Nguyên nhân khiến galaxy s7 bị nổ

Một phụ nữ tại Ấn Độ đang lên kế hoạch kiện Samsung vì chiếc Galaxy S7 Edge của cô bất ngờ phát nổ ngay cả khi đang không cắm sạc.

Nguyên nhân khiến galaxy s7 bị nổ

Theo trang Wccftech, Seema Agarwal, một phụ nữ sống tại Bangalore, thủ phủ của tiểu bang Karnataka nằm ở miền nam Ấn Độ đang lên kế hoạch kiện Samsung vì cho rằng chiếc Galaxy S7 Edge của cô phát nổ hồi tháng 12 là do lỗi của Samsung.

Seema Agarwal mua Galaxy S7 Edge vào 28/12/2016. Cô khẳng định chỉ sử dụng bộ sạc và cáp USB nguyên bản từ nhà sản xuất và máy cũng chưa hề bị tháo ra để sửa chữa hoặc bảo hành.

Vào khoảng 8h tối một ngày tháng 12/2019, khi Seema Agarwal đang cầm điện thoại và ngồi bên hiên nhà. Lúc đó ngoài trời đang khá nóng nực. Bất ngờ chiếc điện thoại bốc cháy, mặc dù cô không hề sạc.

Kể từ khi xảy ra vụ cháy nổ trên, chủ nhân chiếc Galaxy S7 Edge xấu số khẳng định, cô luôn cảm thấy bất an và đã nghĩ đến việc sẽ không bao giờ sử dụng điện thoại nữa để đảm bảo an toàn.

Ngoài việc nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát, Seema Agarwal cũng đã liên hệ với Samsung để điều tra nguyên nhân. Tuy nhiên sau khi nhận được phản hồi và các thông tin thu thập được, phía Samsung khẳng định chiếc Galaxy S7 Edge bốc cháy là do có tác động từ nguồn lửa hoặc nguồn nhiệt từ bên ngoài.

Nguyên nhân khiến galaxy s7 bị nổ

Lá thư gửi tới Seema Agarwal của Samsung có đoạn ghi: "Sau khi điều tra, chúng tôi phát hiện thấy nguồn gốc của hư hỏng trên không phải do chất lượng sản phẩm của Samsung mà là do một số nguồn nhiệt có thể là lửa/nhiệt độ cao bên ngoài làm hỏng điện thoại và pin".

Nói cách khác, Samsung khẳng định hãng không cần có trách nhiệm trong vụ việc này vì tác động dẫn tới Galaxy S7 Edge cháy nổ đến từ nguyên nhân khách quan.

Về phía Namrata, cô phân bua: "Các nhân viên tại trung tâm dịch vụ của Samsung đã từ chối tin những gì tôi nói và họ phủi mọi trách nhiệm. Họ không có thiện chí lắng nghe chúng tôi. Đúng là máy đã hết hạn bảo hành nhưng tôi rất lo ngại cho sự an toàn của khách hàng và việc chiếc máy phát nổ là không thể chấp nhận được".

Thậm chí Namrata cho biết, cả gia đình cô đều dùng smartphone Samsung và nó khiến cô luôn lo lắng về sự an toàn của cả nhà sau khi xảy ra vụ việc trên.

Điều đáng nói là Galaxy S7 Edge cũng ra mắt cùng năm với Galaxy Note 7, đó là năm 2016. Mặc dù vậy từ khi xảy ra vụ bê bối cháy nổ với dòng Galaxy Note 7, gần như có rất ít hoặc không có vụ cháy nổ nào liên quan đến Galaxy S7 Edge.

Samsung đã mang đến cho Galaxy Note 7 rất nhiều cái ‘nhất’, và có thể một trong số đó chính là lý do giải thích tại sao điện thoại dễ bốc cháy và bị khai tử hôm 11.10 vừa qua.

Ví dụ, Samsung sử dụng hợp kim nhôm cứng cáp nhất 7000 series cho khung phía bên, giúp điện thoại mạnh mẽ và chống xước tốt hơn 1,3 lần so với vật liệu sử dụng trên Galaxy S7.

Hơn nữa, để mang lại đến không gian bề mặt phẳng lớn nhất cho S Pen vẽ vời trên đó, Samsung sử dụng quá trình 3D Thermoforming - nơi kính được chèn vào giữa hai khuôn và nung nóng đến nhiệt độ 800 độ C trước khi được ép thành một hình dạng đối xứng. Đó là lý do giúp Samsung ‘vỗ ngực’ khoe với thế giới rằng Galaxy Note 7 là thiết bị được thiết kế hoàn toàn đối xứng, nơi tấm kính mặt sau có thiết kế cong về khung kim loại, với độ cong tương tự màn hình ở mặt trước.

Nguyên nhân khiến galaxy s7 bị nổ

Galaxy Note 7 là điện thoại có màn hình cong đầu tiên với thiết kế đối xứng với mặt sau

Chính thiết kế đường cong làm cho Note 7 trở nên rất hẹp về bề rộng, thậm chí được so sánh với những sản phẩm có màn hình 5,3 inch. Việc bó hẹp màn hình 5,7 inch có thể là lý do tại sao điện thoại đã bị bốc cháy.

Ở đợt thu hồi đầu tiên, tài liệu rò rỉ từ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc cho thấy rằng gói pin được thực hiện bởi công ty con SDI của riêng Samsung là hơi lớn hơn so với khoang chứa của nó khoảng… một sợi tóc, cùng tấm cách ly quá mỏng khiến cực dương và cực âm quá gần nhau, dẫn đến dễ bị hiện tượng ngắn mạch gây bốc cháy. Họ cũng phát hiện các vấn đề với phần vỏ pin, như dải cách điện được tạo bởi một công ty riêng cũng như lớp phủ điện cực âm.

Nguyên nhân khiến galaxy s7 bị nổ

Thiết kế đối xứng này đã gây ra áp lực nhất định vào pin bên trong Note 7

\n

Trong khi bản thân các vấn đề này có thể không gây cháy, nhưng khi tất cả được đóng gói lại trong Note 7 thì rất nguy hiểm, đặc biệt nếu có lực áp dụng vào tấm cách ly. Theo lý thuyết, thủ phạm tạo ra áp lực chính là những đường cong đối xứng mà Samsung đã thực hiện. Các cạnh cong này hướng áp lực về phía pin, khiến pin chịu một áp lực cao hơn bình thường.

Ở lần thu hồi thứ hai, mặc dù Samsung vẫn giữ kín nguyên nhân nhưng các thông tin rò rỉ cho thấy vấn đề không chỉ  nằm ở pin bị lỗi. Bên cạnh đó, phiên bản mới là pin được sản xuất hoàn toàn bởi ATL, vì vậy nó không có vấn đề với kích thước, tấm cách ly, cách điện cũng như lớp phủ điện cực âm. Chỉ còn lại duy nhất áp lực từ những đường cong đối xứng - vốn là lỗ hổng trong thiết kế đã hằn sâu trong Galaxy Note 7 không thể sửa chữa.

Nguyên nhân khiến galaxy s7 bị nổ

Tia X cho thấy pin do SDI sản xuất có các tấm cách ly đặt quá gần cạnh vỏ

Chính vì vậy, do yếu tố trong thiết kế sản phẩm lỗi, Samsung đã không còn cách nào khác là thu hồi toàn bộ và khai tử Galaxy Note 7.

Dù thế nào đi chăng nữa, những sai sót của Samsung với Galaxy Note 7 được xem là bài học rất hữu ích cho ngành công nghiệp điện tử để tránh những vấn đề tương tự trong tương lai.