Nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả

1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt (hoặc thuộc tính) trong một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự biến đổi nhất định. Ví dụ: Lao động và vai trò của lao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ và ý thức của con người. Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.
Kết quả chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của những mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau. Hoặc nói một cách khác, kết quả là những biến đổi do sự tác động của các yếu tố thuộc nguyên nhân. Ví dụ: Cách mạng vô sản là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản.

2. Đặc điểm và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Triết học duy vật biện chứng, cho rằng trong sự tồn tại vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, đều có mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả, mang tính khách quan, tất yếu và tính phổ biến.
+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Tuy nhiên, không phải sự tiếp nối nào theo thời gian cũng là mối liên hệ nhân quả. Cần phân biệt tính nhân quả với sự tiếp nối về thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả còn có quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
+ Tùy theo những điều kiện và hoàn cảnh khách quan nhất định, mà một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả hoặc ngược lại.
+ Phân biệt sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả mang tính tương đối.
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò độc lập đối với nguyên nhân, trái lại, nó tác động trở lại nguyên nhân theo những hướng khác nhau.
+ Các hình thức của mối quan hệ nhân quả, mang tính đa dạng và phong phú. Về cơ bản nó được thể hiện: Nguyên nhân chủ yếu - thứ yếu, bên trong - bên ngoài, khách quan - chủ quan v.v...
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Cần phải phân biệt các loại nguyên nhân và những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể của nó, cũng như phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.
Muốn xóa bỏ một sự vật, hiện tượng và một kết quả nào đó, thì cần loại bỏ các nguyên nhân sinh ra nó(thông qua qui luật khách quan vốn có của nó). Ngược lại, muốn làm xuất hiện một sự vật, hiện tượng và một kết quả nào đó, thì phải phát hiện nguyên nhân, tạo điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát huy được tác dụng. Phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về mối quan hệ nhân quả.

Nguyên nhân, kết quả là gì? Tìm hiểu về mối liên hệ biện chứng của cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả.

Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất, chính là khâu quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố quan trọng của mối liên hệ phổ biến.

Mục lục

  • Khái niệm nguyên nhân và kết quả
  • Đặc điểm và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
  • Ý nghĩa phương pháp luận

Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố… trong sự vật, hiện tượng hay giữa sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.

Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt, các yếu tố … trong một sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

Ví dụ 1: Lao động và vai trò của lao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ và ý thức của con người.

Ví dụ 2: Cách mạng vô sản là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản.

Ví dụ 3: Sự tự quay xung quanh mình và quay xung quanh mặt trời của trái đất là nguyên nhân dẫn đến kết quả có ngày, đêm, bốn mùa.

Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện: Nguyên cớ là khái niệm dùng để chỉ những gì xảy ra trước kết quả, không sinh ra kết quả, có liên quan không bản chất với kết quả và nằm ngoài sự vật, hiện tượng. Điều kiện là khái niệm dùng để chỉ sự tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân, không tham gia vào kết quả, nhưng để có kết quả thì không thể thiếu nó.

Mối quan hệ nhân – quả là khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng. Nó tồn tại không lệ thuộc vào ý muốn của con người. Nhân – quả là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng vì thế nó cũng không thể đồng nhất với khả năng tiên đoán. Ngược lại, Chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng nó bị lực lượng siêu nhiên, hoặc ý thức của con người quyết định (Công giáo, Hium).

Mối quan hệ nhân – quả là phổ biến trong tồn tại của sự vật, hiện tượng và thế giới (nguyên tắc quyết định luận). Chủ nghĩa duy tâm hiện đang phủ nhận nguyên tắc này và thay thế vào đó nguyên tắc vô định luận, cho rằng có hiện tượng không có nguyên nhân. Đây là vấn đề đang được tranh luận sôi nổi trong các hiện tượng vi mô.

Mối quan hệ nhân – quả là một tất yếu. Tức có những kết quả muốn ra đời phải có những điều kiện nhất định (hoàn cảnh). Nhưng trong những hoàn cảnh nhất định, với một nguyên nhân nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định. Chẳng hạn vật trong chân không luôn rơi với gia tốc 9,8 m/s2. Nước ở áp suất 1 átmốtphe luôn sôi ở nhiệt độ 100oC v.v. Tính tất yếu của quan hệ nhân – quả cần được hiểu: Nếu nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do nguyên nhân gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

Đặc điểm và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Triết học duy vật biện chứng, cho rằng trong sự tồn tại vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, đều có mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả, mang tính khách quan, tất yếu và tính phổ biến.

