Những câu hỏi thường gặp trong Cuộc thi khoa học kĩ thuật

Ngày 27/3, Infonet tiếp tục nhận được đơn kiến nghị của ông N.T.S và N.V.T - phụ huynh của các học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2018 – 2019 khu vực phía Bắc.

Trong kiến nghị này ông N.T.S cho hay: “Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia thì tính sáng tạo - thể hiện sự đóng góp của chính tác giả cho lĩnh vực nghiên cứu là vô cùng quan trọng, chiếm đến 20 điểm trên tổng số 100 điểm.

Nó thể hiện nỗ lực và tri thức của học sinh nhưng tại cuộc thi khoa học lớn nhất toàn quốc dành cho học sinh trung học, tiêu chí này lại bị phớt lờ, không hề được thẩm định, đánh giá chính xác.

Điều này thể hiện qua sự thật không thể chối cãi rằng có đến 5/15 giải Nhất, 10 giải Nhì và 4 giải Ba có giải pháp, kết quả trùng lặp với các sản phẩm, nghiên cứu trước, không hề có sự cải tiến, đột phá riêng [thể hiện rất rõ trên poster].

Sự đóng góp mới của riêng học sinh trong các đề tài này là hoàn toàn không có. Ví dụ: Sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng gối thông minh Dream Pillow trong hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ” là sự sao chép rẻ tiền của những sản phẩm gối thông minh đã có sẵn trên thị trường như ZEEQ Smart Pillow [có khả năng theo dõi, phát hiện và hỗ trợ giấc ngủ - phát nhạc ru, chỉnh nhiệt độ, phát mùi hương giúp người dùng thoải mái, dễ ngủ hơn, theo dõi và điều chỉnh việc ngáy, tạo rung theo nhịp thở thiền 4, 7, 8,…].

Sản phẩm này không chỉ không có đột phá hay thay đổi so với các sản phẩm hiện hành, mà còn kém hơn về chất lượng rất nhiều. Dù vậy, sản phẩm trên vẫn được qua vòng kiểm duyệt đề tài ban đầu, được cấp phép tham gia dự thi, thậm chí đạt giải Nhất lĩnh vực.

Dù trong kiến nghị của phụ huynh học sinh đã nhắc đến nhiều đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với bằng chứng cho sự sao chép, lặp lại các nghiên cứu đã công bố, nhưng Bộ GDĐT lại chỉ thẩm định lại 2 đề tài đạt giải Nhất của lĩnh vực Kĩ thuật cơ khí và 2 giải đề tài đạt giải Nhất của lĩnh vực Xã hội hành vi.

Điều này khiến phụ huynh nghi ngờ rằng công tác thẩm định hồ sơ dự thi và phê duyệt hồ sơ đủ điều kiện dự thi đã được tiến hành một cách thiếu trách nhiệm và không đầy đủ.

Trước đó, khi trả lời báo chí, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết “Hội đồng chấm thẩm định là hoàn toàn độc lập không trùng lặp với ban giám khảo”, tuy nhiên thông tin về Hội đồng này không hề được công khai đã khiến phu huynh cho rằng kể cả quá trình chấm thẩm định cũng “thiếu minh bạch”.

Đó là chưa kểtheo Thông tư số Điều 17 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT, quy trình chấm thi một dự án gồm 2 phần với tổng số điểm là 100: Chấm thi thông qua hồ sơ dự án và đánh giá thông qua gian trưng bày, trả lời phỏng vấn.

Tuy nhiên ở lần thẩm định đề tài này, việc thẩm định lại chỉ đơn thuần dựa vào quyển báo cáo dự án mà các em học sinh đã nộp. Việc chấm thông qua hồ sơ dự án bao gồm chấm Câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu [10 điểm], Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu [15 điểm], Thực hiện kế hoạch nghiên cứu [20 điểm].

Tổng điểm ở phần chấm báo cáo chỉ gồm có 45 điểm. Vậy còn hơn nửa số điểm, Bộ đã thẩm định bằng cách nào? Các tiêu chí đặc biệt quan trọng như Tính sáng tạo, Gian trưng bày [thiết bị, mô hình thực tế, khả năng ứng dụng của sản phẩm, …], Trả lời phỏng vấn [sự hiểu biết của học sinh về vấn đề nghiên cứu, khả năng thuyết trình, khả năng bảo vệ đề tài, …] chiếm đến 55/100 điểm, Bộ và Hội đồng đã đánh giá qua các tiêu chí và phương pháp nào khác?

Hơn nữa, theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thì “việc chấm thi các công trình khoa học kỹ thuật này, ngoài việc chấm kết quả sau cùng, còn chấm cả quá trình nghiên cứu của học sinh. Quá trình chấm có 3 tiêu chí rõ ràng, về mục tiêu, thiết kế, phương án giải quyết vấn đề để thực thi”.

Tuy nhiên, quyển báo cáo cũng chỉ là kết quả dù không phải là cuối cùng, là nơi các em phần nào thể hiện được sản phẩm của mình để BGK thẩm định đề tài. Vậy, chỉ qua quyển báo cáo, Bộ GDĐT đã thẩm định quá trình nghiên cứu của các em học sinh như thế nào?

 Đặc biệt, với các đề tài kỹ thuật, khi không có mô hình hay sản phẩm trưng bày, làm thế nào để Hội đồng thẩm định có thể đánh giá đề tài một cách chính xác? Liệu Bộ đã đánh giá cả một quá trình nghiên cứu nhiều tháng của các em học sinh qua quyển báo cáo như thế nào trong khi trong hồ sơ dự án không hề có nhật ký nghiên cứu hay bản kế hoạch nghiên cứu kèm theo?

