Ngửi mùi cồn công nghiệp có độc hại không

  • Không được lợi dụng dịch bệnh để tăng giá xét nghiệm COVID-19

Theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tại đây vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (54 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) ngộ độc do uống nhầm cồn chứa Methanol.

Nam bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau đầu, mờ mắt, chóng mặt. Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên gia đình đã mua cồn về để ở mỗi phòng 1 chai với mục đích tiện cho công tác sát khuẩn.

Chai cồn 70 độ được được gia đình mua tại hiệu thuốc gần nhà vì thế nên tin tưởng sử dụng cho mọi công tác sát khuẩn mà không đọc kỹ công dụng ghi trên nhãn mác là “Dùng làm chất đốt và rửa kính”.

Trước khi nhập viện 1 ngày, nam bệnh nhân có uống nhầm khoảng 100 ml cồn ở trong chai, sau đó thì xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ…  Trung tâm Chống độc đã xét nghiệm chai cồn do gia đình mang tới có nồng độ cồn công nghiệp Methanol là 56%.

Ngửi mùi cồn công nghiệp có độc hại không
Chai "cồn 70 độ" chứa Methanol độc hại gia đình mua ở hiệu thuốc về để sát khuẩn và bệnh nhân đã uống nhầm dẫn đến ngộ độc.

Rất may mắn nam bệnh nhân nói trên đến viện kịp thời, đã được lọc máu khẩn cấp nên qua khỏi nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân còn di chứng mờ mắt.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Loại cồn sát trùng thực sự mà người dân cần sử dụng phổ biến là Ethanol, còn cồn công nghiệp Methanol lại là hóa chất độc hại không được dùng làm sát trùng.

“Sản phẩm chứa cồn công nghiệp Methanol nêu trên có nguy cơ rất cao gây ngộ độc cho người sử dụng. Mặc dù trên nhãn ghi công dụng chỉ dùng làm chất đốt và rửa kính, có nghĩa là hóa chất độc hại, hoàn toàn không liên quan y tế nhưng lại được bán ở hiệu thuốc. Mẫu mã và hình thức giống với chai cồn sát trùng như đóng chai giống hệt nhau, cũng có chữ “cồn 70 độ”, được sản xuất bởi một công ty TNHH đầu tư thương mại dược….

Cồn công nghiệp Methanol hoàn toàn không được sử dụng để sát trùng trong y tế, bởi không đảm bảo tác dụng sát trùng. Khi cồn này dùng quá nhiều trên da và nhiều lần hoặc kéo dài sẽ ngấm qua da tới mức đủ gây ngộ độc như nhiễm toan chuyển hóa, tổn thương mắt, tổn thương não. Do các đặc điểm dễ nhầm lẫn và lại được bán ở hiệu thuốc nên người dân dễ dàng mua về sử dụng không đúng dẫn tới ngộ độc ”, BS Nguyên cho biết.

Ngửi mùi cồn công nghiệp có độc hại không
Người dân thường mua cồn 70 độ chứa Ethanol về sát khuẩn

Qua xét nghiệm các chai cồn sát trùng do bệnh nhân mang tới (trong nhiều năm gần đây), Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện nhiều sản phẩm cồn sát trùng rởm (chai cồn chỉ có chứa thành phần cồn công nghiệp Methanol và nước). Trung tâm đã báo cáo với các cơ quan chức năng và thông báo cho người dân biết. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm cồn công nghiệp độc hại này vẫn tiếp tục được bán ở các hiệu thuốc nhưng đã thay đổi nhãn mác về công dụng thành “dùng để đốt hay lau chùi”, hình thức chai lọ và nhãn mác vẫn rất giống các chai cồn sát trùng thông thường, gây nhầm lẫn cho người mua.

Theo khuyến cáo của TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, người dân khi mua cồn về sát trùng phải xem kỹ các thông tin trên nhãn mác, đặc biệt về công dụng, thành phần cụ thể rõ ràng để tránh sử dụng nhầm mục đích và sẽ dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Đồng thời kiến nghị với cơ quan quản lý, cồn công nghiệp không được phép bán tại hiệu thuốc mà chỉ nên bán tại quầy bán các hóa chất tẩy rửa hoặc cửa hàng hóa chất để tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

Trong mấy ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8.2016, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cấp cứu 4 trường hợp ngộ độc rượu Methylic (Methanol - thường gọi là cồn công nghiệp). Có 1 ca tổn thương não nặng gia đình xin về và đã tử vong. Trước nay, ngộ độc Methylic vẫn thường xảy ra và hình như không thể phòng chống, tuy nhiên về mặt an toàn thực phẩm là không thể chấp nhận được!

