Nước luộc thịt có màu hồng

Thời gian gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin từ phía những người dân ở các khu  vực : Đống Đa, Hà Đông, Tân Tây Đô, Thanh Trì, Hoài Đức-Hà Nội phản ánh về hiện tượng thịt luộc  bị đỏ, hồng. Để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng trên, phòng chuyên gia nước của công ty Enterbuy Việt Nam đã trực tiếp đến các khu vực trên để tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu nước.

Kết quả phân tích cho thấy các mẫu nước đều bị nhiễm amoni hoặc nitrit với hàm lượng cao gấp 3- 8 lần so với quy chuẩn cho phép dành cho nước ăn uống và sinh hoạt.

Để một lần nữa kiểm chứng lại việc thịt luộc đỏ là do Amoni và Nitrit thì phòng chuyên gia nước đã hành một thí nghiệm. Thí nghiệm luộc  cùng một loại thịt với 3 mẫu nước khác nhau : Nước máy  đạt chuẩn, nước máy nhiễm amoni với hàm lượng 20,8 mg/ l, nước máy nhiễm Nitrit với hàm lượng 21 mg/l

Nước luộc thịt có màu hồng

Nước luộc thịt có màu hồng
Nước luộc thịt có màu hồng

Tiến hành luộc 3 miếng thịt với 3 nồi song song cùng một lúc. Thực hiện luộc trong cùng điều kiện về thời gian, nhiệt độ, áp suất, lượng nước cho vào( 500ml).
Sau khi luộc 15 phút, cùng lấy 3 miếng thịt ra quan sát sự khác biệt về màu sắc.

Nước luộc thịt có màu hồng
Nước luộc thịt có màu hồng

Với miếng thịt ở ngoài cùng( bên phải) luộc từ nước máy đạt tiêu chuẩn: Thịt có màu trắng hoàn toàn bình thường. Với miếng thịt ở giữa luộc từ mẫu nước nhiễm amoni với hàm lượng 20,8 mg/l: thịt có màu hồng nhạt. Với miếng thịt ngoài cùng ( bên trái ) luộc từ nước nhiễm Nitrit với hàm lượng 21 mg/l : Thịt có màu hồng đậm nhất.

Từ kết quả thu được chúng tôi đã có thể giải mã hiện tượng thịt luộc bị đỏ là do trong nước có chứa amoni hoặc Nitrit với hàm lượng khá cao.

Nước luộc thịt có màu hồng

Kết quả thu được chúng tôi đã có thể giải mã hiện tượng thịt luộc bị đỏ

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu Nitrit có khả năng làm ức chế hay làm cho hồng cầu không chuyển hóa , vì vậy khi luộc thịt với nước nhiễm nitrit, hồng cầu trong thịt không bị chuyển hóa nên thịt vẫn còn màu hồng như thịt sống.
Với amoni, bản thân nó không có khả năng ức chế sự chuyển hóa của hồng cầu. Tuy nhiên, khi bị đun nấu nó sẽ chuyển hóa thành Nitrit vì vậy mà luộc thịt bằng nước nhiễm amoni thì thịt  cũng  có màu hồng.

VIDEO THÍ NGHIỆM CỦA PHÒNG CHUYÊN GIA NƯỚC – Giải mã hiện tượng thịt luộc bị đỏ

Vì sao cần phải loại bỏ Amoni và Nitrit  ra khỏi nước

Hiện tượng thịt luộc bị đỏ là do Nitrit, vậy Nitrit có tác hại gì? Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi). Chất sau này không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở oxy như hemoglobin.Vì vậy khi cơ thể bị nhiễm Nitrit sẽ sinh ra các bệnh về đường hô hấp và  biểu hiện như khó thở, ngột ngạt, choáng váng, mệt mỏi. Khi bị nhiễm độc với hàm lượng cao nó có thể gây tử vong.

Nước luộc thịt có màu hồng
Xem ngay tác hại nghiêm trọng của Nitrit tới sức khỏe con người

Ngoài ra, NO2–  trong cơ thể dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamine hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Với Amoni thì bản thân nó không độc hại, tuy nhiên khi vào cơ thể nó lại chuyển hóa thành Nitrit, gây độc cho cơ thể

Vì vậy mà cả Amoni và Nitrit đề cần được loại bỏ ra khỏi nước để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.

Các hàm lượng hóa học trong nước nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần thì máy lọc nước cũng không thể xử lý triệt để được.Vì vậy hãy liên hệ với Phòng Chuyên gia nước Enterbuy để được tư vấn giải pháp xử lý phù hợp, bảo vệ chính sức khỏe bạn và gia đình

Xôn xao thông tin thịt luộc chín vẫn có màu hồng là do nguồn nước bẩn

Mới đây, một tài khoản trên mạng xã hội Tiktok đã chia sẻ hiện tượng thịt luộc trong thời gian dài vẫn có màu hồng và cho rằng nguyên nhân là do nước nhiễm amoni hoặc nitrit quá cao, khiến hồng cầu trong thịt không được chuyển hóa và vẫn có màu hồng như thịt sống.

Nước luộc thịt có màu hồng

Chủ tài khoản này giải thích rằng, nitrit khi đi vào cơ thể kết hợp với các axit amin trong đường ruột chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ra bệnh UT trên chuột. Vì vậy, nguồn nước này rất nguy hiểm.

Đoạn clip ngắn thu hút được hơn 16.000 lươt quan tâm và hàng trăm bình luận, chia sẻ. Vấn đề này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về nguồn nước mình đang sử dụng có dảm bảo vệ sinh, có chứa chất gây bệnh hay không.

Chuyên gia lý giải hiện tượng thịt luộc chín vẫn có màu hồng

Theo Nhịp sống Việt, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định không có chuyện do luộc trong nước bị nhiễm amoni hay nitrit cao khiến thịt luộc chín vẫn có màu hồng.

Nước luộc thịt có màu hồng

Chuyên gia giải thích: Thịt ở đây chúng ta đáng nói đến là thịt nạc. Trong thịt nạc sẽ có các globin. Trong quá trình luộc thịt, globin bị biến tính và biến thành dạng máu có màu đen. Nếu bạn thả miếng thịt sống vào nồi nước nóng, miếng thịt sẽ chuyển dịch từ lạnh sang nóng đột ngột, hơi nóngdi chuyểnvào bên trong giúp miếng thịt chín. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cùng với sự tác động oxy khiến cho miếng thịt có màu hồng, nhìn giống như thịt chưa chín dù đã luộc rất lâu.

Muốn không gặp hiện tượng này, chuyên gia khuyên bạn chỉ cần thả thịt vào khi nước ở nhiệt độ thấp, tốt nhất là trước khi đặt nồi lên bếp. Lúc này thịt sẽ nóng từ từ và chín đều.

Nước luộc thịt có màu hồng

Làm cách nào để nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm?

Thông thường, nước có màu vàng là do sắt gây ra. Nước bẩn có nhiễm sắt thường có cả amoni nhưng không phải lúc nào cũng thế.

Muốn biết được nồng độ amoni và nitrit trong nước phải xét nghiệm mới xác định được.

Nếu cảm thấy nghi ngờ về nguồn nước mà mình đang dùng, người dân nên sớm đưa mẫu nước sinh hoạt đi xét nghiệm để biết chính xác nồng độ các chất trong nước từ đó đưa ra phương án xử lý và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Theo Thanh Huyền/ Khoevadep