Dự án đạt giải nhất lĩnh vực cơ khí

Đó là chưa kể ở lần thi phỏng vấn tại gian hàng, nhiều đề tài không hề thể hiện quá trình, mục tiêu và thiết kế nghiên cứu cũng như quá trình thu thập xử lý dữ liệu của dự án ở poster.

Đáng chú ý nhất chính là 2 đề tài được giải Nhất lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, 2 poster này chỉ bao gồm ảnh các học sinh ở sân trường và các thiết kế cơ khí cơ bản. Hoàn toàn không hề có số liệu minh chứng cũng như không hề có dẫn chứng, cơ sở khoa học rõ ràng nào.

Dường như 2 poster này đang nhấn mạnh tầm quan trọng của “hình ảnh chính chủ” chứ không thể hiện được gì thêm về tính khoa học của dự án. Dù đã có khá nhiều hình ảnh sản phẩm ở trên poster tuy nhiên, các dự án này lại không hề có bằng chứng gì cho khả năng hoạt động và khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tế.

Nếu các đề tài khoa học khác cùng học theo các dự án đạt giải nhất lĩnh vực này thì có thể nào, trong tương lai, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia sẽ trở thành hội chợ trưng bày hình ảnh sản phẩm và bản thân?

Một vấn đề nữa làBộ đã quy định chi tiết những vật không được phép trưng bày tại cuộc thi. Trong đó, nêu rõ rằng phần thưởng, huy chương, danh thiếp, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận [đồ họa hay bằng văn bản], trừ những thứ thuộc dự án do các tác giả tự thiết kế đều không được trưng bày.

Dù trong quy chế đã nêu rõ nhưng có đến hơn 50 đề tài vẫn để logo trường, cờ,... ở trên poster và BTC cũng không hề có động thái xử lý vi phạm.

Một số dự án vi phạm thông tư vẫn được cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu qui định về gian trưng bày

Các dự án trên dù vi phạm quy chế nhưng vẫn được cấp phép tham dự cuộc thi, thậm chí đạt giải cao trong lĩnh vực. Rốt cuộc, quá trình thẩm định, đánh giá đề tài trước khi thi có cẩn thận, chính xác, khách quan và đúng quy định như đã nêu ra bởi chính Bộ GDĐT?  

Là một cuộc thi khoa học tầm cỡ quốc gia tuy nhiên cuộc thi lại vi phạm quá nhiều quy chế do chính Bộ GDĐT đưa ra. Từ việc thẩm định dự án trước khi tổ chức thi đến cả quá trình thẩm định sau khi thi. Vậy rốt cuộc các quy định được nêu ra ở Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT có còn hiệu lực với kỳ thi này nữa hay không?

Infonet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!

Hoàng Thanh

Từ khóa: cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia khu vực phía Bắc chấm thẩm định đề tài khoa học dự án khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thành Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học

Sau khi chấm thi theo từng lĩnh vực, Ban giám khảo chọn một số dự án có kết quả xếp giải cao của các lĩnh vực, tổ chức chấm chung để chọn giải toàn cuộc thi. Ở vòng chung cuộc, thí sinh trình bày dự án, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Với 43 dự án được lựa chọn vào vòng chung cuộc, Ban giám khảo dự kiến công tác chấm thi kết thúc vào trưa mai. Sau khi tổng hợp kết quả sẽ “lộ diện” các dự án đạt giải chung cuộc. Kết quả được giữ bí mật và chỉ được công bố vào chiều ngày 10/3.

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Điều đáng mừng ở cuộc thi năm nay, các dự án được Ban giám khảo chọn vào vòng chung cuộc trải đều phủ khắp các vùng miền. Nếu trước đây, phần lớn các dự án lọt vào vòng chung cuộc đến từ các trường THPT chuyên hoặc các trường có điều kiện thuận lợi thì năm nay ngay cả các vùng khó cũng có nhiều dự án được lựa chọn vào. Qua đây cho thấy, việc nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông không chỉ giới hạn ở các trường thuận lợi mà niềm đam mê cũng đã thúc đẩy các trường khó nỗ lực tham gia.

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận diễn biến về công tác chấm thi vòng chung cuộc:


Thí sinh cần nhớ số thứ tự để khi có "lệnh" của Ban tổ chức là lập tức vào dự thi.


Khi vào dự thi, thí sinh bắt tay ngay vào việc trình bày dự án của mình trước Hội đồng giám khảo là các nhà khoa học đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu


Hội đồng giám khảo chăm chú lắng nghe phần thuyết trình của thí sinh


Sau khi lắng nghe thuyết trình, các giám khảo liên quan đến lĩnh vực thí sinh trình
bày đặt các câu hỏi phản biện

Các câu hỏi phản biện đi thẳng vào vấn đề nhưng không quá rộng để thí sinh có thể trả lời được

Đối diện với các câu hỏi của các chuyên gia đầu ngành nhưng thí sinh vẫn tự tin trả lời mạch lạc [trong ảnh là nhóm thí sinh đến từ tỉnh Lào Cai]

Vòng thi chung cuộc còn thu hút hai vị khách đặc biệt đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Ukraine

Vì là cuộc thi mở nên không hạn chế khách tham quan, các chuyên gia... cùng ngồi xem chấm vòng chung cuộc

Thậm chí được truyền trực tiếp ra ngoài để ai có nhu cầu đều có thể theo dõi

Mặc dù đã dự thi xong nhưng thí sinh chưa thể biết kết quả của mình. Dự án được lựa chọn trao giải chỉ được công bố vào chiều mai 10/3.

Video liên quan

Chủ Đề