  • Ngày xuân - cảnh giác với rượu giả
  • Hé lộ công nghệ làm rượu giả từ vựa ve chai lớn nhất Hà thành
  • 4 phương pháp phân biệt rượu thật và rượu giả

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc - Bệnh viện (BV)  Bạch Mai cho biết, ông Nguyễn Văn T, 56 tuổi, ở Sơn La, nhập viện ngày 1-8 trong tình trạng tụt huyết áp, hôn mê sâu do ngộ độc rượu có Methanol. Ông T nghiện rượu, mỗi ngày đều uống khoảng nửa lít, hàng ngày tỉnh ít say nhiều...

Tối 1-8, sau bữa rượu chiều ông kêu đau đầu, nhìn mờ. Khi đến BV Đa khoa Mộc Châu đã hôn mê nên được chuyển ngay về BV Bạch Mai. Chụp cắt lớp cho thấy não bệnh nhân tổn thương rất nặng, gia đình xin cho về chỉ sau 1 ngày nhập viện... Một bệnh nhân nam khác 54 tuổi, ở Thanh Hóa chuyển đến Trung tâm ngày 31-7, nồng độ Methanol trong máu 35,8mg/dl (đề xi lít), trong khi 20mg/dl đã là ngộ độc; hiện vẫn đang trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương não.

Ngửi mùi cồn công nghiệp có độc hại không

Nguyễn Duy Vường và những chai rượu độc.

Còn bệnh nhân 52 tuổi, ở Gia Lộc, Hải Dương, sau một ngày thấy mệt, ăn uống kém, xuất hiện khó thở tăng dần, lơ mơ, gọi hỏi không biết, có cơn co cứng toàn thân; xét nghiệm Methanol máu tới 163mg/dl; cũng đang hôn mê, tổn thương não. Cả hai bệnh nhân trên đang phải thở máy, tiên lượng rất xấu vì tổn thương não nặng, thời gian điều trị chắc chắn sẽ kéo dài và khó nói có thể cứu được hay không vì khả năng phục hồi vùng mô não đã chết do Methanol là không thể!?

Ngộ độc Methanol thường xảy ra rải rác trong năm do uống nhầm vì Methanol không màu, mùi hắc, vị cay giống y như rượu Ethylic hoặc uống phải rượu Ethylic có lẫn Methanol hay tự sát khi uống những chất dùng dung môi là Methanol như dung dịch làm sơn, tẩy rửa (lau rửa máy photocopy, kính ôtô), dung môi làm sạch gỗ, chất chống đông lạnh, nước hoa, vecni đánh gỗ... Ấn Độ là nước có số ca tử vong nhiều nhất do Methanol.

Năm 1991, ở New Delhi có trên 200 người tử vong do thuốc chữa tiêu chảy có lẫn Methanol; năm 1992, ở Cuttack có 162 người chết do uống rượu có Methanol; năm 2009, ít nhất 30 người ở bang Uttar Pradesh và hơn 100 trường hợp ở bang Gujarat chết do rượu độc; năm 2011, gần 170 người ở bang Tây Bengal tử vong cùng nguyên nhân; tháng 1-2016, ít nhất 29 người ở bang Uttar Pradesh thiệt mạng vì rượu độc thì tháng 7-2016 bang này lại có 21 người chết, 6 người bị mù vì Methylic, trong khi nhiều người khác đang phải nằm viện.

Cảnh sát đã bắt giữ chủ tiệm rượu và một số công chức có liên quan. Năm 1998, Campuchia có trên 60 người chết do rượu có Methanol. BV Christchurch ở New Zealand năm 2000 ghi nhận 26 ca ngộ độc Methanol, 4 người chết trước khi vào viện, 4 người chết ở các giai đoạn hồi sức, điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt. Ở Na Uy, 4 tháng năm 2002, có 33 người nhập viện vì Methanol, 5 người tử vong.

Hàng năm Việt Nam có khoảng trên 1.000 ca ngộ độc Methanol và trên 20 người tử vong (thống kê của Bộ Y tế). Ngộ độc Methanol có tỉ lệ tử vong cao và nhanh chóng, ví dụ năm 2005, ở An Giang, 9 người uống rượu độc, thì 6 người chết trước khi vào viện, 2 người chết tại BVĐK  tỉnh, duy nhất 1 người được cứu sống - tất cả xảy ra trong vòng 24 giờ kể từ khi uống rượu.

