm test nhanh thực phẩm cho phép sai số rất cao nên rất khó để khẳng định thực phẩm có nguy hiểm, ô nhiễm hay không. Hơn nữa các loại máy bán trên thị trường chỉ đo được chỉ tiêu nitrat.

Máy kiểm tra hóa chất trong thực phẩm năm 2024

Nhiều thiết bị test nhanh độc tố trong thực phẩm cho kết quả không chuẩn.

Mới đây, Cục ATTP vừa có thông báo khuyến cáo, một số trang website hiện đang quảng cáo thổi phồng, sai lệch chức năng so với hồ sơ đăng ký lưu hành của loại máy đo kiểm tra độ ATTP có tên SOEKS NUC-019-1 do Liên bang Nga sản xuất. Theo Cục ATTP, kết quả thu được khi sử dụng bộ xét nghiệm nhanh này cũng chỉ là kết quả ban đầu, mang tính sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm tiếp theo trong phòng thí nghiệm.

Trước tình hình này, Cục ATTP đã làm việc với đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Nga, tuy nhiên, đại diện công ty này khẳng định, thông tin quảng cáo thổi phồng chức năng máy SOEKS NUC trên các trang website không thuộc quản lý của đơn vị này.

Bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, Cục ATTP chỉ mới cấp phép cho một số ít sản phẩm dựa trên các kết quả kiểm định khoa học và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong đó có sản phẩm máy kiểm tra hàm lượng nitrat trong hoa quả và một bộ sản phẩm test kiểm tra vi sinh vật, một bộ test kiểm tra hàn the trong giò chả và bộ kiểm tra chất histamin trong thủy sản. Tuy nhiên, bất cứ thiết bị hay sản phẩm test nhanh nào về hóa chất trong thực phẩm cũng đều có sai số nhất định nên người dân khi sử dụng cần phải rất thận trọng và nên sử dụng những sản phẩm đã được cấp đăng ký lưu hành, hơn nữa cũng không nên lạm dụng hay tin rằng thiết bị có thể phát hiện được tất cả chất gây hại cho sức khỏe có trong thực phẩm.