Phê phán quan niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhận quả, Ph.Ăngghen nhấn mạnh “Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”. Trên thực tế, con người không chỉ quan sát thấy hiện tượng này sau hiện tượng kia, mà còn có thể tự mình gây ra hiện tượng, quá trình nhất định trong thực nghiệm khoa học, giống như hiện tượng, quá trình ấy xảy ra trong tự nhiên. Từ quan niệm cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định, trong đó có cả những nguyên nhân chưa được nhận thức, phép biện chứng duy vật rút ra nguyên tắc quyết định luận hết sức quan trọng của nhận thức khoa học. Từ quan niệm kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho rằng, một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định; bởi vậy, nếu các nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu, thì các kết quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.

Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc, tình tại. Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ, chuyển hóa cho nhau. Cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ở thời điểm, trong mối quan hệ khác lại là kết quả; nguyên nhân “cháy hết mình” trong kết quả và kết quả “tắt đi” trong nguyên nhân; nguyên nhân đốt cháy mình sinh ra kết quả, kết quả tắt đi sinh ra nguyên nhân (Hêghen). Nhưng nếu bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng cố nguyên nhân của nó thì cũng không có nghĩa là mỗi sự vật, hiện tượng chỉ do một nguyên nhân sinh ra. Trên thực tế, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, do vậy sự phân loại nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài… đối với một kết quả vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Nguyên nhân luôn là cái có trước kết quả, sản sinh ra trước kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Nhưng mối quan hệ nhân – quả phải bao gồm đồng thời cả hai quan hệ thứ tự và sản sinh. Mối quan hệ liên tục về thời gian mà thiếu quan hệ sản sinh như ngày – đêm và bốn mùa không là quan hệ nhân- quả. S = Π.R2 là công thức tính diện tích hình tròn nhưng giữa S và R không là quan hệ nhân – quả.

Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc hoàn cảnh, cũng như một kết quả có thể được gây nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các nguyên nhân tác động lên sự vật, hiện tượng theo cùng một hướng chúng sẽ cùng gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân tác động lên sự vật, hiện tượng theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu lẫn nhau, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau.

Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân chia nguyên nhân thành các loại sau:

+ Nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân mà thiếu nó thì không thể xảy ra kết quả.

+ Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân mà sự có mặt của nó chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của sự vật, hiện tượng.

+ Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố  của cùng một sự vật, hiện tượng gây ra những biến đổi nhất định. Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những sự vật, hiện tượng khác nhau gây nên những biến đổi thích hợp trong những sự vật, hiện tượng ấy. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy tác dụng của mình thông qua những nguyên nhân bên trong.

+ Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý thức của con người.

+ Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức của con người. Nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân – quả khách quan thì sẽ đẩy nhanh sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng và thế giới. Ngược lại, nếu hoạt động của con người không phù hợp với nguyên nhân khách quan thì nó kìm hãm sự biến đổi ấy.

– Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với nguyên nhân. Chẳng hạn, khi nhấn một khối gỗ vào một chậu nước đầy sẽ làm cho nước trong chậu tràn ra. Đến lượt nó, chính do nước tràn ra ngoài mà lực đẩy của nó đối với khối gỗ bị giảm đi.

– Trong chuỗi vô tận của thế giới vật chất, không có nguyên nhân nào được xem là nguyên nhân đầu tiên, cũng như không có kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, nguyên nhân và kết quả là những khái niệm có ý nghĩa tương đối. Nó đúng khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nói chung một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác có thể là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong những mối quan hệ xác định, cụ thể.

Ý nghĩa phương pháp luận

Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong của nó. Mối quan hệ nhân – quả là khách quan nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong chính thế giới sự vật, hiện tượng chứ không thể tìm ở ngoài nó.

Phải tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ đã xảy ra trước sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng.

Cần phải biết phân loại các loại nguyên nhân, phân tích tỷ mỷ và thận trọng từng nguyên nhân để có biện pháp xử lý đúng đắn. Khi muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Muốn cho sự vật, hiện tượng xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân và các điều kiện để nguyên nhân sinh ra nó phát huy tác dụng. Khi sử dụng nguyên nhân tác động cho sự vật, hiện tượng xuất hiện cần tập trung trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

Trong lĩnh vực xã hội, khi muốn đẩy nhanh (kìm hãm hoặc loại trừ) sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó cần phải làm cho nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (lệch hoặc ngược chiều) với sự vận động của mối quan hệ nhân – quả khách quan.

Kết quả không tồn tại một cách thụ động trước nguyên nhân, cần phải biết khai thác vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.