Nêu và giải thích mực tiêu phương hướng của Chính sách giáo dục và đào tạo lấy ví dụ

Hoạt động 1: đàm thoại để tìm hiểu mục tiêu cơ bản của chính sách GD và ĐT.

- GV: Dẫn dắt HS tiếp cận khái niệm.

 Gia đình bạn A có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên gia đình không thể cho bạn A đi học. Chính quyền địa phương biết chuyện nên đã tạo điều kiện cho bạn A đến trường như: Miễn học phí, cho bạn A nhận học bổng,…

Qua câu chuyện trên cho chúng ta thấy được chính sách gì của Nhà nước ta?

- HS: trả lời.

- GV: Nhận xét, bổ sung: Chính sách GD&ĐT của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho những em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, giúp đỡ các em có thể thực hiện được ước mơ của mình, tạo cơ hội cho các em phát huy được năng lực của bản thân.

Vậy theo các em giáo dục là gì? Đào tạo là gì?

-         HS: trả lời.

-         GV: Nhận xét, bổ sung:

ü Giáo dục là hoạt động dạy dỗ để phát triển khả năng, thể chất, tri thức, nghề nghiệp cho con người.

ü Đào tạo là làm cho con người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.

Vậy, thế nào là chính sách giáo dục và đào tạo?

-         GV: Chính sách GD&ĐT là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân (Cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp,…).

?  GD&ĐT có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của quốc gia?

 Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”.

-         GV kết luận: Giáo dục là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

-         Từ vai trò đó GD có nhiệm vụ gì?

-         GV: lần lượt giải thích để làm rõ từng nhiệm vụ.

-         Nâng cao dân trí: là làm cho nhân dân ngày một phát triển tư duy, trí tuệ, hiểu biết về những kiến thức phổ thông cũng như những khoa học thường thức trong cuộc sống.

Ví dụ: Đưa GV về các vùng sâu, vùng xa. Thông qua GD&ĐT, trình độ hiểu biết của người dân được bồi dưỡng thường xuyên, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả công việc.

-         Đào tạo nhân lực: là truyền đạt, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn liền với công việc, việc làm, ngành nghề cụ thể cho người lao động nhằm đắp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đào tạo ra những con người có năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Ø Tạo ra đội ngũ lao động.

Ø Tạo ra đội ngũ chuyên gia

Ø Tạo ra đội ngũ nhà quản lý.

Ví dụ: Đối với người lao động được đào tạo họ có thể tự giám sát, giảm bớt những tai nạn lao động bởi những tai nạn xảy ra do những hạn chế của con người, trang thiếp bị, điều kiện làm việc thích ứng và theo sát với sự tiến hóa, phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

-         Bồi dưỡng nhân tài: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy”

Những người có tài năng đặc biệt được phát triển, từ đó sẽ phát huy sở trường của mình trong việc đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội.

Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh

GV: Nhiệm vụ nào quan trọng nhất?

-         GV: chuyển ý.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để làm rõ phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

-         GV: Dựa vào SGK và cho biết nhà nước ta đã đưa ra những  phương hướng cơ bản nào để phát triển giáo dục và đào tạo?

-         HS: nêu các phương hướng cơ bản.

-         GV: để làm rõ từng phương hướng, tiến hành chia lớp thành 6 nhóm và cho lớp thảo luận câu hỏi sau:

Nhóm 1: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhà nước ta làm gì?

Nhóm 2: Ở nước ta việc mở rộng quy mô giáo dục được thể hiện như thế nào?

Nhóm 3: Em hiểu như thế nào là ưu tiên đầu tư cho giáo dục? ví dụ?

Nhóm 4: Em hiểu như thế nào là thực hiện công bằng trong giáo dục? Lấy ví dụ?

Nhóm 5: Xã hội hóa sự nghiệp  giáo dục có tác dụng gì? Em hiểu đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục là như thế nào?

Nhóm 6: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ?

-         HS: tiến hành hoạt động nhóm, trả lời.

-         GV: nhận xét, bổ sung.

Nhóm 1: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo cần phải:

-         Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

-         Đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lí.

-         Có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện và sử dụng nhân tài.

Ứng dụng phương tiện dạy học để dạy học tích cực, (trang bị máy tính, thay vì đọc chép thì GV tổ chức, thiết kế, hướng dẫn và HS là chủ thể hoạt động).

Nhóm 2: Trên cơ sở đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội, nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, phát triển giáo dục bằng hình thức chính quy và không chính quy.

Tại Khoản 2, Điều 4 Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định. Các em có thể về tìm hiểu thêm.

Nhóm 3: Nhà nước ưu tiên đầu tư cho GD&ĐT vì: GD&ĐT được nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Nhà nước nên đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho trường học, chuẩn hóa và hiện đại hóa nhà trường(đầu tư trang thiết bị hiện đại, đầu tư kinh phí).

Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục.

Nhóm 4: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là nhằm tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời(Người nghèo có cơ hội học tập, phát huy năng lực người tài giỏi).

Ví dụ: Xóa mù chữ, phổ cập GD; Nhà nước có chính sách hỗ trợ vùng, miền như ưu tiên đảm bảo phát triển GD miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách hổ trợ về tài chính như chính học bổng, học phí, trợ cấp xã hội cho HS, SV ở các trường ĐH, CĐ,…

Nhóm 5: Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục có tác dụng xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học thường xuyên, học suốt đời. Thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức ngoài công lập ra đời góp phần thúc đẩy cho GD phát triển, làm nhẹ bớt ngân sách của Nhà nước cho GD(trường bán công, dân lập, trường nghề, các trường có vốn đầu tư nước ngoài 100%).

Nhóm 6: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục

Đào tạo được một đội ngũ chuyên gia giỏi phục vụ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nhà nước tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục là vì:

-         Để tiếp cận với nền giáo dục hiện đại của thế giới.

-         Đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

-         Góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực và trên thế giới. Thu hút nguồn đầu tư cho giáo dục, các trường liên kết hợp tác với nước ngoài(VN-Đức, Đại học Hoa Sen, Đại học Việt Đức), tạo cơ hội học tập cho mọi người(du học nước ngoài).

? Trách nhiệm của học HS đối với chính sách GD&ĐT?

1.Chính sách Giáo dục và Đào tạo

a.Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

                                             Vai trò của GD&ĐT.

-        Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại.

-         Là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-         Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực.

                                   Nhiệm vụ của GD&ĐT

-         Nâng cao dân trí

-         Đào tạo nhân lực

-         Bồi dưỡng nhân tài

b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT

- Mở rộng quy mô giáo dục

- Ưu tiên đầu tư cho GD&ĐT

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: Huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: Vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Liên hệ thực tiễn:

-         Cố gắng học tập tốt.

-         Tham gia lao động trong bất kì thành phần kinh tế nào.

-         Có tay nghề và lao động thành thạo.

-         Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.


Page 2