Tháng 10 - 2008, BV Chợ Rẫy, TP. HCM  cấp cứu 31 ca ngộ độc Methanol thì 11 ca tử vong. Nói Methanol (CH3OH) là cồn công nghiệp vì thường được dùng làm dung môi trong công nghiệp, tuy nhiên còn dùng cả Ethanol (C2H5OH) cho mục đích này, nên nói "cồn công nghiệp" còn được hiểu là cả Ethanol không tinh khiết do có lẫn các tạp chất (thường là độc) như các Aldehyt, Furfural, Methanol, rượu bậc cao...

Giống như Ethanol, Methanol hấp thu 100% vào máu và chuyển hóa, đào thải theo ba dạng: Thủy phân thành Cacbonic (CO2) và nước; một phần đào thải nguyên dạng theo đường thở và tiết niệu; nhưng nguy hiểm nhất là oxy hóa thành Formaldehyte (Formol) - chất ướp xác kịch độc, chất này tiếp tục oxy hóa để thành axít Formic làm máu bị axít hóa (bình thường pH máu 7,34 - 7,4), gọi là toan chuyển hóa.

Ngửi mùi cồn công nghiệp có độc hại không
Hình ảnh tổn thương mô não do Methanol trên film cắt lớp.

Nồng độ cao axít Formic làm suy gan, thận, tổn thương dây thần kinh thị giác (đôi dây thần kinh sọ não số 2) và võng mạc mắt, vì thế nếu thoát chết thì thị lực thường suy giảm trầm trọng hoặc mù hoàn toàn, dù nguyên thủy Methanol có độc tính thấp.

Liều độc với người lớn từ 0,12 % - 0,15% (uống 30 - 100ml loại 40%), uống 5 - 10ml đã ngộ độc, ngưỡng 0,05% đã có thể làm mù. Methanol vào máu nhanh hơn Ethanol, nhưng lại đào thải chậm hơn 5 - 7 lần (do oxy hóa chậm) vì thế càng nguy hiểm hơn.

Ngộ độc biểu hiện bằng đau đầu, chóng mặt, giảm trương lực cơ (cơ mềm nhũn) và giảm cơ lực (giảm, mất khả năng xách, mang, vác...); đau bụng, nôn mửa; nhìn mờ, rối loạn phân biệt màu sắc; khó thở, tím tái; co giật hoặc ngủ mê mệt, không đáp ứng các kích thích; hôn mê, giãn đồng tử; rối loạn điện giải; chết sau 6 - 12 giờ hoặc sau vài ngày do toan chuyển hóa gây suy gan, suy thận, nhiễm độc, trụy tim mạch.

Ở các nước nghèo hoặc đang phát triển do rượu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có giá thành cao so với túi tiền của những người thu nhập thấp nên tập quán uống rượu tự nấu, tự pha chế phổ biến.

Ngộ độc Methanol xảy ra nhiều do không thể phân biệt Ethylic và Methylic bởi tính chất lý học rất giống nhau (hầu hết các ca ngộ độc đều uống rượu trắng); mặt khác có những người nấu rượu thương mại chủ động pha thêm Methanol để tăng độ "phê", chính là "bán linh hồn cho quỷ dữ" vì hậu quả do Methylic là chết người hoặc tàn tật nặng.

Kiểm nghiệm "Rượu nếp 29 Hà Nội" làm chết 6 người năm 2014, thấy hàm lượng Methanol gấp 2.000 lần mức cho phép. Nguyễn Duy Vường, Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu 29 Hà Nội khai đã dùng 15.300 lít trong số 18.000 lít cồn mua của một công ty TNHH hoá chất khác qua môi giới của Lưu Thị Thu Hà ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, để pha chế thành "Rượu nếp 29 Hà Nội".

Lô rượu này có Methanol là do "nhầm" cồn công nghiệp với cồn thực phẩm do không kiểm soát quá trình nhập và không kiểm nghiệm cồn trước khi đóng rượu vào chai.

Đây là một vụ điển hình về coi thường mạng sống con người và do hiểu biết tùy tiện về quy trình sản xuất rượu, vì khâu đầu tiên trong quy trình này là phải xác định cồn thực phẩm tiêu chuẩn tức là hàm lượng những chất độc hại như các Aldehyt, Methanol, axít cố định và bay hơi, este, cặn, Bazơ Nitơ bay hơi... phải thấp nhất ở mức cho phép, đặc biệt không có chất Furfural (C5H4O2) - một Aldehyt độc hơn Methanol nhiều lần (phải đăng ký chất lượng cồn với nhà quản lý), sau đó mới pha chế hương liệu, đường Saccarose... theo bí quyết riêng. Cả thế giới đều phải tuân theo quy trình này!?

Không uống rượu không rõ nguồn gốc hoặc không có giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm của cơ quan chức năng là cách tránh Methanol, nhưng điều này quả là khó khăn với những người nghiện rượu mãn tính.