Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì đeo bao lâu thì được tháo là thắc mắc của không ít người đang trong thời gian niềng răng. Bởi quá quá trình này có yếu tố tác động đến kết quả niềng răng sau cùng của bệnh nhân. Vậy cần đeo hàm duy trì đến khi nào để có được hiệu quả sau cùng.

1. Hàm duy trì đeo bao lâu thì được tháo?

Theo các nha sĩ chuyên khoa, việc đeo hàm duy trì bao lâu còn tùy thuộc bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng răng thực tế của mỗi người.

Thông thường khi vừa tháo niềng răng, cơ và răng hàm chưa kịp thích nghi với việc tự nhai thức ăn nên bắt buộc phải đeo khí cụ để hỗ trợ. Bệnh nhân cần đeo liên tục ít nhất 12h /1 ngày trong suốt 1 tháng.

Kết thúc 30 ngày, thời gian đeo sẽ được cách quãng, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ 1 ngày. Sau đó, dựa vào trạng thái sức khỏe hiện tại của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì bao lâu, cụ thể:

Với trẻ nhỏ: sau khi răng đã vào khuôn đều đặn, bác sĩ chỉ định đeo khí cụ đến tuổi trưởng thành để có kết quả tốt nhất. Đồng thời tránh các rủi ro trong sinh hoạt khiến răng xê dịch về vị trí trước khi niềng.

Với người lớn:

– Nếu tình trạng răng không khỏe, di chuyển hoặc xô lệch nhiều, có thể phải đeo khí cụ từ 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí có những trường hợp xương hàm yếu thì quá trình này sẽ kéo dài lâu hơn.

– Khi răng đều, xương hàm về cơ bản ổn định thì thời gian đeo hàm duy trì được giảm xuống còn từ 1- 3 tháng. Thời điểm hàm đã hồi phục hoàn toàn thì bệnh nhân sẽ kết thúc việc đeo khí cụ này.

Trên đây là thời gian chuẩn để đánh giá hàm duy trì đeo bao lâu thì được tháo, cũng như yếu tố cần thiết để có được hàm răng chắc khỏe lâu dài.

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu

Cần sử dụng hàm duy trì ít nhất một tháng

2. Giải đáp lý do vì sao phải đeo hàm duy trì

Hàm duy trì được hiểu đơn giản là những khí cụ giữ cho răng ổn định và có thể thích nghi tốt sau khi tháo niềng. Tuy nhiên nhiều người lại lơ là quá trình này mà không biết rằng đây là bước cực kỳ quan trọng, quyết định sự bền đẹp lâu dài của hàm răng.

Dựa vào những tác dụng của hàm duy trì dưới đây sẽ giúp biết lý do tại sao phải dùng loại khí cụ này:

2.1 Là bước “chốt sổ” cả quá trình chỉnh nha

Nếu chỉnh nha cần thời gian để răng vào khuôn hoàn chỉnh, thì việc đeo hàm duy trì sẽ giúp hiệu quả được bền lâu.

Bởi vì ngay sau khi tháo bộ niềng, cả răng và cơ hàm vẫn còn khá nhạy cảm. Nếu có sự tác động mạnh từ hoạt động ăn uống sẽ khiến răng đau nhức và khó có thể phối hợp với nhau 1 cách nhịp nhàng nhất.

Vậy nên, dù tình trạng răng của đã ổn định hay chưa thì việc đeo khí cụ là rất cần thiết cho việc hồi phục và định hình của cả hàm răng.

2.2 Giúp răng ở vị trí cố định

Ở thời gian mới tháo niềng, răng có xu hướng “tìm về ký ức” ban đầu, nên sẽ dễ xô lệch như khi chưa chỉnh nha.

Thêm vào đó, răng và hàm đã từng chịu lực xiết lớn khi niềng nên vẫn còn nhạy cảm, yếu hơn bình thường và rất cần sự hỗ trợ từ các khí cụ.

Thế nên, ở thời điểm này hàm duy trì giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp răng giữ đúng vị trí cố định sau quá trình niềng.

Nhờ vậy mà tránh được tình trạng răng bị xô lệch cũng như di chuyển sai vị trí, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng.

2.3 Hàm răng vào khuôn, chắc khỏe lâu dài

Đối với ai không đeo khí cụ hoặc có đeo nhưng chưa đáp ứng đúng thời gian mà bác sĩ yêu cầu, chắc chắn kết quả niềng sẽ bị ảnh hưởng như xô, lệch hàm.

Ngược lại với những bệnh nhân nghiêm chỉnh chấp hành, răng có đủ thời gian để làm quen với áp lực từ hoạt động nhai. Từ đó, răng trở nên chắc khỏe, sẽ nhanh chóng được sở hữu hàm răng đều và đẹp lâu dài .

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu

Sử dụng hàm duy trì cho răng chắc khoẻ

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu

3. Điều cần thiết để nhanh chóng “tạm biệt” hàm duy trì

Khi đã có đáp án cho câu hỏi “Hàm duy trì đeo bao lâu thì được tháo”, cần:

3.1 Thường xuyên vệ sinh răng miệng

Vệ sinh thường xuyên và sử dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng hợp lý,là cách mang đến 1 sức khỏe răng miệng tốt nhất cho. Điều cần làm là luôn giữ thói quen vệ sinh khoang miệng bằng bàn chải chuyên dụng, sử dụng chỉ tơ nha khoa vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ.

Sau mỗi bữa ăn, cũng nên súc miệng để thức ăn không bị mắc tại răng và khí cụ. Như vậy vi khuẩn có thể dễ dàng bám dính làm gia tăng nguy cơ các bệnh về răng miệng.

3.2 Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc hàm răng, ngay cả khi đã ở “chặng cuối” của quá trình niềng răng cũng không nên lơ là. Các nha sĩ luôn khuyên rằng, cần ăn những loại thực phẩm mềm, nhẹ. Đồng thời, để bảo đảm răng không phải chịu áp lực quá lớn nên tránh các món ăn cứng, giòn như xương, sụn, đá lạnh,…

3.3 Bảo quản hàm duy trì sạch sẽ

Trong lúc ăn uống không tránh khỏi đồ ăn bị mắc vào hàm duy trì, do đó cần rửa qua với nước lạnh và làm sạch các cặn bẩn, mẩu thức ăn dính vào loại khí cụ này.

Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm sẽ mang lại kết quả tốt nhất trước khi đeo lại. Đồng thời khi không dùng hàm duy trì nên bảo quản trong khay hộp chuyên dụng vừa ngăn chặn vi khuẩn, vừa tránh làm rơi vỡ hoặc thất lạc

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu

Làm sạch hàm duy trì

3.4 Thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ

Thời gian sau niềng, nên đi thăm khám định kỳ để bác sĩ đo lường độ vào khuôn của cả hàm. Nếu có bất kỳ phát sinh nào, bác sĩ cũng sẽ kịp thời đưa ra giải pháp điều trị để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Đồng thời nghiêm túc chấp hành các chỉ định mà bác sĩ đưa ra, có như vậy mới đảm bảo tháo hàm duy trì theo đúng lịch trình trước đó.